Các mối đe dọa từ chính quyền dường như không thể dập tắt nhu cầu của các nhà đầu tư Trung Quốc đối với tài sản tiền điện tử.
Khi Bắc Kinh cố gắng điều chỉnh và ngăn chặn sự bùng nổ của tiền điện tử, các trader đã trốn tránh sự giám sát của quy định bằng cách sử dụng các bàn giao dịch OTC.
Theo một báo cáo ngày 31 tháng 5 do Bloomberg công bố, đã có một sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng nền tảng OTC kể từ khi Trung Quốc tuyên bố đàn áp tiền điện tử bằng cách thắt chặt các hạn chế, cấm các tổ chức tài chính và công ty thanh toán cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền điện tử vào đầu tháng này.
Mặc dù khó xác định chính xác khối lượng giao dịch vì các giao dịch OTC của Trung Quốc là ngang hàng và sử dụng nền tảng thanh toán của bên thứ ba, tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và USDT được coi là thước đo chính về tâm lý thị trường tiền điện tử địa phương – nhu cầu đối với USDT ngày càng tăng trong thời kỳ thị trường suy thoái.
Theo Bloomberg, tỷ giá USDT / CNY đã giảm tới 4,4% sau cuộc đàn áp của Trung Quốc hồi đầu tháng, nhưng kể từ đó đã thu hồ lại được hơn một nửa khoản lỗ. Sự phục hồi cho thấy mức bán đỉnh điểm có thể đã qua khi thị trường bắt đầu củng cố.
Một trong những mối quan tâm thúc đẩy cuộc đàn áp tiền điện tử của Trung Quốc là dòng vốn chảy ra, vốn được xem là động lực thúc đẩy các động thái mới nhất của chính phủ nhằm đàn áp ngành công nghiệp này. Bloomberg suy đoán rằng, giao dịch OTC có thể không gây ra rủi ro bay vốn tương tự như các sàn giao dịch điển hình, cho thấy các nhà quản lý có thể không quá nặng tay trong việc xử lý hoạt động này.
“Bởi vì giá trị đồng Nhân dân tệ của các giao dịch OTC diễn ra hoàn toàn trong hệ thống tài chính nội địa của Trung Quốc, nên rủi ro của dòng vốn quy mô lớn là thấp”, báo cáo lưu ý.
Việc Trung Quốc chuyển sang thị trường OTC phản ánh tình hình vào cuối năm 2017, khi quốc gia này lần đầu tiên áp dụng lệnh cấm đối với các sàn giao dịch tiền điện tử. Các trader Trung Quốc vẫn được cho là đại diện cho một thị phần lớn của giao dịch tiền điện tử toàn cầu ngày nay bất chấp cuộc đàn áp. Các nhà phân tích ước tính, Trung Quốc sở hữu 7% Bitcoin của thế giới và chiếm khoảng 80% giao dịch trước cuộc kiểm soát chặt chẽ năm 2017.
Làn sóng quy định mới nhất do chính phủ áp đặt cũng đã nhắm mục tiêu đến các hoạt động khai thác tiền điện tử khi Trung Quốc cố gắng điều chỉnh các mục tiêu trung lập carbon của mình. Một số công ty bao gồm cả Huobi và OKEx đã tạm dừng các hoạt động khai thác và các dịch vụ khai thác (poll) cho khách hàng Trung Quốc.
Kết quả là, độ khó khai thác Bitcoin đã giảm 16% vào Chủ nhật (30/5) xuống còn 21.000 tỷ – mức giảm mạnh nhất trong năm nay. Độ khó khai thác cung cấp ước tính về sức mạnh tính toán cần thiết để tạo ra BTC mới.
Mạng tự động điều chỉnh độ khó khoảng hai tuần một lần, đáp ứng mức độ cạnh tranh giữa các thợ đào. Nó càng xuống thấp, càng ít cạnh tranh – cho thấy rằng nhiều người đã tắt các thiết bị khai thác của họ.
- Độ khó khai thác bitcoin giảm 16% do hashrate giảm trước khi có lệnh đàn áp của Trung Quốc
- Cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc kêu gọi giám sát chặt chẽ giao dịch Bitcoin
Ông Giáo
Theo Cointelegraph