Trang chủ Tạp chí Tiền kỹ thuật số là vũ khí kinh tế mới của Trung...

Tiền kỹ thuật số là vũ khí kinh tế mới của Trung Quốc, Hoa Kỳ phải làm gì?

Khi dự án Libra của Facebook được giới thiệu, các nhà quản lý và lập pháp lo lắng nó sẽ cạnh tranh với tiền tệ quốc gia. Từ đó, họ đáp trả bằng cách tìm kiếm luật pháp để dập tắt sự đổi mới và đưa ra quy định cấm gã khổng lồ công nghệ (Big Tech) tham gia nền tài chính.

Tuy nhiên, có mối đe dọa mà không có luật pháp nào có thể ngăn chặn được. Bởi lẽ triển vọng tiền kỹ thuật số được vũ khí hóa của Trung Quốc là thách thức nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia mà Hoa Kỳ cần phải khai thác, tận dụng sức mạnh của Big Tech để đáp trả và đánh bại nó.

ky-thuat-so

Ở nửa bán cầu đông của thế giới, Trung Quốc đang chạy đua theo hướng ngược lại nhưng trớ trêu thay là họ cũng được thúc đẩy bởi Libra của Facebook. Giữa cuộc Chiến tranh Lạnh kinh tế với Hoa Kỳ, Trung Quốc đang phát triển vũ khí mạng mang tính chiến lược mạnh mẽ. Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số nhắm vào đô la Mỹ và sự thống trị kinh tế toàn cầu của nó.

Để đáp trả một cách chiến lược và bảo vệ an ninh quốc gia, Hoa Kỳ cần phải dùng đến các công ty công nghệ chứ không phải chối bỏ họ.

Lời hứa đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ thúc đẩy và mở rộng công nghệ trực tuyến của Trung Quốc để tạo ra thị trường chung toàn cầu, hỗ trợ cho hàng loạt những cư dân không có quyền truy cập vào ngân hàng sẽ trở thành mối đe dọa thực sự. Ví dụ, Indonesia là một trong những quần thể lớn nhất thế giới và có nhiều điện thoại di động hơn dân số. Nhưng hơn 60% không sở hữu tài khoản ngân hàng.

Tất nhiên, kết quả thống kê không chỉ dừng lại ở đó. Theo Ngân hàng Thế giới, 1,7 tỷ người trưởng thành trên toàn cầu sử dụng tiền mặt vì họ không có tài khoản giao dịch. Tuy nhiên, khoảng 2/3 trong số những người này (1,1 tỷ) có điện thoại di động nên họ thực hiện và nhận thanh toán thông qua đó. Theo hãng tin Reuters, điện thoại di động đã sẵn sàng trở thành ngân hàng tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.

Trung quốc ưu tiên phát triển thanh toán trên điện thoại di động

Bank for International Settlement (BIS) báo cáo các mối quan hệ ngân hàng xuyên biên giới đã giảm khoảng 1/5 trong thập kỷ qua. “Giảm rủi ro” là lý do chính. Nhiều ngân hàng đang thoát khỏi các mối quan hệ do nghĩa vụ phải tuân thủ quy định mở rộng và tốn kém, bao gồm các quy định về phòng chống rửa tiền và đàn áp trốn thuế. Điều này dẫn đến chi phí cao hơn gây thiệt hại cho các quốc gia dựa vào kiều hối để cung cấp nguồn thu nhập quan trọng cho hộ gia đình và tỷ lệ đáng kể trong tổng sản phẩm quốc nội. Những chi phí này đã khiến các khoản thanh toán phải tìm kiếm giải pháp bên ngoài hệ thống ngân hàng, chẳng hạn như các kênh phi ngân hàng.

Phải thừa nhận rằng Trung Quốc biết cách tận dụng điện thoại di động và công nghệ tài chính để thách thức và vượt mặt ngân hàng truyền thống. Ở Trung Quốc, các khoản thanh toán di động nhanh chóng phổ biến vì hệ thống thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ hiện tại không có dịch vụ này. Alipay và WeChat Pay xử lý nhiều khoản thanh toán mỗi tháng hơn so với PayPal trong năm 2017 (451 tỷ USD). Hai nền tảng này có tổng cộng hơn 1,7 tỷ khách hàng đang hoạt động trên khắp Trung Quốc. Ngược lại, Apple Pay chỉ được kích hoạt trên 383 triệu iPhone mặc dù được cài đặt mặc định.

Alipay và WeChat Pay đều được phát triển bởi Alibaba, là công ty bán lẻ và thương mại điện tử lớn nhất thế giới với mức vốn hóa gần như chạm mốc 600 tỷ đô la trước dịch bệnh Corona bùng phát (và hiện tại nó vẫn ở mức hơn 510 tỷ đô la). Ngoài ra, Tencent là một trong những các công ty truyền thông xã hội lớn nhất thế giới và là công ty châu Á đầu tiên vượt qua giá trị thị trường 500 tỷ đô la. Bắt tay cùng nhau, họ đã kết hợp kênh phương tiện truyền thông xã hội, thương mại điện tử và thanh toán để tạo ra một cơ sở hạ tầng thương mại trực tuyến tiên tiến, vượt xa khả năng của các Big Tech phương tây.

Chẳng hạn, Alibaba đã thiết kế công cụ bán hàng tiêu dùng trực tuyến mạnh hơn Amazon và các công ty cùng ngành. Năm 2019, doanh số trong Ngày độc thân của Alibaba đã đạt hơn 31 tỷ đô la, trong khi doanh số trực tuyến Black Friday và Cyber Monday của Hoa Kỳ lần lượt đạt khoảng 7,4 tỷ đô la và 9,4 tỷ đô la. Quan trọng hơn, trong thời gian chi tiêu cao nhất cho Ngày độc thân 2019, Alibaba đã xử lý 544.000 đơn hàng mỗi giây, vượt xa so với công suất của Visa trên toàn cầu với 65.000 tin nhắn giao dịch mỗi giây.

Thành công liên tiếp đã thôi thúc các công ty này tiến đến với thị trường dịch vụ tài chính. Ant Financial, công ty mẹ của Alipay, là startup fintech có giá trị cao nhất hành tinh. Nó có quỹ thị trường tiền tệ lớn nhất thế giới, với nguồn tiền mặt đến từ gần 600 triệu người dùng mạng thanh toán di động. Tencent đã trở thành một trong những công ty đầu tư lớn nhất thế giới.

Tencent và Ant Financial là những đối tác lý tưởng để triển khai Nhân dân tệ kỹ thuật số. Họ có thể cung cấp cơ sở hạ tầng ví di động, kết nối người dùng với các nền tảng thương mại điện tử và dịch vụ tài chính. Quan trọng hơn, họ có thể hợp tác với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc để phân phối Nhân dân tệ kỹ thuật số ở nước ngoài.

Xây dựng Silk Road mới

Tất cả điều này đều phù hợp với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, nhằm mục đích xây dựng con đường tơ lụa (Silk Road) mới kết nối châu Á với châu Âu và châu Phi. Theo Deutsche Bank, “BRI đạt tới 65% dân số thế giới, trong khi chiếm 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới, 75% tổng trữ lượng năng lượng đã biết và 25% giao dịch hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới“. Nhân dân tệ kỹ thuật số và ví di động được phân phối quốc tế sẽ kết nối trực tiếp người dân với Silk Road mới và vượt trội cơ sở hạ tầng tài chính đương nhiệm. Nó sẽ cung cấp cho người không có tài khoản ngân hàng và nhiều người khác phương tiện để trả tiền mua hàng trực tuyến cũng như xây dựng khoản tiết kiệm.

Bên cạnh đó, tài chính thương mại toàn cầu có thể được định hình lại bằng cách kết hợp Nhân dân tệ kỹ thuật số với công nghệ nền tảng thương mại tiên tiến để tạo ra bể (pool) thanh khoản toàn cầu. Với sự ủng hộ từ Chủ tịch Tập Cận Bình, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã di chuyển theo hướng này. Nắm giữ 4 ngân hàng hàng đầu trên thế giới, họ có sức mạnh tài chính để ngay lập tức đạt được danh tiếng này.

Khi thị trường tài sản token hóa xuất hiện, đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số được PBoC hỗ trợ sẽ có tiện ích (để giải quyết giao dịch tức thời) và ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt là không có sự cạnh tranh từ các chủ thể nhà nước khác. Đến năm 2027, 10% GDP dự kiến ​​sẽ chuyển sang tài sản kỹ thuật số.

“Những kịch bản này minh họa cách Trung Quốc có thể tận dụng tiền kỹ thuật số được hỗ trợ bằng fiat để nắm bắt cơ hội chiến lược tạo ra hệ thống tiền tệ quốc tế đa cực và làm suy giảm tầm ảnh hưởng kinh tế của Hoa Kỳ”.

Hoa Kỳ đã sẵn sàng cho mô hình mới chưa?

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã không định vị trí tốt để giải quyết mối đe dọa kinh tế vĩ mô này. Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cho là không cần có tiền kỹ thuật số và nó phải đối mặt với một số thách thức khác của Mỹ, bao gồm ngành công nghiệp bảo hộ chống lại sự đổi mới và thay đổi.

Chủ tịch Fed Jerome Powell nhận thấy rất ít nhu cầu hiện tại đối với tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Trong một bức thư tháng 11/2019 gửi cho Đại diện Hoa Kỳ French Hill, Powell đã đề xuất rằng “những thách thức mà CBDC có khả năng giải quyết không áp dụng cho bối cảnh Hoa Kỳ như sử dụng tiền mặt vật lý không phù hợp, tiếp cận hẹp hoặc các ngành ngân hàng tập trung cao độ và cơ sở hạ tầng thanh toán kém phát triển. Bối cảnh thanh toán của Hoa Kỳ rất sáng tạo và cạnh tranh, với nhiều tùy chọn kỹ thuật số nhanh, đáng tin cậy, có sẵn cho người tiêu dùng. Vẫn chưa rõ CBDC có thể mang lại cho Hoa Kỳ giá trị gì?”

“Mới: Powell nói với Quốc hội hôm nay rằng Cục Dự trữ Liên bang đang tìm hiểu xem các hộ gia đình và doanh nghiệp có sử dụng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng không nếu được phát hành?”

Đồng thời, ông cũng phản đối Nhân dân tệ kỹ thuật số ở khía cạnh riêng tư sau khi lặp lại những lo ngại của Libra mà các nhà lập pháp Hoa Kỳ từng nêu trước đây và nhận xét “sổ cái cho bạn biết được các khoản thanh toán của mọi người” sẽ không hấp dẫn ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Powell thừa nhận rằng Libra là “hồi chuông thức tỉnh” cho thấy tiền tệ kỹ thuật số “đang dần trổi dậy”.

Powell khẳng định Hoa Kỳ không phải đối mặt với thách thức về cơ sở hạ tầng thanh toán kém phát triển. Nhưng các nhà quan sát nhấn mạnh ngân hàng Hoa Kỳ phải chịu cùng một hoàn cảnh tương tự và thiếu thanh toán theo thời gian thực như tiền kỹ thuật số. Theo Brookings Institute, “hệ thống thanh toán lỗi thời của Hoa Kỳ làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng thu nhập ở quy mô lớn hơn nhiều so với cách hiểu thông thường”.

Theo thống kê tại Hoa Kỳ, 6,5% trong số 129 triệu hộ gia đình không có tài khoản ngân hàng, bên cạnh đó có thêm 24,2 triệu hộ gia đình có tài khoản ngân hàng bị hạn chế. Tài khoản kiểm tra miễn phí hoặc chi phí thấp không còn có sẵn rộng rãi và phí đã tăng, đặc biệt là thấu chi và không đủ phí của quỹ. Việc thiếu thanh toán theo thời gian thực gây bất lợi cho người tiêu dùng có thu nhập thấp hơn, trẻ hơn, ít học vấn hơn, thuộc chủng tộc hoặc dân tộc thiểu số, khuyết tật hoặc có thu nhập thay đổi đáng kể theo từng tháng.

Bối cảnh lịch sử của quá trình chống đổi mới tài chính

Mặc dù Hoa Kỳ duy trì thị trường thanh toán lớn nhất thế giới, nhưng nó lại chậm hơn Châu Âu trong việc thực hiện hệ thống thanh toán mở theo thời gian thực. Các nhà phê bình cho rằng người tiêu dùng Hoa Kỳ có thể tiết kiệm được hơn 100 tỷ đô la nếu Hoa Kỳ áp dụng thanh toán theo thời gian thực vào năm 2007, khi Vương quốc Anh làm như vậy.

Phần lớn các khoản thanh toán của Hoa Kỳ di chuyển qua hệ thống thanh toán bù trừ tự động (ACH) thuộc sở hữu của tập đoàn các ngân hàng lớn ở Hoa Kỳ và hoạt động theo nguyên tắc được đưa ra từ nhiều năm trước khi đặt mục tiêu không sử dụng séc giấy. ACH là hệ điều hành hàng loạt không cung cấp ủy quyền hoặc thanh toán theo thời gian thực và chỉ các ngân hàng mới có thể kết nối trực tiếp. Điều này ngăn chặn sự cạnh tranh và duy trì chi phí cao hơn cho người tiêu dùng, doanh nghiệp.

Vào năm 2012, sáng kiến ​​ACH được đặt ra để tăng tốc hệ thống đã bị một số ngân hàng lớn chỉ trích. Vào thời điểm đó, các nhà phân tích nhận xét rằng thách thức lớn trong việc phát triển thanh toán theo thời gian thực của Hoa Kỳ là “thiếu sự đổi mới của ngành dịch vụ tài chính và can đảm để thử nghiệm các mô hình thanh toán mới vi lo ngại ảnh hưởng dòng doanh thu hiện tại”. Bên cạnh đó, vẫn có thanh toán theo thời gian thực, được hệ thống FedWire áp dụng và do Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ điều hành, nhưng rất đắt đối với nhiều người dùng, có giá từ 25 đến 40 đô la cho mỗi giao dịch.

ACH hiện đang phát triển với hệ thống Same-Day, nhưng không cung cấp thanh toán ngay lập tức hoặc trong cùng ngày ở mọi trường hợp. Các ngân hàng nhỏ hơn không ký kết tham gia hệ thống, vì nó được điều hành bởi các đối thủ cạnh tranh lớn và họ đang tìm đến Cục Dự trữ Liên bang để phát triển hệ thống thanh toán theo thời gian thực, suốt ngày đêm. Được đặt tên là FedNow, hệ thống dự kiến ​​sẽ ra mắt vào năm 2023 hoặc 2024. Các ngân hàng lớn coi đó là sự cạnh tranh không cần thiết, trong khi các ngân hàng nhỏ vì mục đích công bằng hơn, đặc biệt là về giá, so với các tùy chọn riêng tư hiện có. Các ngân hàng cũng đã tích cực vận động Quốc hội ngăn Fed cung cấp quyền truy cập FedNow cho các tổ chức fintech, viện dẫn lý do các biện pháp bảo vệ mà ngân hàng truyền thống cung cấp cho khách hàng và khoản đầu tư hệ thống thanh toán mà họ đã thực hiện.

FedNow sẽ hoạt động song song với dịch vụ thanh toán ngang hàng Zelle được tạo ra vào năm 2017 thuộc được sở hữu của 7 ngân hàng lớn. Zelle thường cung cấp thanh toán ngay lập tức giữa các tài khoản ngân hàng của Hoa Kỳ bằng cách tận dụng Số nhận dạng ghi nợ của Ngân hàng qua đường ray mạng ACH, mặc dù giới hạn giao dịch thấp. Thanh toán thực tế không phải là “thời gian thực”, nhưng các thành viên đồng ý cung cấp tiền ngay lập tức. Có khoảng 100 tổ chức tài chính trên mạng Zelle.

Venmo, một công ty con dưới quyền PayPal, là đối thủ ngang hàng lớn của Zelle. Venmo là dịch vụ nâng cao trải nghiệm người dùng mô phỏng các khoản thanh toán theo thời gian thực trong một hệ thống khép kín, nhưng tiền cần phải được gửi và rút qua tài khoản ngân hàng liên kết và thẻ tín dụng đủ điều kiện, làm tăng độ trễ cho quy trình.

Ở các quốc gia khác, ngân hàng trung ương đã chủ động phát triển hệ thống thanh toán nhanh hơn và thúc đẩy cạnh tranh bằng cách giảm sự thống trị và kiểm soát ngân hàng. Ngược lại, Cục Dự trữ Liên bang không có thẩm quyền quản lý hoặc giám sát toàn diện đối với hệ thống thanh toán của Hoa Kỳ.

Mô hình của Châu Âu

Ở châu Âu, sáng kiến ​​nhằm giảm thời gian thanh toán giữa các tài khoản của khách hàng đã được tiến hành kể từ năm 2008, khi Dịch vụ thanh toán nhanh hơn (Faster Payment Service) của Vương quốc Anh ra mắt. Nguồn cảm hứng đặt nền móng cho Faster Payment Service là sự cạnh tranh của các ngân hàng do Kho bạc Hoa Kỳ ủy quyền. Nó được phát triển thành nhiệm vụ thúc đẩy đổi mới và cung cấp lựa chọn lớn hơn, chất lượng tốt hơn và giá thấp hơn cho người dùng, cũng như tạo ra Bộ điều chỉnh hệ thống thanh toán mạnh mẽ. Sáng kiến ​​của Vương quốc Anh đã được củng cố trên khắp châu Âu nhờ vào Chỉ thị Dịch vụ thanh toán (đầu tiên), cung cấp khung pháp lý cho thị trường thanh toán ở EU (SEPA) và các giao dịch bắt buộc phải được ghi có vào tài khoản người nhận thanh toán vào ngày làm việc tiếp theo.

Chính phủ châu Âu tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh, đổi mới và minh bạch thông qua luật Ngân hàng mở. Chỉ thị Dịch vụ thanh toán thứ hai (PSD2) được triển khai vào năm 2018 cùng với việc ra mắt Thanh toán tức thời SEPA (SCTInst), yêu cầu các ngân hàng cung cấp kết nối với bên thứ ba để truy cập dữ liệu tài khoản khách hàng và bắt đầu thanh toán, từ đó các sản phẩm và dịch vụ mới có thể được tạo ra. Đặc biệt, PSD2 cho phép fintech, các công ty công nghệ lớn, nhà bán lẻ đủ điều kiện làm Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng. Các nhà cung cấp có thể bắt đầu dịch vụ thanh toán từ tài khoản ngân hàng của khách hàng là Amazon, Google Pay, PayPal và Uber. Năm 2018, Transferwise là PSP phi ngân hàng đầu tiên tham gia hệ thống thanh toán của Anh xử lý tiền của ngân hàng trung ương.

Loại trừ các công ty fintech khỏi hệ thống tài chính

Không giống như châu Âu, Hoa Kỳ đang đau đầu nên hay không nên cho phép những tổ chức phi ngân hàng tham gia vào hệ thống ngân hàng. Năm 2019, đề xuất Libra của Facebook đã thúc đẩy dự thảo luật có tiêu đề “Không cho Big Tech tham gia vào nền tài chính”, tức là cấm các công ty công nghệ lớn thành lập nền tảng vận hành tiền kỹ thuật số. Phản ứng này bắt nguồn từ luật pháp Hoa Kỳ: tách ngân hàng khỏi “thương mại”.

Ban đầu, mục đích là ngăn chặn các ngân hàng tham gia vào doanh nghiệp phi ngân hàng và làm mất tiền của người gửi. Nhưng chính sách này đã bị thay đổi sau khi Đạo luật Công ty sở hữu Ngân hàng năm 1956 được ban hành để ngăn chặn công ty thương mại Transamerica trở thành tập đoàn ngân hàng quốc gia. Một số trường hợp ngoại lệ vẫn được áp dụng cho một số công ty thương mại cho đến khi Walmart cố gắng gia nhập lĩnh vực ngân hàng, dẫn đến sự phản đối từ các ngân hàng cộng đồng và nhóm lao động. Vào cuối năm 2019, một thẩm phán Hoa Kỳ đã phán quyết rằng cơ quan quản lý quốc gia Văn phòng kiểm soát tiền tệ không có quyền ban hành điều lệ ngân hàng đặc biệt cho phép fintech truy cập hệ thống tài chính.

Lựa chọn sai lầm giữa đổi mới và bảo mật

Lịch sử ngăn chặn các tổ chức phi ngăn hàng đã bối cảnh hóa những ý kiến đối lập về Libra rằng có nên chấp nhận Facebook trở thành ngân hàng không? Những người thù địch thúc giục rằng nếu Facebook không làm như vậy, sẽ không được bảo vệ đầy đủ quyền riêng tư và bảo mật hoặc kiểm soát hoạt động rửa tiền. Nhưng đây là một lựa chọn sai lầm. Các nhà phê bình coi Libra là một phần của xu hướng rộng lớn làm lu mờ ranh giới giữa tài chính và thương mại.

Từ góc độ kinh tế vĩ mô hơn, triển vọng của Libra và tiền kỹ thuật số đã gióng lên hồi chuông báo động cho các ngân hàng trung ương. Các quốc gia lo lắng rằng họ có thể mất quyền kiểm soát nền kinh tế. Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện Hoa Kỳ khẳng định Libra sẽ dẫn dắt “hệ thống tài chính toàn cầu hoàn toàn mới lan rộng ra ngoài ranh giới Thụy Sĩ và có ý định cạnh tranh với chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ và đồng đô la”. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã không tham gia nhóm các ngân hàng trung ương (bao gồm Ngân hàng Anh, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương Châu Âu) đang hợp tác với BIS để đánh giá tiềm năng của CBDC.

Hoa kỳ cần làm gì để đối phó với tầm nhìn của Trung Quốc?

Trong khi Ủy ban Hạ viện về Dịch vụ Tài chính chỉ ra rằng Libra làm tăng mối quan ngại về an ninh quốc gia thì họ lại không đề cập đến thách thức từ Trung Quốc. Điểm mù này gây tò mò, bởi vì một trong những mục đích cơ bản của đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số là làm xói mòn sức mạnh của đồng đô la Mỹ. Lo ngại Libra sẽ củng cố sự thống trị của đồng đô la, Trung Quốc đang nhanh chóng đẩy nhanh quá trình ra mắt của đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số và có khả năng sẽ vượt qua mối đe dọa tiềm tàng từ Libra bằng cách khai thác thanh toán và đường ray truyền thông xã hội do Alipay và WeChat cung cấp.

Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số được nhà nước kiểm soát đặt ra mối đe dọa khác với Hoa Kỳ so với tiền kỹ thuật số do công ty làm chủ. Nhân dân tệ kỹ thuật số có thể được vũ khí hóa như một vũ khí chiến thuật hoặc chiến lược. Khi nó mở rộng trên Silk Road mới, Trung Quốc có thể giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế của hơn một nửa dân số thế giới, theo dõi thói quen và mối quan hệ chi tiêu của mọi người. Bằng cách nắm giữ các khóa ủy quyền, Trung Quốc có thể đóng băng giao dịch mà họ không thích hoặc tịch thu tài sản kỹ thuật số bằng cách khóa ví di động của khách hàng. Các hệ thống tiền thân theo kiểu này cũng từng được triển khai tại Trung Quốc, nơi hệ thống “tín dụng xã hội” trừng phạt hoặc thưởng cho hành vi cá nhân. Nó đã chặn hàng triệu người mua vé máy bay.

Là vũ khí bất đối xứng của chiến tranh mạng, đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số không chỉ bảo vệ các đối thủ của Hoa Kỳ khỏi các lệnh trừng phạt tài chính và thực thi giám sát, mà còn có thể được sử dụng như một công cụ gây bất ổn cho các chính phủ thù địch. Các ngân hàng trung ương đã lên tiếng lo ngại chung rằng tiền kỹ thuật số làm giảm tiền gửi ngân hàng, hạn chế khả năng của các ngân hàng về cho vay và phát triển tài chính. Nhưng nếu phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng để làm suy yếu niềm tin vào chính phủ và sự ổn định của tiền tệ thì việc chuyển tiền ra khỏi các ngân hàng trong nước và ủng hộ đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số có thể gây ra cuộc khủng hoảng thanh khoản quốc gia.

Để đáp ứng thách thức an ninh quốc gia, Hoa Kỳ cần phải thay đổi lệnh cấm Big Tech tham gia tài chính. Hỗ trợ từ các công ty công nghệ là rất quan trọng nếu Hoa Kỳ muốn bảo vệ đồng đô la và ngăn Trung Quốc xây dựng thị trường kỹ thuật số toàn cầu thống trị. Không có nó, Hoa Kỳ không thể tận dụng sức mạnh của công nghệ, kỹ năng và sự nhanh nhẹn của mình để bảo vệ an ninh quốc gia.

Nhu cầu của người dùng là lỗ hổng trong bề mặt tấn công toàn cầu mà một loại tiền kỹ thuật số được vũ khí hóa sẽ khai thác. Vào lúc này, công nhận là yêu cầu cốt lõi để phòng thủ hiệu quả.

Theo Chris Giancarlo, cựu chủ tịch Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ, “Thế kỷ 21 kỹ thuật số đang bị đánh giá thấp bởi một loại tiền tệ dự trữ”. Một cuộc khảo sát năm 2017 với 33.000 người dùng dịch vụ tài chính trên 18 thị trường cho thấy hơn 50% người ở Thái Lan, Indonesia và Hoa Kỳ sẽ xem xét hoạt động ngân hàng của một công ty Big Tech.

Hoa Kỳ cần ngăn chặn và giải quyết Trung Quốc khi nước này tiến lên với đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số. Không cho phép các công ty công nghệ tận dụng năng lực sáng tạo, kỹ năng công nghệ và sự nhanh nhẹn của họ có nguy cơ thúc đẩy một loại tiền tệ toàn cầu, làm lu mờ đồng đô la và làm giảm sức mạnh của Hoa Kỳ.

MỚI CẬP NHẬT

Cá voi kiếm được 4,9 triệu đô la lợi nhuận với memecoin AI trên...

Một giao dịch on-chain gần đây đã thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng crypto khi một cá voi nổi tiếng biến...

Điểm tin tuần 06/01-12/01: Bitcoin đối mặt với đợt bán tháo mạnh – Chính...

Sau khi lập đỉnh cục bộ tại $102.724 vào ngày 07/01, Bitcoin đã đối mặt với đợt bán tháo mạnh mẽ. Sự điều chỉnh này...
xrp-tang-vot

XRP có chạm đỉnh lịch sử khi hợp đồng mở tăng vọt 1,6 tỷ...

XRP đã gặp khó khăn trong việc tạo động lực tăng giá trong vài tuần qua, khiến altcoin này không ghi nhận được bất...
bgb-tang

Đột phá 14% của BGB: Tiềm năng tạo ATH mới giữa làn sóng hoài...

BGB đã ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ, tăng 14% trong 24 giờ qua, mặc dù trước đó đã trải qua một đợt...

Tài khoản X của Litecoin đã bị hack để quảng bá token LTC giả...

Tài khoản X của Litecoin đã bị hack trong một thời gian ngắn vào ngày 11 tháng 1 và hacker đã lợi dụng để...

Zoo là gì? Game crypto mới trên Telegram sắp có airdrop

Làn sóng game tap-to-earn trên Telegram từng gây sốt vào năm ngoái giờ đã hạ nhiệt, nhưng một tựa game mới với lối chơi...
bitcoin

16 năm hành trình Bitcoin: Nhìn lại tweet đầu tiên khi giá bằng 0

Vào ngày 10/1/2009, lịch sử đã ghi dấu với dòng tweet đầu tiên về Bitcoin từ Hal Finney, nhà khoa học máy tính và...
bitcoin

Bitcoin cần tăng mạnh tại 88.000 đô la khi S&P 500 gợi nhớ khủng...

Bitcoin đang dao động dưới 95.000 đô la vào ngày 11/1 sau một ngày đầy biến động mang lại "phản ứng bi quan thái...
Cá voi mua dip hàng tỷ DOGE và XRP

Cá voi mua dip hàng tỷ DOGE và XRP

Sự hào hứng của cá voi tiền điện tử đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong những ngày trước lễ nhậm chức...

Các nhà đầu tư chống lại đợt bán tháo, ADA có thể vượt mốc...

Cardano (ADA) đã chứng kiến biến động giá mạnh mẽ trong tháng qua, ngăn cản altcoin này giành lại mức hỗ trợ tại mốc...

Nghị sĩ Hoa Kỳ tiết lộ nắm giữ XRP, SOL và BTC

Hạ nghị sĩ Guy Reschenthaler (Đảng Cộng hòa) gần đây đã tiết lộ một loạt các giao dịch mua tiền điện tử. Nhà lập...

Tin vắn Crypto 11/01: Bitcoin vẫn có khả năng tăng trưởng theo cấp số...

Từ nhận định Bitcoin vẫn có khả năng tăng trưởng theo cấp số nhân trong thời gian tới đến Usual Protocol giới thiệu một...

World Network (WLD) vượt mốc 10 triệu lượt xác minh danh tính con người

World Network, dự án xác minh danh tính con người trên nền tảng blockchain, trước đây được biết đến với tên Worldcoin, vừa công...

Quan chức FDIC Hoa Kỳ chỉ trích các hạn chế về tiền điện tử,...

Phó chủ tịch Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang (FDIC) Travis Hill đã lên tiếng chỉ trích những hành động trước đây...
Đồng sáng lập Wolf Capital nhận tội lừa đảo 9,4 triệu đô la tiền điện tử

Đồng sáng lập Wolf Capital nhận tội lừa đảo 9,4 triệu đô la tiền...

Travis Ford, đồng sáng lập và trưởng nhóm trader của công ty đầu tư tiền điện tử Wolf Capital vừa thừa nhận tội danh...

Liệu Hedera (HBAR) có thể tăng 40% lên 0,39 đô la không?

Hedera (HBAR) hiện đang gặp khó khăn trong việc đạt được đà tăng trưởng, điều này phản ánh sự thiếu định hướng trong bối...