Tổng quan về 2 phiên điều trần trước Quốc Hội Mỹ của Facebook về đồng Libra

Updated: 18/07/2019 at 15:00

Nghị sĩ Mỹ muốn Facebook bỏ dự án Libra

Lo ngại vấn đề quản lý tiền kỹ thuật số và bảo mật thông tin người dùng khiến các nhà làm luật Mỹ nghi ngại dự án của Facebook.

Hôm qua (17/7), David Marcus – Giám đốc dự án tiền kỹ thuật số Libra của Facebook tiếp tục ra điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính thuộc Hạ viện Mỹ. Cuộc điều trần kéo dài hơn 4 giờ, hé lộ nhiều thách thức Facebook phải đối mặt khi muốn ra mắt tiền kỹ thuật số này.

Chủ tịch ủy ban này – bà Maxine Waters so sánh Facebook với hai công ty Mỹ cũng gặp scandal lớn, là Wells Fargo và Equifax. “Số người chịu thiệt hại từ hoạt động của Facebook cũng tương tự Wells Fargo, và sự thất bại trong việc bảo mật thông tin người dùng cũng có quy mô như Equifax”, bà nói. Waters đã công bố một dự luật cấm các hãng công nghệ lớn tham gia vào hệ thống tài chính. Việc này có thể ngăn Facebook ra mắt Libra.

Nghị sĩ Carolyn B. Maloney thì cho rằng Facebook nên bỏ ý tưởng này, hoặc ít nhất chỉ đưa ra một chương trình thử nghiệm nhỏ. “Tôi không cho rằng Facebook nên ra mắt Libra. Việc tạo ra một đồng tiền mới là chức năng cơ bản của chính phủ”, bà nói.
Các nghị sĩ Mỹ muốn biết chính xác Libra là gì – ngân hàng, hàng hóa hay một quỹ ETF. Marcus khẳng định Libra giống một loại hàng hóa hơn. “Chúng tôi muốn Libra trở thành một đồng tiền số toàn cầu”, ông nói.

Dù vậy, câu trả lời này vẫn khiến một số nghị sĩ khó hiểu. “Rút cục nó là cá hay chim? Tôi thấy giống thú mỏ vịt hơn”, Bill Huizenga – nghị sĩ đảng Cộng hòa nhận xét.

Facebook cho biết tiền kỹ thuật số này sẽ thu hẹp khoảng cách trong hệ thống tài chính toàn cầu, giúp những người khó tiếp cận ngân hàng truyền thống gửi và nhận tiền nhanh chóng với mức phí gần như bằng 0. Dù vậy, việc Libra sẽ được quản lý thế nào tại Mỹ và các nước trên thế giới vẫn còn chưa rõ ràng. Đây là quá trình có thể quyết định thành công của đồng tiền kỹ thuật số này.

Hôm qua, Bộ trưởng Tài chính Pháp Le Maire cũng tỏ ý nghi ngại về Libra. Ông cho biết giới chức phải có quy định khắt khe với tiền kỹ thuật số này. “Người ta lo ngại rửa tiền và tài trợ khủng bố”, ông cho biết trên CNBC.

Nghị sĩ Brad Sherman cũng so sánh Libra với vụ tấn công khủng bố năm 2001. “Nó có thể còn đe dọa Mỹ nhiều hơn thế”, ông nói.

Một số nghị sĩ khen ngợi ý tưởng đột phá của Facebook, nhưng vẫn tỏ ra nghi ngờ. “Chúng ta không thể chỉ vì không hiểu hết về công nghệ mà ngay lập tức cấm nó được. Nhưng thành thật mà nói, vì là Facebook nên tôi nghi ngờ chuyện này”, nghị sĩ Patrick T. McHenry cho biết.

Facebook đang ngày càng mất uy tín với giới chức Mỹ, sau hàng loạt scandal về tin giả và bảo mật thông tin người dùng. Tuần trước, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) còn phạt mạng xã hội này 5 tỷ USD vì vấn đề bảo mật.

Một số nghị sĩ hôm qua đặt câu hỏi liệu Facebook có thể ngăn những người đã bị cấm dùng mạng xã hội này sử dụng Libra hay không. Marcus cho biết hiện tại ông không có câu trả lời cho vấn đề này.

Marcus – Libra không cạnh tranh với tiền tệ các nước

Dù vậy, Marcus cũng nhắc lại họ sẽ không vội vã phát triển tiền kỹ thuật số này và đã bắt đầu thảo luận với giới chức Mỹ cũng như nhiều nước khác. “Chúng tôi chịu trách nhiệm về các sai lầm của mình và đang nỗ lực khắc phục các vấn đề trên mọi phương diện”, ông nói.

Marcus nhấn mạnh họ chỉ là một trong rất nhiều thành viên của Libra Association – tổ chức quản lý tiền kỹ thuật số này. Và tầm nhìn của họ là giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn từ các công ty đáng tin cậy để sử dụng Libra, không chỉ riêng ví Calibra của Facebook. Vì vậy, Facebook “sẽ phải làm việc chăm chỉ để có niềm tin của mọi người” vào sản phẩm riêng của mình.

Ông cũng khẳng định cả Libra và Libra Association không có mục tiêu thay thế Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hay bất kỳ ngân hàng trung ương nào khác. “Libra Association không có ý định cạnh tranh với bất kỳ loại tiền tệ chính thức nào, hay tham gia vào cuộc chơi chính sách tiền tệ”, Marcus nói.

Ông cho biết tiền số có rất nhiều lợi ích tiềm năng và Facebook sẵn sàng hợp tác với giới chức để thực hiện dự án này. “Tôi cho rằng đây sẽ là cuộc giám sát lớn nhất, toàn diện và cẩn trọng nhất của giới chức và ngân hàng trung ương trong lịch sử fintech”, Marcus cho biết.

Nhiều thượng nghị sĩ hôm qua cũng đề cập đến lo ngại về dữ liệu cá nhân người dùng. Facebook trước đó cho biết Calibra là thực thể độc lập tại Facebook, với nhiệm vụ phát triển ví điện tử và các sản phẩm khác sử dụng Libra. Họ khẳng định Calibra sẽ không chia sẻ dữ liệu tài chính người dùng với Facebook, trừ trường hợp như hạn chế lừa đảo. Hai bên sẽ chỉ chia sẻ thông tin nếu người dùng đồng ý.

Khi được hỏi liệu Facebook có hỏi ý kiến người dùng để kiếm tiền từ dữ liệu tài chính của họ, như cách mạng xã hội này đang làm với các dữ liệu khác, Marcus cho biết ông “chưa nghĩ được lý do nào để làm việc đó bây giờ”.

Việc trụ sở của Libra Association đặt tại Thụy Sĩ cũng khiến các nhà làm luật Mỹ nghi ngờ. Marcus khẳng định quyết định này không nhằm trốn thuế hay né các nghĩa vụ tại Mỹ. “Chúng tôi cho rằng một đồng tiền số, mang bản chất toàn cầu và được sử dụng bởi người dân trên khắp thế giới sẽ hưởng lợi từ việc đặt trụ sở ở nơi có nhiều tổ chức quốc tế”, ông giải thích. Marcus cũng cam kết Calibra sẽ tuân thủ các quy định tài chính bang và liên bang.

Dù vậy, không phải tất cả thành viên ủy ban đều có lập trường cứng rắn với Libra. Nhiều người đề cập đến tầm quan trọng của Mỹ trong việc tạo ra khung quản lý tiền kỹ thuật số và các sáng kiến fintech trong tương lai.

Sự nghi ngại của giới chức Mỹ cho thấy thách thức lớn mà Facebook đang phải đối mặt. Dù vậy, Facebook cho biết họ vẫn nhắm tới mục tiêu ra mắt Libra năm 2020.

“Chúng tôi không đặt giới hạn về khoảng thời gian từ giờ đến khi ra mắt. Quá trình này phụ thuộc vào việc xem xét và cân nhắc pháp lý của giới chức”, ông nói, “Chúng tôi biết việc này cần thời gian. Tôi muốn nói rõ rằng: Facebook sẽ không ra mắt Libra cho đến khi hoàn toàn xóa tan lo ngại của giới chức và nhận được những sự chấp thuận phù hợp”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã bày tỏ lo ngại về tiền số này. Ông Trump yêu cầu Facebook phải xin giấy phép hoạt động Ngân hàng trước khi làm bất cứ điều gì với đồng tiền số này, và cho rằng, tại nước Mỹ chỉ có duy nhất một đồng, đó là USD, nó đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney cũng có chung quan điểm trên.

Thạch Sanh

Tạp Chí Bitcoin

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Giá Stellar Lumens (XLM) đã bứt phá mạnh mẽ, chạm mốc $0,52 vào ngày thứ Sáu, khép lại chuỗi tăng trưởng ấn tượng 87% chỉ trong một tuần. Đà tăng này phản ánh xu hướng tích cực tương tự từ XRP, khi token này cũng lập đỉnh mới trong năm... ...

Nhà phân tích GehavianGoals dự đoán Shiba Inu (SHIB) sẽ duy trì đà tăng giá, với sự phục hồi từ ngưỡng kháng cự quan trọng và hoạt động thị trường mạnh mẽ. Trong khi đó, giá SHIB đã có những biến động đáng kể, với mức tăng trưởng mạnh sau... ...

Arthur Hayes – đồng sáng lập sàn giao dịch BitMEX và hiện là Giám đốc Đầu tư của quỹ Maelstrom – đang thể hiện quan điểm lạc quan mạnh mẽ với hệ sinh thái Ethereum (ETH). Mới đây, ông đã mua vào một loạt token liên quan đến Ethereum như... ...

Thị trường crypto hiện đang chứng kiến làn sóng lạc quan mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi mức cao nhất mọi thời đại (ATH) gần đây của Bitcoin và việc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua hai đạo luật CLARITY và GENIUS. Động lực tích cực này được kỳ vọng... ...

Bitcoin tiếp tục dao động trong vùng tích lũy khi phe gấu liên tục cản trở nỗ lực của phe bò nhằm duy trì mức giá trên ngưỡng $120.000. Theo ông Jurrien Timmer – Giám đốc Vĩ mô Toàn cầu tại Fidelity – nếu so sánh với tốc độ chấp... ...

Dòng vốn đang luân chuyển từ Bitcoin sang altcoin với TOTAL2, tổng vốn hóa thị trường của lĩnh vực crypto không bao gồm BTC, đạt 1,5 nghìn tỷ USD vào hôm thứ Sáu. Đây là ngưỡng kháng cự dài hạn đã được kiểm tra lần cuối vào tháng 1/2025. Mặc... ...

Litecoin (LTC) đang dần lấy lại đà tăng trưởng sau nhiều tháng tích lũy. Nó đã thiết lập một kỷ lục mới về lãi suất mở (Open Interest – OI), đạt 761 triệu USD chỉ trong vòng 24 giờ. Giá LTC cũng cho thấy triển vọng tăng trưởng tích cực... ...

Trong bối cảnh Ethereum bùng nổ, cổ phiếu của các công ty dự trữ Ethereum chiến lược đã ghi nhận mức tăng trưởng hai con số, nhờ vào những tín hiệu tăng giá mạnh mẽ. Giá ETH đã tăng vọt hơn 10% trong 24 giờ qua, đạt mức cao nhất... ...

Theo báo cáo mới nhất từ Binance Research, tổng vốn hóa thị trường crypto đã ghi nhận một mức tăng nhẹ 1,99% kể từ đầu năm 2025. Mặc dù con số này có thể không gây ấn tượng mạnh như những đợt tăng giá trước đây, nhưng đây vẫn là... ...

Cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản sắp tới đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với chính sách thuế crypto, với những tác động tiềm tàng vượt xa thị trường trong nước. Những diễn biến chính trị xoay quanh cuộc bầu cử này có thể làm thay đổi... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode