Tin tặc đã lợi dụng các ứng dụng với các thuật ngữ như: “Bitcoin exchange (giao dịch Bitcoin)” “Bitcoin wallet (ví Bitcoin)” và “Cryptocurrency (tiền số)” để thu hút các nạn nhân tiềm năng, theo thông tin từ báo cáo.
Theo một nghiên cứu, tin tặc đang nhắm đến các cửa hàng ứng dụng như từ Apple, Google với các ứng dụng tiền số độc hại để lấy cắp tiền và thông tin cá nhân.
Các nhà nghiên cứu tại công ty an ninh mạng RiskIQ đã phân tích hơn 18.000 ứng dụng để tìm ra những ứng dụng được các nhà dịch vụ an ninh mạng liệt vào danh sách đen.
Nghiên cứu đã tìm ra 661 ứng dụng dù đã bịt liệt vào danh sách đen nhưng vẫn xuất hiện tại 20 cửa hàng ứng dụng cả trên Apple’s App Store, Google Play và nhiều cửa hàng khác.
Google Play sở hữu số ứng dụng tiền số độc hại cao nhất với 272 ứng dụng có sẵn để tải về từ cửa hàng ứng dụng, báo cáo đưa tin.
Theo Fabian Libeau, phó chủ tịch của RiskIQ, EMEA phát biểu vào thứ Tư, “Chúng ta đang chứng kiến nhiều nhân vật nguy hiểm trên thế giới khai thác thứ được biết đến như một loại tiền tệ chống đối trong giới tiền số không hợp pháp.”
“Trước khi đưa tiền hay thông tin cá nhân, các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về các ứng dụng “exchange app” và “wallet app” định dùng. Bằng cách kiểm tra tên nhà phát triển, các đánh giá nhận xét của người dùng và số lượt tải về, các nhà đầu tư có thể biết được độ tin cậy của ứng dụng và tự tin hơn với sự lựa chọn của mình.”
Báo cáo cũng cho biết, “Tin tặc lợi dụng các ứng dụng với các thuật ngữ như “Bitcoin exchange”, “Bitcoin wallet” và “Crytocurrency” để thu hút nạn nhân tiềm năng.
An ninh mạng đã trở thành một mối quan ngại cho ngành công nghiệp tiền số do lợi ích từ Bitcoin và nhiều loại tiền số khác ngày càng cao.
Tháng trước, một mạng lưới khai thác tiền số có tên Nice Hash đã thừa nhận bị tấn công trong một vụ xâm nhập mạng lấy đi một lượng Token số trị giá 10 triệu đô. Trong cùng tháng, Yapian, chủ sở hữu sàn giao dịch Youbit của Hàn Quốc, đã nộp hồ sơ phá sản do một vụ tấn công lấy đi 17% số cổ phần tiền số.
Xem thêm: