Thủ lĩnh phe đối lập của Nga Alexei Navalny đã nhận được 658 Bitcoin quyên góp kể từ năm 2016 để thực hiện chiến dịch chống lại lãnh đạo đương nhiệm Vladimir Putin. Ở mức giá hôm nay, số Bitcoin đó trị giá 32 triệu đô la.
Alexei Navalny – Thủ lĩnh phe đối lập của Nga
Navalny đã được quyên góp 6.242 BTC (hiện trị giá 304,000 đô la) chỉ trong năm nay. Nhiều nhà phân tích chính trị nói rằng việc quyên góp Bitcoin cứu cánh cho các nhà hoạt động dân chủ ở Nga và vẫn là một công cụ hữu ích để lật đổ các chính phủ độc tài.
Tuy nhiên, chiến dịch của Navalny đã gửi hầu hết số Bitcoin đó đến các ví khác, có nghĩa là nó có thể đã được tiêu rất lâu trước khi tích lũy giá trị; số dư hiện tại của ví trị giá khoảng 300 đô la.
Giám đốc Chiến lược Alex Gladstein tại Tổ chức Nhân quyền chia sẻ:
“Ở các chế độ độc tài như Nga, chính phủ có toàn quyền kiểm soát hệ thống ngân hàng, nhưng không thể kiểm soát Bitcoin”.
Navalny là ai và đã nhận được bao nhiêu tiền?
Navalny, lãnh đạo phe đối lập của Nga, đã bị đầu độc ở Siberia vào tháng 8 năm ngoái. Navalny quy trách nhiệm cho Putin và Kremlin phủ nhận mọi liên quan.
Sau khi Navalny trải qua 5 tháng hồi phục tại một bệnh viện ở Đức, chính phủ Nga đã bắt giữ anh khi trở về Nga vào ngày 17/1, dẫn đến các cuộc biểu tình trong nước đòi trả tự do cho anh.
Kể từ khi anh ta bị bắt, số lượng Bitcoin quyên góp vào ví tiền tăng đột biến, như Reuters đã báo cáo. Một người ủng hộ đã tặng 1 BTC vào ngày sau khi Navalny trở về.
Từ ngày 1/1 đến ngày 11/2, những người ủng hộ đã gửi vào ví của anh ấy tổng cộng 6.242 BTC, hôm nay trị giá 294,000 đô la, theo tính toán của Reuters. Kể từ ngày 11/2, những người ủng hộ đã gửi cho Navalny thêm 0.01685528 BTC, trị giá 826 đô la. Đầu ngày hôm nay, ví chiến dịch của Navalny đã gửi 1.506 BTC hoặc 73,775 đô la đến một địa chỉ khác.
Gladstein nói rằng gia tăng quyên góp Bitcoin phản ánh mối quan tâm chung đối với Bitcoin và “hành động thái quá của Putin đối với Navalny”, đề cập đến vụ đầu độc và việc anh bị bỏ tù.
Nga và tiền điện tử
Gia tăng quyên góp Bitcoin cũng diễn ra theo quá trình tự do hóa tiền điện tử gần đây ở Nga — kể từ ngày 1/1, có thể giao dịch hợp pháp crypto nhưng không thể sử dụng như một loại tiền tệ hàng ngày.
Bất chấp việc tự do hóa gần đây, chính phủ Nga nói chung theo đuổi chính sách đặc biệt cứng rắn đối với tiền điện tử, liên quan đến án tù đối với chủ sở hữu, cấm các trang web liên quan, chẳng hạn như sàn giao dịch Binance.
Filip Rambousek, nhà phân tích chính trị chuyên về Đông Âu sống tại London cho biết:
“Điều này khẳng định quan điểm của chính phủ rằng tiền điện tử là mối đe dọa đối với hiện trạng”.
Dòng tweet của Pjotr Sauer như sau:
“Leonid Volkov nói với tôi rằng tiền điện tử như Bitcoin đóng vai trò “chiến lược răn đe” chống lại những nỗ lực của chính quyền nhằm ngăn chặn hoạt động gây quỹ của Navalny. Vì các quan chức nhận ra rằng họ không thể chặn việc gây quỹ của chúng tôi thông qua Bitcoin, nên họ không có động lực chặn các kênh khác của chúng tôi”.
Gladstein nói:
“Họ không thể ngăn chặn nó, không thể kiểm duyệt nó, gặp khó khăn khi liên kết hoạt động của Bitcoin với ID trong thế giới thực và có lẽ quan trọng nhất là không thể làm giảm giá trị của nó”.
Dmitry Buterin – cha đẻ của đồng sáng lập Ethereum Vitalik Buterin đã nói vào tuần trước rằng ông ấy kêu gọi cộng đồng Ethereum quyên góp cho phong trào của Navalny.
Rambousek nói:
“Putin đã gặp Vitalik Buterin vào năm 2017 và một số người có tâm lý rằng Nga có thể phát triển mạnh về tiền điện tử, nhưng chưa có điều nào xảy ra hoặc có khả năng xảy ra”.
Tuần trước, cha của Vitalik nói:
“Putin thuộc Ủy ban an ninh quốc gia (KGB), và đó là những người đã tra tấn, giết hàng triệu người Nga và Ukraine. Chúng ta có thể tin tưởng ông ấy không?”
Tiền điện tử là chủ nghĩa hoạt động xã hội
Không giống như nhiều chính phủ độc tài khác như Venezuela hoặc Iran, nơi tiền điện tử được ca ngợi là một cách để trốn tránh các lệnh trừng phạt quốc tế, chính phủ Nga coi nó như mối đe dọa, Rambousek giải thích.
“Nga có bề dày thành tích về chiến tranh mạng như hack hoặc bot chính trị, nhưng Kremlin không có lịch sử sử dụng nó để theo đuổi các mục tiêu của mình. Đối với tầng lớp quan chức cấp cao tương đối già, được tạo dựng từ những năm 90, đây là một mối đe dọa hơn là cơ hội”.
Điều đó có nghĩa là các nhà hoạt động có thể sử dụng Bitcoin để đi trước chính phủ một bước.
Gladstein, người đứng đầu quỹ phát triển Bitcoin nguồn mở của Tổ chức Nhân quyền cho biết:
“Các nhà hoạt động nhân quyền nên tìm hiểu về việc sử dụng Bitcoin trước chính phủ của họ. Chúng tôi muốn họ có lợi thế dẫn đầu và có lợi thế khi tiến về phía trước”.
Nếu Navalny trở thành tổng thống Nga, sẽ rất thú vị khi quan sát xem liệu chính phủ của anh ấy có chấp nhận tiền điện tử từng hỗ trợ anh ấy hay không.
- Từ ‘không phải tiền’ đến ‘tuyệt vời đến kinh ngạc’: Các tổng thống Hoa Kỳ đã nói gì về tiền điện tử và blockchain?
- Sau khi bị hack, sàn giao dịch Exmo tại London lại tiếp tục bị tấn công DDoS
- Thượng viện Nigeria triệu tập Lãnh đạo Ngân hàng Trung ương để giải thích về lệnh cấm tiền điện tử
Thùy Trang
Theo Decrypt