Bản thân tiền điện tử là một mô hình mới để đổi mới tài chính giống như cách mà phần mềm internet đã thống trị thế giới trong ba thập kỷ qua.
Trong khi đó, thị trường tiền điện tử có thể là một mớ hỗn độn, hiếm khi bị thúc đẩy bởi các nguyên tắc cơ bản và thường bị cường điệu hóa. Giá tài sản kỹ thuật số có thể dao động mạnh mẽ tùy thuộc vào những tin tức được lan truyền hàng ngày và mạng xã hội.
Đầu tuần này, nhà phân tích của Matrixport đã dội một gáo nước lạnh vào niềm tin của nhiều người khi cho rằng SEC sẽ không phê duyệt quỹ Bitcoin ETF giao ngay đầu tiên của Hoa Kỳ. Điều này ngay lập tức khiến Bitcoin đột ngột giảm 10%.
Sự sụp đổ đã thanh lý 500 triệu USD trên các sàn giao dịch phái sinh, chỉ trong vài giờ, đợt thanh lý tồi tệ nhất trong nhiều tháng qua.
Bitcoin hầu như đã phục hồi sau đó, nhưng không phải ai cũng tin rằng bài đăng của Matrixport, vốn lan truyền nhanh chóng trên X, là nguyên nhân trực tiếp khiến thị trường lao dốc.
Trong nhiều trường hợp, các tin tức cả thật và giả đã khuếch đại sự biến động của không gian tiền điện tử.
Các biểu đồ bên dưới thể hiện hành động giá của tiền điện tử xung quanh các tin tức lớn trong khoảng 6 năm qua. Mỗi dòng đại diện cho một tin tức khác nhau và bắt đầu một tuần trước khi các bài viết xuất hiện và kéo dài cho đến một tuần sau đó.
Tác động của mỗi câu chuyện có thể được nhìn thấy ở giữa biểu đồ vào ngày thứ 0. Các biểu đồ bắt đầu tương đối bình lặng nhưng chúng có sự chênh lệch đáng kể sau khi tin tức xuất hiện trên internet.
Tin tức thật
Theo biểu đồ, hai câu chuyện tích cực rõ ràng có mối tương quan với việc giá Bitcoin tăng cao hơn.
Quảng cáo tuyển dụng trên Amazon cho vị trí Trưởng bộ phận về blockchain và tiền điện tử vào tháng 7/2021 đã dẫn đến đợt tăng giá 5% của Bitcoin vào ngày hôm sau. Đà tăng đạt đỉnh gần 27% trong tuần kế tiếp.
Đúng là toàn bộ thị trường đang ở giữa chu kỳ tăng giá lớn vào thời điểm đó, do vậy, rất khó để xác định sức ảnh hưởng của tin tuyển dụng trên Amazon, mặc dù có rất nhiều trang báo đã đón nhận tin tức này.
Một báo cáo của CoinDesk vào năm 2023 tiết lộ về việc nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới, BlackRock, chuẩn bị nộp đơn đăng ký quỹ Bitcoin ETF giao ngay, đã gây ra sự khuấy động ở giai đoạn cuối của thị trường gấu vừa qua.
Nguồn: TradingView
Bitcoin chỉ tăng tối đa 3% trong ngày sau khi tin tức này nổ ra, nhưng đã vọt tới 23% trong tuần tiếp theo, mặc dù phần lớn điều đó có thể là do BlackRock nộp hồ sơ thực tế, 1 ngày sau bài viết của CoinDesk.
Các bài báo tin tức tiêu cực được phân tích có mối tương quan tương tự với đợt sụt giảm giá của Bitcoin.
Giá BTC đã giảm gần 11% trong 24 giờ sau báo cáo từ The Block chỉ ra rằng, văn phòng Thượng Hải của Binance đã đóng cửa sau khi cảnh sát đột kích vào năm 2019 (cựu Giám đốc điều hành Binance, Changpeng Zhao, đã đe dọa kiện The Block vì lan truyền thông tin này).
Bitcoin cũng giảm mạnh sau khi Trung Quốc cấm các sàn giao dịch tiền điện tử vào năm 2017 và một lần nữa lao dốc trước báo cáo của Business Insider vào năm 2018, tiết lộ rằng Goldman Sachs đã từ bỏ kế hoạch mở bàn giao dịch Bitcoin.
Tin giả
Đôi khi tiền điện tử bị cản trở bởi những tin đồn và bài viết giả mạo. Đáng buồn thay, chúng dường như cũng có tác động đến giá cả.
Những câu chuyện tin tức giả mạo tích cực được phân tích có mối tương quan với việc giá BTC tăng cao hơn.
Bitcoin đã tăng tới 9% trong tuần sau khi một người được phỏng vấn trên podcast tuyên bố vào tháng 8/2021 rằng, gã khổng lồ dầu mỏ Saudi Aramco sẽ sớm khai thác Bitcoin thông qua nguồn năng lượng dư thừa. Saudi Aramco nhanh chóng phủ nhận câu chuyện này.
Báo cáo từ cửa hàng CityAM ở London một tuần trước đó cho thấy Jeff Bezos đã chỉ đạo các nhà điều hành Amazon chấp nhận Bitcoin và thậm chí tung ra token của riêng họ.
Bitcoin đã tăng vọt 15% trong ngày sau bài đăng và Amazon đã phủ nhận tin tức ngay sau đó, khiến Bitcoin lao dốc trở lại mức ban đầu.
Nguồn: TradingView
Cả hai tin giả trong năm 2021 đều cũng đều khiến BTC giảm giá trong thời kỳ thị trường tăng giá. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa những tin tức đó và giá bitcoin đều chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Năm ngoái, vào cuối mùa đông tiền điện tử – tháng 10/2023, Cointelegraph đã đăng tải dòng tweet vô căn cứ, chỉ ra việc SEC phê duyệt quỹ Bitcoin ETF của BlackRock.
Bitcoin ngay lập tức tăng vọt lên 8% nhưng nhanh chóng thoái lui khi cộng đồng phát hiện ra đây là thông tin không chính xác.
Trong số hàng chục tin tức được nghiên cứu, có lẽ tác động mạnh nhất là tin đồn vào năm 2017, xuất phát từ một bài đăng trên 4chan khẳng định rằng nhà đồng sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin, đã qua đời trong một vụ tai nạn ô tô ở British Columbia. Điều này được cho là đã dẫn đến việc những người trong nội bộ dự án bán phá giá ETH của họ.
Màu xanh là tin thật, màu đỏ là tin giả | Nguồn: TradingView
Ether đã giảm tới 16% chỉ trong vòng 6 giờ sau khi tin đồn về vụ tai nạn nổ ra và lên tới 21% trong tuần tiếp theo.
Buterin cuối cùng đã chứng minh rằng anh ấy vẫn còn sống bằng cách đăng một bức ảnh chụp bản thân đang cầm tờ giấy ghi mã hash của một khối Ethereum gần đây.
Các biểu đồ trên cho thấy tầm quan trọng của việc luôn thận trọng trước các sự kiện trong không gian tiền điện tử, đặc biệt đối với những người quan tâm đến việc nắm giữ các vị thế ngắn hạn.
Mặc dù trong thời gian dài hơn, những câu chuyện và tin tức riêng lẻ dường như ít có tác động đến thị trường. Do đó, nhà đầu tư có thể bỏ qua các tín hiệu nhiễu từ tin tức và nắm giữ dài hạn hoặc tập trung nắm bắt tin tức để có thể giao dịch nhanh chóng.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Các kịch bản Bitcoin ETF bị từ chối
- BlackRock có kế hoạch sa thải 600 nhân viên khi dự đoán Bitcoin ETF giao ngay sẽ được duyệt vào 10/1
- Những điều bạn cần biết về cột mốc mới nhất của Solana
Việt Cường
Theo BlockWorks