Ngoài đợt phục hồi tăng giá của thị trường tiền điện tử vào tháng 1, còn có nhiều tin tức tích cực hơn về ngành khi tháng này chứng kiến những kẻ tấn công khai thác bị suy giảm lợi nhuận so với cùng thời điểm năm ngoái.
Theo dữ liệu từ công ty bảo mật blockchain PeckShield vào ngày 31 tháng 1, những kẻ tấn công bất hợp pháp đã gây thiệt hại 8,8 triệu đô la vào tháng 1.
Có 24 vụ tấn công bất hợp pháp xảy ra trong tháng, với số tiền điện tử trị giá 2,6 triệu đô la được gửi đến các máy trộn như Tornado Cash. Các tài sản được gửi đến máy trộn bao gồm 1.200 Ether và khoảng 2.668 BNB.
Số liệu tháng 1 thấp hơn 92,7% so với 121,4 triệu đô la bị đánh cắp vào tháng 1 năm 2022.
#PeckShieldAlert ~24 exploits grabbed $8.8M in January 2023.
As of January 31st, 2023, ~$2.6M worth of stolen funds (~2,668 $BNB & 1,200 $ETH) were transferred into Mixers (TornadoCash, Fixedfloat, and sideshift[.]ai). pic.twitter.com/KlGmDmKFbI— PeckShieldAlert (@PeckShieldAlert) January 31, 2023
PeckShield đã báo cáo rằng vụ khai thác lớn nhất từ tháng trước, chiếm 68% tổng số, là cuộc tấn công vào ngày 12 tháng 1 nhằm vào LendHub đã lấy đi 6 triệu đô la từ nền tảng cho vay mượn tài chính phi tập trung.
Các vụ tấn công “nổi bật” khác trong tháng bao gồm Thoreum Finance, đã mất 580.000 đô la và Midas Capital, đã bị hack 650.000 đô la trong một cuộc tấn công cho vay chớp nhoáng.
Con số của tháng 1 cũng giảm 68% so với tháng 12 năm 2022, với thiệt hại gần 27,3 triệu đô la.
Các tổn thất khác không có trong dữ liệu bao gồm kéo thảm 2,6 triệu đô la token FCS BNB Chain, theo cơ sở dữ liệu của DeFiYield. DeFiYield đã báo cáo rằng đã có thêm 150.000 đô la bị mất do token BONK giả và 200.000 đô la trên nền tảng game Doglands Metaverse.
Một cuộc tấn công lừa đảo vào giao thức giao dịch phi tập trung GMX vào ngày 4 tháng 1 cũng khiến các nạn nhân mất tới 4 triệu đô la.
Mặc dù có một tháng tương đối bình yên, công ty bảo mật blockchain CertiK đã cho biết vào đầu tháng 1 rằng các cuộc tấn công sẽ không có dấu hiệu giảm tốc trong năm nay.
Công ty cũng báo cáo rằng 62 triệu đô la tiền điện tử bị đánh cắp vào tháng 12 là “con số hàng tháng thấp nhất” vào năm 2022.
Tính đến cuối năm ngoái, mười vụ tấn công khai thác lớn nhất năm 2022 đã dẫn đến khoản tiền khổng lồ 2,1 tỷ đô la bị đánh cắp từ các giao thức tiền điện tử.
Scammer hoành hành ở Vương quốc Anh
Theo một phân tích độc lập, Vương quốc Anh có ít nhất 168 thực thể đã triển khai các vụ lừa đảo tiền điện tử hoặc ngoại hối.
Cục Báo chí Điều tra Vương quốc Anh và tờ Observer được công bố vào ngày 29 tháng 1 cho thấy các nhóm tội phạm có tổ chức đang tận dụng “quy định lỏng lẻo” tại nước này để “đóng quân”.
Số lượng thực tế các công ty tiền điện tử hoặc ngoại hối có trụ sở tại Vương quốc Anh liên quan đến các vụ lừa đảo có thể lớn hơn nhiều so với con số 168 vì nó được tính toán bằng cách xem xét danh sách các công ty vỏ bọc đáng nghi và đối chiếu chéo chúng với các báo cáo về hoạt động gian lận trên các trang web khác nhau.
Khoảng một nửa số công ty bị phát hiện có liên quan đến “lừa đảo pig-butchering”.
Lừa đảo pig-butchering là một kế hoạch xảo quyệt trong đó kẻ lừa đảo tạo dựng lòng tin với nạn nhân trước khi thuyết phục họ gửi tiền hoặc tiền điện tử vào nền tảng giao dịch hoặc ví ảo mà kẻ lừa đảo kiểm soát.
Sau đó, kẻ lừa đảo tiếp tục “vỗ béo” nạn nhân và tạo thêm lòng tin trước khi thuyết phục họ chuyển một số tiền lớn hơn nhiều.
Theo báo cáo, các nạn nhân thường được tiếp cận trên mạng xã hội hoặc thông qua các trang web hẹn hò như Tinder.
Ngoài ra, nhiều nạn nhân được phỏng vấn trong báo cáo nói rằng các công ty trông có vẻ hợp pháp vì họ có trụ sở tại Vương quốc Anh, nói rằng họ sẽ không rơi vào bẫy lừa đảo nếu các công ty có trụ sở ở nơi khác.
Việc đăng ký một công ty ở Vương quốc Anh chỉ tốn 12 bảng Anh (tương đương 14,85 đô la) và không yêu cầu các loại giấy tờ chứng minh, khiến các công ty lừa đảo dễ dàng đăng ký trong nước và có được “sự tín nhiệm giả tạo”.
Nhà điều tra tội phạm tài chính Graham Barrow cho biết:
“Những gì đang xảy ra ở Anh thật táng tận lương tâm. Chúng tôi đã biết từ ít nhất 20 năm rằng các công ty của Vương quốc Anh đang được sử dụng trong những vụ lừa đảo này và đất nước chúng ta có lẽ đang chứa chấp các công ty lừa đảo lớn nhất thế giới.”
Chính phủ Vương quốc Anh đã cố gắng trấn áp các công ty tiền điện tử trong nước, với việc Cơ quan quản lý tài chính Vương quốc Anh yêu cầu tất cả các doanh nghiệp thực hiện hoạt động tài sản tiền điện tử phải đăng ký với cơ quan này kể từ ngày 10 tháng 1 năm 2020.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý đã rất nghiêm ngặt với việc phê duyệt, nhiều doanh nghiệp liên quan đến tiền điện tử tiếp tục hoạt động dưới hình thức chưa đăng ký khi họ cố gắng tìm sự cân bằng giữa việc cung cấp một môi trường an toàn cho các nhà đầu tư và hỗ trợ đổi mới trong ngành.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Cảnh báo scam: Không hề có “token FTX 2.0”, hãy thận trọng!
- Gary Gensler đưa ra 3 dấu hiệu nhận biết crypto scam – Hester Peirce không tán đồng cách thực thi của SEC
Itadori
Tạp chí Bitcoin