Với tất cả những tin đồn và sự thổi phồng về Bitcoin và Blockchain gần đây, bạn sẽ nghĩ rằng chúng có thể giải quyết tất cả các vấn đề của thế giới hiện đại.
Web 3.0 – một kỉ nguyên số – đang tiến gần. Không ngành công nghiệp nào sẽ tránh khỏi sự đột phá này, dù là chăm sóc sức khỏe, chính phủ, tài chính hay bán lẻ.
Điều này có thể xảy ra, theo ông Antonio Garcia Martinez:
“Sự ngạo mạn cho rằng cách chữa trị cho mọi căn bệnh của xã hội nằm ở tương lai chưa được định trước, chứ không phải ở quá khứ đã bị lãng quên.”
Những thứ chúng ta có thể học được từ lịch sử – cũng nhiều như những thứ chúng ta khám phá qua các công nghệ.
Hãy đọc “Sách trắng” của Satoshi
Tháng trước, tôi đã ngồi xuống và đọc bản gốc “sách trắng” của Satoshi Nakamoto về Bitcoin, và thật sự là tôi đã bị choáng ngợp. Đó quả là một tác phẩm xuất sắc.
Nhưng tôi vẫn có nhiều câu hỏi chưa được trả lời:
1. Những sự kiện nào đã ảnh hưởng đến tư tưởng đằng sau Bitcoin?
2. Tại sao tác giả lại phải giấu tên?
3. Liệu Bitcoin có thật sự như Santoshi miêu tả? Đó có phải ngụ ý của ông ấy (bà ấy hay họ)?
Khi suy nghĩ về những câu hỏi này, tôi đã ngẫm ra một điều mà tôi cho là đúng với cả Satoshi và Mark.
“Các thiên tài thật sáng tạo nhưng không thể dự báo”
Đó là, cả Marx và Satoshi đều đưa ra một cái nhìn đầy lý luận và có có cơ sở về tương lai. Nhưng không ai trong số họ có khả năng dự đoán được ảnh hưởng và tính ứng dụng của những tư tưởng đó với người khác. Và không ai có thể kiểm soát sự sáng tạo của mình.
Thiên tài thường phản động
Tư tưởng của Marx về chủ nghĩa cộng sản và kinh tế đã bị ảnh hưởng bởi môi trường của ông. Cũng chính môi trường này đã ảnh hưởng đến sự truyền bá của những tư tưởng của ông – nỗi sợ công nghiệp hoá, công nghệ mới sẽ khiến con người trở nên vô dụng.
Mỉa mai thay, điều này cũng đang miêu tả chính môi trường hiện tại của chúng ta, với sự gia tăng của trí tuệ nhân tạo.
Thuật ngữ “Ludite” chỉ đến một nhóm người trong lịch sử đã chống lại công nghệ mới. Những thay đổi và sự bất bình đẳng mạnh mẽ giữa các nhà công nghiệp và công nhân, đã khiến Marx chỉ trích nặng nề chủ nghĩa tư bản và thay vào đó đề xuất một hệ thống xã hội khác.
Bitcoin cũng là một sản phẩm của môi trường. “Sách trắng” của Satoshi được xuất bản lần đầu vào năm 2008, không lâu sau cuộc suy thoái 2007. Sự kiện này đã dẫn đến sự suy giảm niềm tin của công chúng vào các tổ chức tài chính cho đến tận ngày nay. Dó đó, ý tưởng bỏ qua các tổ chức này ra đời.
Loại bỏ sự tập trung hoá
Marx và Satoshi ở mức độ nào đó đã tiếp cận các vấn đề tương tự theo cách giống nhau. Marx ủng hộ hệ thống không nhà nước, nơi công nhân kiểm soát các phương tiện sản xuất. Tài sản tư nhân sẽ được chuyển sang định nghĩa tài sản chung, và nhà nước sẽ “biến mất” theo cách diễn giải của Friedrich Angel, đồng tác giả thường xuyên với Marx.
Rõ ràng sự “biến mất” này không xảy ra ở các nước cộng sản nắm quyền – mà hoàn toàn ngược lại, với hậu quả khốc liệt.
Satoshi đã tìm cách loại bỏ các trung gian tài chính- các ngân hàng và công ty phát hành thẻ tín dụng kiểm soát dòng tiền của thế giới. Thay vào đó mạng lưới “peer-to-peer” (ngang hàng) sẽ được thiết lập và không có chính quyền trung ương. Mạng lưới có thể được tạo ra ra một cách cẩn thận để không một thành phần nào có thể ảnh hưởng đến giao dịch một cách sai trái.
Devil in details (Con quỷ ở trong các chi tiết)
Dù ý tưởng về Bitcoin có tuyệt vời thế nào thì thực tế hôm nay hoàn toàn khác với những gì Satoshi đã hình dung. Trong “sách trắng”, Bitcoin đã được mô tả như sau:
“Một phiên bản tiền điện tử thuần khiết “peer-to-peer” sẽ cho phép việc thanh toán trực tuyến được thực hiện trực tiếp giữa hai bên mà không phải thông qua tổ chức tài chính nào.”
Mặc dù điều này không hoàn toàn sai, nhưng đó không phải cách Bitcoin đang được sử dụng hiện nay.
Satoshi đã không thể dự đoán được sự khó khăn của Bitcoin trong phạm vi hàng triệu giao dịch. Giá mua và bán Bitcoin, cũng như việc mạng lưới không thể nhanh chóng xử lý các giao dịch, đã thay đổi bản chất của đồng tiền này. Hiện nay đồng tiền này ít được sử dụng như một phương thức thanh toán, mà như một nơi lưu trữ tài sản số.
Cách sử dụng Bitcoin hiện nay chủ yếu như một phương thức đầu cơ (nhiều nhà giao dịch bị cám dỗ bởi sự dao động giá lớn) và như một “đồng vàng kỹ thuật số”. Đó không phải là sự hình dung của Satoshi về cách ứng dụng đồng tiền này.
Marx, như đã nói ở trên, cũng không thể dự đoán được hệ tư tưởng của ông sẽ được dùng để thao túng và khai thác dân quần chúng. Ý tưởng về một nền kinh tế không có sự can thiệp của nhà nước, thực tế, đã trở thành một chủ nghĩa toàn trị. Những người theo chủ nghĩa dân tuý với khẳng định hưởng nhiều lợi ích nhất từ công nhân sẽ bị cám dỗ bởi quyền lực.
Di sản họ để lại
Tuy nhiên, cả Bitcoin và chủ nghĩa Marx đều tiếp tục tồn tại, dưới các hình thức phù hợp.
Chủ nghĩa Marx đã ảnh hưởng đến nhiều phòng trào lao động ở Mỹ, và sự chỉ trích chủ nghĩa tư bản vẫn hiện hình trong các nhà kinh tế và những phong trào của dân thường. Hơn nữa, nhiều quốc gia đã áp dụng chế độ dân chủ xã hội góp phần thúc đẩy nhiều hình thức xã hội tư bản hơn.
Với Bitcoin, tương lai của đồng tiền này giờ đang hiện diện trước mắt chúng ta. Có thể đây không phải giải pháp cuối cùng (cụm từ mang cả hành trang lịch sử) cho với hình thức thanh toán “peer-to-peer”. Nhưng với tư cách là một hàng hoá kỹ thuật số, nó đã cách mạng hoá việc con người lưu trữ tài sản.
Marx và Satoshi đều sở hữu những bộ não tuyệt vời, và sự sáng tạo của họ sẽ tiếp tục ảnh hưởng nhiều thế hệ tiếp theo. Nhưng điều này không có nghĩa là họ biết và có thể kiểm soát được cách những ý tưởng của họ tạo nên cuộc sống. Chúng ta có thể tôn vinh tài năng của họ, đồng thời thừa nhận rằng họ cũng không có câu trả lời đầy đủ và hoàn hảo.
Xem thêm:
Sn_nour
Tạp chí Bitcoin