Chiều ngày 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì phiên họp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương nhằm thảo luận định hướng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 ở mức 8% trở lên, đồng thời đặt nền móng cho tăng trưởng hai con số trong các năm tiếp theo. Nổi bật trong bài phát biểu của Tổng Bí thư là tầm quan trọng chiến lược của việc quản lý và phát triển tiền kỹ thuật số, được xem là động lực then chốt trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu hóa.
Sau khi lắng nghe ý kiến từ các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế và đại diện các bộ, ngành, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ sự đồng thuận với 10 giải pháp chiến lược do Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương đề xuất. Ông đánh giá cao những ý kiến đóng góp sâu sắc, thẳng thắn và mang tính xây dựng, coi đây là nền tảng quan trọng giúp Đảng và Chính phủ hoạch định chính sách phát triển bền vững. Đặc biệt, Tổng Bí thư nhấn mạnh rằng việc đón đầu xu hướng tiền kỹ thuật số là yếu tố không thể bỏ qua để Việt Nam tránh bị tụt hậu trong cuộc đua hội nhập quốc tế.

Về định hướng phát triển kinh tế, Tổng Bí thư chỉ đạo cần đồng thời thúc đẩy cả phía cung và phía cầu, tập trung tháo gỡ các rào cản và “điểm nghẽn” để tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ. Riêng với tiền kỹ thuật số, ông yêu cầu xây dựng một khung pháp lý tiên tiến, linh hoạt nhưng chặt chẽ, cho phép thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực công nghệ tài chính, bao gồm tiền kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và kinh tế nền tảng. “Chúng ta không được phép chậm chân, không thể để vuột mất cơ hội hay tự cô lập khỏi các hình thái tài chính hiện đại,” Tổng Bí thư khẳng định.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh rằng, để đạt được sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững, cần khơi dậy sức mạnh toàn dân, khuyến khích mọi tầng lớp tham gia lao động và sáng tạo giá trị. Trong đó, tiền kỹ thuật số không chỉ đóng vai trò là công cụ tài chính mà còn là chất xúc tác thúc đẩy kinh tế số, thương mại điện tử và các giao dịch hiện đại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bên cạnh vấn đề về tiền kỹ thuật số, Tổng Bí thư cũng đề cập đến các giải pháp bổ trợ như cải cách thể chế, tối ưu hóa môi trường kinh doanh, giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính và chi phí kinh doanh, đồng thời thúc đẩy kinh tế tư nhân và phát triển đô thị hóa bền vững. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng việc quản lý tiền kỹ thuật số cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu để tận dụng tối đa tiềm năng của cuộc cách mạng công nghệ tài chính.
Về chính sách tài khóa và tiền tệ, Tổng Bí thư đề xuất áp dụng chính sách tài khóa mở rộng, kết hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt và nới lỏng thận trọng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đối với tiền kỹ thuật số, ông yêu cầu các cơ quan liên quan đẩy nhanh nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn tài chính vừa không kìm hãm đổi mới sáng tạo, qua đó đưa Việt Nam hòa nhập sâu hơn vào nền kinh tế số toàn cầu.
Kết thúc hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định rằng, trong bối cảnh công nghệ tài chính đang định hình lại thế giới, tiền kỹ thuật số không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội chiến lược để Việt Nam vươn lên, khẳng định vị thế và đạt được những bước đột phá kinh tế trong năm 2025 cũng như các năm tiếp theo. Ông kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để biến tiềm năng này thành động lực tăng trưởng cụ thể, bền vững và lâu dài.
Người Việt nhạy bén công nghệ mới và ưa chuộng tiền kỹ thuất số
Hiện tại, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức độ tham gia và chấp nhận tiền kỹ thuật số hàng đầu trên thế giới. Theo báo cáo từ Triple-A năm 2024, Việt Nam đứng thứ hai toàn cầu về tỷ lệ dân số sở hữu tiền số, với khoảng 21,2% dân số (tương đương hơn 20 triệu người) tham gia vào thị trường này, chỉ đứng sau Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (34,4%) và vượt xa các cường quốc như Mỹ (15,6%) hay Ấn Độ (11,5%). Điều này cho thấy sự phổ biến đáng kể của tiền kỹ thuật số trong cộng đồng người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp trẻ, những người nhanh chóng tiếp cận công nghệ và tích cực tham gia đầu tư, giao dịch.
Bên cạnh đó, theo báo cáo “Chỉ số Chấp nhận Tiền điện tử Toàn cầu” của Chainalysis, Việt Nam từng giữ vị trí số một thế giới trong hai năm liên tiếp (2021 và 2022) về mức độ chấp nhận tiền điện tử, trước khi tụt xuống vị trí thứ ba vào năm 2023 với điểm số 0,568 trên thang điểm 1. Dù không còn dẫn đầu, thứ hạng này vẫn khẳng định Việt Nam là một trong những thị trường tiền kỹ thuật số sôi động nhất, không chỉ trong khu vực ASEAN mà còn trên toàn cầu. Một báo cáo khác từ Crypto Crunch App (2023) ước tính Việt Nam có khoảng 25,9 triệu người sở hữu tiền ảo, đứng thứ ba thế giới về số lượng tuyệt đối, sau Ấn Độ (157,6 triệu người) và Mỹ (44,3 triệu người). Nếu xét theo tỷ lệ dân số, thành tích này càng nổi bật khi Việt Nam vượt qua nhiều quốc gia phát triển về mức độ thâm nhập của tiền mã hóa.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn
- Chính phủ Việt Nam định nghĩa tài sản số: Điều chỉnh theo Bộ luật Dân sự
- Việt Nam đứng thứ 4 về tỷ lệ sở hữu tiền điện tử khi nhận thức toàn cầu đạt 93%
- Việt Nam có kế hoạch thử nghiệm sàn giao dịch crypto tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh
- Việt Nam đề xuất cho phép giao dịch tiền mã hoá tại Trung tâm tài chính từ 1/7/2026
Càn Long