Death Cross là gì?
Death Cross – điểm giao cắt tử thần – là điểm xảy ra giao cắt xuống giữa đường trung bình động (MA) ngắn hạn và đường trung bình động(MA) dài hạn hoặc giao cắt xuống một mức hỗ trợ nào đó trên biểu đồ giá của một sản phẩm tài chính. Thông thường, các đường trung bình động phổ biến nhất được sử dụng trong mẫu này là đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày.
Khi có hiện tượng Death Cross thì nó báo hiệu một xu hướng giảm đã được hình thành. Nếu có khối lượng giao dịch bỗng dưng tăng mạnh (dấu hiệu nhà đầu tư đang bán tháo) thì đó sẽ là dấu hiệu xác nhận mạnh hơn cho xu hướng giảm.
Yếu tố chính
- Death Cross là một chỉ báo cho thấy khả năng cho một đợt bán tháo lớn sắp diễn ra, phe gấu đang áp đảo phe bò.
- Death Cross xuất hiện trên biểu đồ khi đường trung bình động ngắn hạn của một tài sản nào đó cắt xuống mức trung bình động dài hạn của nó.
- Death Cross đã chứng minh nó là một dự báo đáng tin cậy khi dự báo chính xác một số thị trường gấu nghiêm trọng nhất trong thế kỷ qua, ở các năm 1929, 1938, 1974, và 2008
- Death Cross trái ngước với Golden Cross là điểm giao cắt vàng biểu thị sự dịch chuyển mạnh của phe bò.
Death Cross cho bạn biết điều gì?
Death Cross xảy ra khi đường trung bình động ngắn hạn (thường là SMA 50 ngày) cắt xuống qua đường trung bình động dài hạn chính (thường là SMA 200 ngày) được các nhà phân tích giải thích là báo hiệu sự thay đổi dứt khoát của thị trường gấu, báo hiệu một giao đoạn suy thoái xảy ra.
Dưới đây là một ví dụ về Death Cross trên S & P 500 vào tháng 12 năm 2018:
Death Cross bắt nguồn từ hình chữ X được tạo ra khi đường MA ngắn hạn cắt xuống dưới mức đường MA dài hạn. Trong lịch sử, mô hình cho thấy sự lao dốc kéo dài của cả đường trung bình động dài hạn và ngắn hạn. Death Cross là một tín hiệu cho thấy đà tăng ngắn hạn của một tài sản đang bị chậm lại(hiện tượng này xảy ra bạn nên ưu tiên lệnh bán), nhưng Death Cross không phải lúc nào cũng là một chỉ báo đáng tin cậy cho thấy thị trường tăng giá sắp kết thúc. Đã có nhiều lần khi Death Cross xuất hiện, chẳng hạn như vào mùa hè năm 2016, khi nó được chứng minh là một chỉ báo sai. Những người đã bán hết cổ phiếu của mình trong mùa hè năm 2016 đã bỏ lỡ mức tăng đáng kể của thị trường chứng khoán diễn ra trong suốt năm 2017.
Có những ý kiến khác nhau về xác định chính xác các đường tạo nên điểm giao cắt tử thần này. Một số nhà phân tích định nghĩa nó là sự giao nhau của đường trung bình động(SMA) 100 ngày và đường trung bình động(SMA) 30 ngày; những người khác định nghĩa nó là sự giao nhau của SMA 200 ngày và SMA 50 ngày. Các nhà phân tích cũng theo dõi sự giao cắt này ở trên các biểu đồ khung thời gian thấp hơn, như là sự xác nhận về một xu hướng giảm mạnh mẽ đang diễn ra để cũng cố niềm tin cho xu hướng giảm dài hạn sắp tới. Bất kể là đường SMA nào hay khung thời gian nào được áp dụng, thuật ngữ này luôn đề cập đến một đường trung bình động ngắn hạn cắt qua một đường trung bình động dài hạn hơn(xu hướng chính).
Ví dụ về một Death Cross
Vào ngày 25 tháng 10 năm 2019, một Death Cross đã xảy ra trên biểu đồ hàng ngày của Bitcoin, và nó đã đưa Bitcoin giảm từ $ 10.000 xuống mức thấp là $ 6.500, đánh dấu mức giảm gần 35%.
Biểu đồ BTC / USD hàng ngày | Nguồn: TradingView
Sử dụng Death Cross trong trade coin như thế nào?
Cặp MA mà giới đầu tư tài chính tại Wall Street thường sử dụng là MA 50 và MA 200. Nếu MA 50 cắt xuống MA 200 (tín hiệu Death Cross) thì giới phân tích thường cho rằng thị trường sẽ bị điều chỉnh rất sâu. Lưu ý xu hướng giảm này cần thêm sự hỗ trợ của khối lượng giao dịch. Nếu giá càng giảm và khối lượng giao dịch càng tăng thì đó là dấu hiệu của một xu hướng giảm rất rõ rệt. Trong những giai đoạn này, nếu bạn đang nắm giữ các đồng coin thì nên cắt lỗ, và chờ vùng tín hiệu mua như vào mức hỗ trợ kháng cự tĩnh, hay dùng các công cụ như chỉ báo RSI, MACD, GMMA, Fibonaci…, cách hiệu quả hơn là bạn nên kết hợp cá công cụ lại với nhau để cho tín hiệu đáng tin cậy hơn.
VD: Chỉ báo RSI cho ta tin hiệu mua khi giá đã vào vùng quá bán, hoặc RSI phân kỳ mà biểu đồ giá chạy đến mức hỗ trợ tĩnh đáng tin cậy(kết hợp giữa các vùng giằng co, hay các đỉnh hay đáy lại với nhau…) thì khi đó tín hiệu mua của chúng ta sẽ đáng tin cậy và khả năng lỗ sẽ thập hơn.
Đối với day trader – trader lướt sóng trong ngày – thì death cross có thể được tạo ra từ những MA ngắn hạn hơn, ví dụ MA 5, MA 8… cắt xuống so với các MA dài hạn hơn như MA 21, MA 34…
Hạn chế của việc sử dụng Death Cross
Tất cả các chỉ số đều không cố định, nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng cá nhân và không có chỉ số nào có thể dự đoán được tương lai một cách chính xác, tất cả chỉ là xác xuất thông kê thôi. Như trong ví dụ biểu đồ Facebook ở trên, Death Cross đầu tiên tạo ra tín hiệu sai và một trader ngắn hạn vào thời điểm đó sẽ gặp một số rắc rối trong quá trình giao dịch của mình. Mặc dù nó từng dự đoán khá chính xác trong các thị trường gấu lớn trước đó, Death Cross cũng thường xuyên tạo ra các tín hiệu sai. Do đó, khi Death Cross xảy ra bạn cũng nên kết hợp với các chỉ báo khác để đưa ra quyết định giao dịch của mình.