Trang chủ Blockchain Blockchain: Định nghĩa, Cơ chế và Lý do bạn có thể không...

Blockchain: Định nghĩa, Cơ chế và Lý do bạn có thể không cần đến nó – Phần 1

Lợi nhuận từ Công nghệ Blockchain đang ở trong tình trạng “sốt sình sịch” trong thời gian gần đây. Phần lớn là do mức giá đáng kinh ngạc của Bitcoin – “cậu bé vàng” của làng Tiền kỹ thuật số – thứ mà ai cũng biết được vận hành bởi Công nghệ Blockchain – thứ gì đi chăng nữa. Với việc các “dân chơi” lớn như Goldman Sachs đang bắt tay vào cuộc (bạn có thể xem thêm bài thuyết trình thú vị của họ tại đây)có lẽ đã đến lúc để tìm hiểu xem nội dung trong cuộc bàn tán sôi nổi này là gì. Những điều tôi nói bên dưới được dựa trên bài thuyết trình mới đây của tôi tại Trường Kinh Doanh Olin trên Kênh Công nghệ Blockchain (tôi sẽ đưa link video trong thời gian sớm nhất).

Mọi thứ đang trở nên khó hiểu và tôi nghĩ một phần là do chúng ta chưa quan tâm nhiều đến việc định nghĩa các thuật ngữ trước khi đánh giá các mặt tích cực và tiêu cực. Và khi các thuật ngữ được định nghĩa, đôi khi chúng bao gồm những kết quả thỏa mãn như một phần của định nghĩa. Ví dụ như Công nghệ Blockchain thường được mô tả như một cuốn Sổ cái cố định. Điều này chẳng khác gì định nghĩa con tàu Titanic là một con tàu “không thể chìm” vậy.

Vậy mọi người có ý gì khi họ bàn tán về về thuật ngữ Blockchain? Mới đây tôi đã có cơ hội để hiểu thêm về dự án dưới góc nhìn của một doanh nghiệp được trình bày bởi Ed Corno từ IBM (Tập đoàn máy tính quốc tế), một thành viên khác của Kênh Bitcoin tôi đã đề cập ở trên. Từ bài thuyết trình của Ed, chúng ta có được định nghĩa sau:

Blockchain: Bản “dupe” của một cuốn sổ cái chung được cấp phép, có tính thống nhất, tính bất biến và tính toàn vẹn.

Chà, nếu Blockchain đúng là thế thật thì tôi cũng muốn một “ẻm”! Mối bận tâm của tôi về định nghĩa này (không tính đến việc nó làm xáo trộn những yếu tố giải thích với các kết quả thỏa mãn), nằm ở chỗ nó đã bỏ qua một đặc tính quan trọng của Blockchain: đó là “Cơ chế đồng thuận”. Nói một cách chung chung, có hai cách để đạt được sự đồng thuận. Cách một là dựa trên sự uy tín “reputation-based” (niềm tin), cách thứ hai là dựa trên sự đánh cược “game-based” (hoài nghi).

Tôi không chắc chắn 100% nhưng tôi tin các phiên bản kết hợp của Blockchain có khả năng tuân thủ theo mô hình tiêu chuẩn của việc tính toán dựa trên uy tín. Trong trường hợp này, hiệ quả của Blockchain gắn với việc tạo ra các cơ sở dữ liệu để nó trở nên đồng bộ hóa giữa các đối tác giao dịch với nhau hơn, được mã hóa an toàn hơn, rõ nét hơn, hoàn thiện hơn… Tóm lại, không có gì mang tính đổi mới hay triệt để ở đây cả – nó chỉ là sự tiến bộ thông thường của công nghệ và các phương pháp gắn liền với những vấn đề đang diễn ra trong việc quản lý cơ sở dữ liệu. Tôi đoán việc đặt tên cho sự nỗ lực của Blockchain cũng hợp lý. Nó thực sự khiến Marketing trở nên hiệu quả!

Trái lại, Công nghệ Blockchain dựa trên sự đánh cược – tương tự như thứ chi phối Bitcoin – trong cách nhìn của tôi, lại là một thứ có khả năng mang tính đổi mới. Như trước khi tôi giải thích tại sao mình lại nghĩ vậy, tôi muốn lùi lại một chút để tóm tắt lại những gì đang xảy ra trong vũ trụ này.

Lịch sử hoạt động của cơ sở dữ liệu

Loại thông tin khiến chúng ta quan tâm ở đây không phải là loại mà những người gán mác “hiểu biết – thông tuệ” nói, giống như trong công thức cho một quả bom nguyên tử. Thông tin được đặt ra trong câu hỏi có liên quan nhiều đến một chuỗi các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, cụ thể là những sự kiện gắn liền với các hoạt động cụ thể. Ví dụ: “David rửa xe của bạn hai ngày trước.” Loại thông tin này không có giá trị về mặt bản chất khi nó không thể sử dụng được trong bất kỳ phương pháp hiểu quả nào. Bên cạnh các lịch sử hoạt động như thế này, sự tương đồng là đúng trong các lịch sử dịch vụ khách hàng, lịch sử giao hàng/biên nhận, lịch sử tín dụng hoặc bất kỳ các lịch sử nào dựa trên sự thi hành. Vậy mà mọi người lại đi đánh giá loại thông tin trên. Nó tạo nền tảng cho sự uy tín và thậm chí cả tính liêm chính nữa. Khi được hiểu như vậy, nó thường được dùng như một dạng của tiền tệ.

Tại sao lịch sử không có giá trị về mặt bản chất của loại này lại được đánh giá? Một nhà lý luận tiền tệ có thể nói với bạn lý do là vì nó thiếu tính đảm bảo và thiếu sự tín nhiệm. Nếu mọi người được tin tưởng để thực hiện tốt những lời hứa hẹn của họ, thì thành tích trong quá khứ của họ sẽ trở nên không quan trọng từ góc nhìn kinh tế. Sự uy tín là một dạng của vốn. Nó được đánh giá bởi vì nó thuyết phục các chủ nợ (các tín đồ) rằng nhiều cơ quan có danh tiếng tốt có khả năng sẽ thực hiện lời hứa của họ. Chúng ta gửi tiền vào ngân hàng không phải vì chúng ta nghĩ những người làm ngân hàng là những thiên thần, mà bởi chúng ta tin rằng giá trị quyền kinh doanh dài hạn của Ngân hàng mà làm tăng lợi ích cho ngân hàng về mặt ngắn hạn có thể xuất phát từ việc nắm giữ ngân quỹ của chúng ta. (đó là một giả thiết, ít ra là như vậy. Phải thừa nhận là nó chưa hoàn hảo trong cách thuyết phục.)

Hãy lưu ý điều quan trọng sau đây. Bởi vì các dữ kiện lịch sử là thông tin, chúng có thể dễ dàng được bịa ra. Và đây thực sự là nguồn gốc cơ bản của vấn đề: mọi người có động cơ để bịa đặt và làm giả các dữ kiện lịch sử cụ thể (của chính họ hoặc thậm chí của người khác) để đạt được lợi ích cá nhân mà đạt đến sự chi tiêu của cộng đồng. Không có xã hội nào có thể phát triển, huống chi là tồn tại, nếu thành viên của cộng đồng đó lại phải lo lắng một cách thái quá về việc người khác được ghi nhận bởi sự đóng góp riêng của họ cho cộng đồng mở rộng hơn. Tôi viết bài blog này một phần (thực ra là phần lớn) là bởi vì tôi đang hy vọng tôi cũng được ghi nhận.

Bởi vì con người (như những người làm ngân hàng) không phải thiên thần, thứ cần thiết ở đây là cơ sở dữ liệu lịch sử chân thực và cố định (được trình bày trên một chuỗi hoạt động thích hợp cho cộng đồng được nêu trên). Mục đích của nó là loại bỏ các nhận định sai lệch về thái độ hòa đồng (những việc làm tương đương với việc làm giả tiền tệ). Hãy tưởng tượng đến cả việc loại trừ sự thất bại trong những hồ sơ giả mạo. Bao nhiêu thời gian bị lãng phí vào việc giải quyết những yêu cầu của “ông này bà kia” bên trong, bên ngoài tòa án? Chúng ta có thể không muốn thứ Công nghệ “Ông già Noel” quái đản này, nhưng nếu có thứ gì đó được dựa trên phạm vi giới hạn cho sự ứng dụng cho trước thì thật là hay.

Kiến tạo Lịch sử

Đặt e(t) là kí hiệu cho một chuỗi các sự kiện, hoặc hoạt động (tương ứng với cộng đồng cho trước), được biểu diễn cụ thể tại các mốc thời gian t = 1, 2, 3, … Một lịch sử cụ thể tại thời điểm t được biểu diễn như sau:

h(t-1) = { e(t-1), e(t-2), …, e(0) }, t = 1,2,3,…

Cộng các sự kiện cụ thể lại, chúng ta có thể đặt E(t) là kí hiệu cho chuỗi các hoạt động cụ thể tại thời điểm t, và đặt H(t-1) kí hiệu cho lịch sử chung. Suy ra ta có một tập hợp lịch sử cụ thể của những người thuộc vào cộng đồng cho trước:

H(t-1) = { E(t-1), E(t-2), … , E(0) }, t = 1,2,3,…

Quan sát thấy E(t) có thể được coi như một “khối” (block) thông tin (tương ứng với chuỗi các hoạt động được thực hiện bởi thành viên trong cộng đồng tại thời điểm t). Nếu là như vậy, thì H(t-1) bao hàm cả những khối Block gắn thời gian – những khối thông tin được kết nối theo thứ tự để hình thành nên một dãy khác khối block. Trong trường hợp này, bất kỳ cơ sở dữ liệu nào chứa đựng lịch sử hoàn chỉnh (tương ứng với cộng đồng) của các sự kiện có thể được coi là một “Blockchain”.

Hãy lưu ý rằng vẫn còn những cách khác để thiết lập Lịch sử. Ví dụ, một nền kinh tế sử dụng tiền mặt mà trong đó mọi người đều ẩn danh và lấy e(t) biểu thị cho việc thu tiền (nếu dương) hoặc tiêu tiền (nếu âm). Lúc đó số dư tiền mặt (cash balances) cụ thể ở điểm đầu của mốc thời gian t được cho bởi h(t-1) = e(t-1) + e(t-2) + … + e(0). Đây là ý nghĩa mà trong đó “tiền là trí nhớ.” Tìm ra giá trị của một người bằng cách tính số tiền mà họ đã đáp ứng dưới dạng một bản thống kê sơ lược về những đóng góp cuối cùng (net contribution) của họ trong xã hội trong quá khứ. Một cách khác để thiết lập Lịch sử đó là chỉ rõ h(t-1) = { e(t-1) }. Đây là một mẫu mang tên “bạn đã làm được những gì cho tôi trong thời gian gần đây?” – dùng để ghi nhớ những sự giúp đỡ. Các khả năng là vô tận. Nhưng yếu tố quan trọng Blockchain đó là nó chứa đựng một lịch sử hoản chỉnh của các sự kiện liên quan đến cộng đồng. (Chúng ta cũng có thể khái quát hóa để rút ngắn lịch sử nếu việc lưu trữ dữ liệu có vấn đề.)

Xem thêm:

MỚI CẬP NHẬT

Trump bổ nhiệm cựu cầu thủ bóng đá Bo Hines làm người đứng đầu...

Vào Chủ nhật trên Truth Social, Donald Trump đã bổ nhiệm hai nhân vật mới làm cố vấn về các vấn đề kinh tế. Đáng...

Liệu Ethereum có cần “Michael Saylor” của riêng mình?

Nhà giáo dục và người ủng hộ Ethereum, Anthony Sassano đã đưa ra lập luận rằng một người nào đó sẽ thay mặt cho...

Stablecoin RLUSD của Ripple Labs là gì?

RLUSD là một loại stablecoin được phát triển bởi Ripple Labs, tổ chức đứng sau XRP. Với mục tiêu tạo ra một loại tiền...

Tâm lý xã hội về Bitcoin chạm đáy trong năm, báo hiệu giá sắp...

Tâm lý xã hội về Bitcoin đã chạm mức thấp nhất vào năm 2024, báo hiệu khả năng giá sắp phục hồi trên ngưỡng...
stablecoin

SpaceX của Elon Musk sử dụng stablecoin để phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Theo nhà đầu tư mạo hiểm Chamath Palihapitiya đến từ Silicon Valley cho biết trong podcast All-In vào thứ 6, SpaceX đang sử dụng...

UAE hiện nắm giữ 40 ​​tỷ đô la Bitcoin

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện sở hữu 40 tỷ đô la Bitcoin sau nhiều năm đầu tư để xây...

4 sự kiện kinh tế quan trọng có thể định hình giá trị của...

Khi năm 2024 đang dần khép lại, cộng đồng đam mê Bitcoin không khỏi xôn xao suy đoán về tương lai của đồng tiền...
Wall Street Pepe presale xuất sắc huy động vượt 33,5 triệu USD

Dogecoin và Pepe phục hồi mạnh mẽ, Wall Street Pepe presale xuất sắc huy...

Sau cú sụt giảm mạnh khiến toàn bộ thị trường điêu đứng, Bitcoin đã ngay lập tức phục hồi ấn tượng, tăng 3,9% và...

Tin vắn Crypto 22/12: Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng giá...

Từ nhận định Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn parabol của chu kỳ thị trường hiện tại đến Spacecoin XYZ đã phóng...
doge-giam-gia

Dogecoin lao dốc 30% từ đỉnh, đối mặt nguy cơ tụt dưới mốc $0,20

Giá Dogecoin (DOGE) giảm hơn 30% so với mức cao nhất năm là $0,48 vào đầu tháng này. Sự sụt giảm được liên kết...

Nhiều Bitcoin “ngủ đông” đang dần hồi sinh và được chuyển đến ví mới

Trong suốt bốn ngày qua, giá Bitcoin liên tục thoái lui khỏi mức đỉnh kỷ lục 108.000 USD, chứng kiến giá trị giảm hơn...

Doanh số NFT tăng 32% trong tuần đạt 304 triệu đô la

Tuần trước, doanh số bán NFT dựa trên Ethereum đã ghi nhận mức tăng mạnh, đẩy tổng khối lượng giao dịch NFT kỹ thuật...

Altcoin tăng 20.000% và 9 token khác đang dẫn đầu về hoạt động cá...

Dữ liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Santiment đã chỉ ra một altcoin đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn...
XRP

Cá voi XRP mua dip, ảnh hưởng thế nào đến giá?

Giá Ripple (XRP) giảm gần đây đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư lớn, với dữ liệu on-chain cho thấy...
Bitcoin

Bitcoin sụp đổ có thể là bước đệm cho sự phục hồi lịch sử...

Giá Bitcoin gần đây đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 108.364 đô la trước khi lao dốc xuống còn 92.118 đô...

Cựu CEO Binance.US Brian Brooks gia nhập hội đồng quản trị MicroStrategy

MicroStrategy, công ty phần mềm nổi bật của bò Bitcoin Michael Saylor, vừa thông báo việc bổ nhiệm cựu CEO của Binance.US, Brian Brooks,...