Golden cross và death cross là những tín hiệu chính mà các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng để xác định xem một tài sản đang có xu hướng tăng hay giảm không.
Đường trung bình động là gì?
Đường trung bình động (MA) là một chỉ báo chứng khoán thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật giúp tạo ra mức giá trung bình được cập nhật liên tục.
Hiểu rõ về MA là rất quan trọng để nắm bắt được golden cross và death cross. Nói chung, MA được tính toán để xác định xu hướng của tài sản hoặc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự.
Định nghĩa một cách đơn giản, MA là chỉ báo kỹ thuật đề cập đến giá trung bình của tài sản cụ thể trong khoảng thời gian xác định. Các đường MA cho biết liệu tài sản đang có xu hướng tăng (tích cực) hay chuyển động theo hướng giảm (tiêu cực).
MA cung cấp các tín hiệu hữu ích khi giao dịch tiền điện tử trong thời gian thực. Chúng cũng có thể được điều chỉnh theo các khoảng thời gian khác nhau, chẳng hạn như 10, 20, 50, 100 hoặc 200 ngày. Những giai đoạn này làm nổi bật xu hướng thị trường, giúp chúng ta dễ dàng xác định hướng di chuyển.
Các trader phân tích dựa trên nhiều loại MA khác nhau. Đầu tiên là đường trung bình động đơn giản (SMA). SMA được tính bằng cách lấy giá trung bình của tài sản trong một thời kỳ nhất định chia cho tổng số thời kỳ.
Ví dụ, một trader muốn tính toán SMA cho Bitcoin bằng giá đóng (P) trong 5 ngày qua, công thức như sau:
SMA = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5) / 5.
Sử dụng giá đóng thực tế của BTC trong khoảng thời gian ngày 8-12/9/2022 thu được SMA trong 5 ngày này là:
SMA = (19.329 + 21.381 + 21.680 + 21.769 + 22.370) / 5 = 21.306 đô la.
Một loại khác là đường trung bình động trọng số, chỉ định nhiều trọng số hơn cho các mức giá gần đây. Theo đó, giá trị phản ánh nhiều hơn những thay đổi trên thị trường. Mặt khác, đường trung bình động hàm mũ (EMA) mặc dù quy ra nhiều giá trị hơn cho các mức giá gần đây, nhưng không nhất quán tốc độ giảm giữa một mức cụ thể và giá trước đó.
Còn được gọi là “chỉ báo trễ”, đường trung bình động dựa trên giá lịch sử. Các trader sử dụng MA làm tín hiệu để mua và bán tài sản, với MA 50 ngày và 200 ngày được trader theo dõi sát sao nhất.
Golden cross là gì?
Golden cross xảy ra khi đường MA ngắn hạn và MA chính, dài hạn giao nhau theo hướng tăng. Golden cross báo hiệu giá tăng và thị trường đi lên.
Đường MA ngắn hạn đi lên nhanh hơn nhiều so với MA dài hạn cho đến khi các điều kiện thị trường thúc đẩy chúng cắt nhau. Về mặt SMA, golden cross xảy ra khi đường SMA 50 ngày vượt trên SMA 200 ngày, cho thấy xu hướng tăng rõ ràng.
Ví dụ về golden cross | Nguồn: Tradingview
Mô hình golden cross thường có 3 giai đoạn. Khi lượng bán cạn kiệt, nó thường đánh dấu kết thúc xu hướng giảm và do đó bắt đầu golden cross. Giai đoạn tiếp theo là khi đường MA ngắn hạn cắt qua đường MA dài hạn. Điều này nhanh chóng dẫn đến giai đoạn cuối cùng, được đánh dấu bởi xu hướng tăng tiếp tục, thường dẫn đến giá cao hơn.
Không có hai golden cross nào giống hệt nhau, nhưng 3 giai đoạn này thường là những sự kiện rõ rệt đánh dấu sự xuất hiện của golden cross.
Trong giai đoạn đầu, người mua đang kiểm soát xu hướng giảm. Đường MA 50 ngày suy yếu ngắn hạn báo hiệu bắt đầu golden cross. Điều này là do sức mạnh phát sinh từ việc người mua tiếp quản quyền kiểm soát ngay khi người bán ngắn hạn cạn kiệt.
Lúc này, giai đoạn đi ngang xảy ra trên biểu đồ, với việc người mua đẩy giá cao hơn khi họ cố gắng giành quyền kiểm soát. Động lực dần dần đẩy MA 50 ngày qua MA 200 ngày, tại thời điểm đó hai giai đoạn giao nhau. Khi MA 50 ngày vượt qua MA 200 ngày, các trader thường cảnh giác cao độ để xác định xem xu hướng tăng đang xảy ra hay chỉ là báo động giả.
Giai đoạn cuối cùng xảy ra khi MA 50 ngày tiếp tục hướng lên, cho thấy động lực của nó. Điều này cũng thường dẫn đến tình trạng quá mua, mặc dù chỉ trong thời gian ngắn.
Death cross là gì?
Theo Tạp chí Bitcoin đã đưa tin trước đây, death cross là điểm xảy ra giao cắt xuống giữa đường trung bình động (MA) ngắn hạn và đường trung bình động(MA) dài hạn hoặc giao cắt xuống một mức hỗ trợ nào đó trên biểu đồ giá của một sản phẩm tài chính. Thông thường, các đường trung bình động phổ biến nhất được sử dụng là đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày.
So với golden cross, death cross liên quan đến giao cắt MA giảm. Điều này đánh dấu suy thoái thị trường rõ rệt và thường xảy ra khi đường MA ngắn hạn hướng xuống, cắt qua đường MA dài hạn.
Nói một cách đơn giản, death cross hoàn toàn ngược lại với golden cross. Death cross thường được đọc là một tín hiệu giảm giá. Đường MA 50 ngày thường cắt dưới MA 200 ngày, báo hiệu xu hướng giảm.
Có 3 giai đoạn xảy ra với death cross. Đầu tiên là xu hướng tăng khi MA ngắn hạn vẫn nằm trên MA dài hạn. Giai đoạn thứ hai được đặc trưng bởi động thái đảo chiều, trong đó MA ngắn hạn cắt dưới MA dài hạn. Tiếp theo là bắt đầu xu hướng giảm khi MA ngắn hạn tiếp tục đi xuống, nằm dưới đường MA dài hạn.
Ví dụ về death cross | Nguồn: Tradingview
Giống như golden cross, không có hai death cross nào giống nhau, nhưng có các chỉ số cụ thể báo hiệu sự xuất hiện của chúng. Giai đoạn đầu tiên của death cross thường xảy ra với một tài sản đang trong xu hướng tăng. Tiếp theo là đường MA 50 ngày suy yếu, là dấu hiệu đầu tiên cho thấy xu hướng giảm giá có thể đang đến gần. Khi giá bắt đầu giảm sau khi đạt đỉnh, đường MA ngắn hạn sẽ phân tách khỏi đường MA dài hạn.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi đường MA 50 ngày cắt xuống dưới MA 200 ngày. Đây là điểm mấu chốt, vì nó báo hiệu tài sản đang đi vào xu hướng giảm. Phân kỳ giữa hai đường MA trở nên rõ ràng hơn khi giá tiếp tục hướng về phía nam. Death cross bắt đầu hình thành rõ ràng hơn nhiều trong giai đoạn này.
Giai đoạn cuối cùng là MA 50 ngày tiếp tục theo xu hướng giảm, nằm dưới MA 200 ngày. Điều này báo hiệu xu hướng giảm đang thực sự diễn ra. Death cross thường dẫn đến áp lực bán thêm khi các trader thanh lý vị thế của họ với dự đoán giá tiếp tục giảm.
Tuy nhiên, nếu xu hướng giảm không kéo dài, nó chỉ là động lực ngắn hạn và giá sẽ phục hồi nhanh chóng. Trong trường hợp đó, death cross được coi là một tín hiệu sai.
Khác biệt giữa golden cross và death cross
Điểm khác biệt chính giữa hai loại giao cắt trên là golden cross báo hiệu xu hướng tăng trong khi death cross chỉ ra xu hướng giảm.
Như đã đề cập, cả hai về cơ bản ngược nhau, cả ở cách chúng xuất hiện trên biểu đồ và những gì chúng báo hiệu. Vì MA là các chỉ báo trễ nên cả hai giao cắt chỉ để xác nhận đảo ngược xu hướng, chứ không mang tính dự đoán. Do đó, nên sử dụng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để hiểu rõ hơn về điều kiện thị trường.
Golden cross và death cross thường được xác nhận bởi khối lượng giao dịch cao. Các chỉ báo kỹ thuật khác mà nhà phân tích có thể xem xét là phân kỳ hội tụ đường trung bình động (MACD) và chỉ số sức mạnh tương đối (RSI).
Death cross thường báo hiệu khởi đầu thị trường gấu dài hạn, không chỉ trong tiền điện tử mà còn trên các thị trường chứng khoán nói chung. Death cross báo trước sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trong quá khứ, chẳng hạn như sụp đổ thị trường chứng khoán Black Monday năm 1929 và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tuy vậy, death cross cũng có thể chỉ ra các tín hiệu sai và không chính xác 100%. Ví dụ, đã có những trường hợp thị trường phục hồi sau death cross.
Mặt khác, golden cross báo hiệu sự xuất hiện của thị trường bò dài hạn. Tuy nhiên, bất chấp khả năng dự đoán các đợt tăng giá lớn trước đây, golden cross cũng có thể tạo ra các tín hiệu sai.
Bảng dưới đây sẽ tóm tắt những điểm khác biệt chính giữa golden cross và death cross:
Golden cross | Death cross | |
Báo hiệu | Xu hướng tăng | Xu hướng giảm |
Ngụ ý kinh tế tiềm năng | Thị trường bò dài hạn
Sắp xảy ra bullrun |
Thị trường gấu dài hạn
Kinh tế hỗn loạn |
Dấu hiệu | MA 50 ngày cắt trên MA 200 ngày | MA 50 ngày cắt dưới MA 200 ngày |
Hành vi thường gặp của các trader | Mua | Bán |
Trader có thể sử dụng golden cross và death cross trong chiến lược giao dịch như thế nào?
Các trader thường mua trong thời kỳ golden cross và bán trong thời kỳ death cross.
Các trader khác nhau sẽ có các cách tiếp cận khác nhau đối với các tín hiệu giao cắt. Một số thường đợi giao cắt được xác nhận trước khi tham gia hoặc thoát khỏi giao dịch. Những người khác có thể xem chúng là tín hiệu xác nhận kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác.
Tuy nhiên, nói chung, golden cross và death cross có thể được sử dụng như các tín hiệu đảo ngược xu hướng. Nếu trader thấy golden cross đang hình thành, họ có thể mua vào với dự đoán giá tăng. Tương tự, nếu nhận thấy death cross, họ có thể bán tài sản với dự đoán giá giảm.
Tất nhiên, điều quan trọng là luôn phải thận trọng khi giao dịch dựa trên các tín hiệu giao cắt, vì chạy theo chúng một cách mù quáng có thể dẫn đến thua lỗ. Như đã đề cập, vẫn có trường hợp báo hiệu sai nên phải xác nhận mọi tín hiệu giao cắt với các chỉ báo kỹ thuật khác trước khi hành động.
Các trader dày dạn kinh nghiệm thường quan sát toàn cảnh và xem xét nhiều chỉ báo. Ví dụ, golden cross có thể xảy ra vào khung thời gian hàng giờ, nhưng thu nhỏ để xem khung thời gian hàng ngày hoặc hàng tuần có thể cho thấy death cross thực sự đang diễn ra.
Khối lượng giao dịch cũng là điều cần chú ý khi giao dịch dựa trên các tín hiệu giao cắt, vì khối lượng tăng đột biến rất có thể xác nhận hoặc phủ nhận tính hợp lệ của tín hiệu.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Chuyển động quy định: SEC Hoa Kỳ đang chậm chạp trong quy định tiền điện tử – EU muốn quy định Metaverse vào 2023
- 10 tỷ đô chảy vào thị trường sau cuộc biểu tình cuối tuần, giá Bitcoin vẫn trong xu hướng tăng khi death cross bị đảo ngược
- Giá Bitcoin có nguy cơ lao dốc khi chỉ báo Hash Ribbons hình thành bearish cross tại thời điểm BTC chạm đáy năm 2018 đang nhấp nháy một lần nữa
Minh Anh
Theo Cointelegraph