Trung tâm Phát triển Công nghiệp Thông tin Trung Quốc đã công bố bảng xếp hạng tiền điện tử mới nhất của mình. 37 dự án đã được đánh giá và được xếp hạng tổng thể cũng như xếp hạng theo 3 loại riêng biệt. Một số mục yêu thích đã được thay đổi và 2 dự án đã được thêm vào danh sách dự án được xếp hạng trước đó.
Bản cập nhật lần thứ 13 của bảng xếp hạng tiền điện tử
Trung tâm Phát triển Công nghiệp Thông tin (CCID), thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, đã phát hành bản cập nhật thứ 13 của bảng xếp hạng dự án tiền mã hóa vào ngày thứ 3. Tổng số dự án được xếp hạng đã tăng lên 37, với 2 dự án được thêm vào bảng xếp hạng gần đây nhất vào tháng 5.
Ngoài xếp hạng tổng thể, CCID còn đánh giá tất cả 37 dự án dựa trên nền tảng công nghệ, khả năng ứng dụng và sáng tạo của chúng. EOS vẫn duy trì vị trí đầu bảng xếp hạng chung, theo sau là Ethereum và sau đó là TRON. Vào tháng Hai, trung tâm xếp hạng TRON ở vị trí thứ hai. Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng mới nhất, TRON lại tụt xuống vị trí thứ ba, bị thay thế bởi Ethereum. BTC hiện xếp thứ 11, tăng một bậc từ tháng 5. BCH cũng đã được cải thiện, hiện đang chiếm vị trí thứ 26 tổng thể, tăng từ vị trí thứ 29 trước đó.
Hai dự án được bổ sung
Hai dự án công khai khác đã được thêm vào danh sách xếp hạng trước đó – Cosmos và Zilliqa. Hình thức là “một hệ sinh thái gồm các blockchain có thể mở rộng và tương tác với nhau”, theo chi tiết trang web của dự án. “Trước khi có Cosmos, các blockchain bị kìm hãm và không thể kết nối với nhau. Việc xây dựng chúng gặp rất nhiều khó khăn và chỉ có thể xử lý một lượng nhỏ giao dịch mỗi giây. Cosmos giải quyết những vấn đề này bằng một tầm nhìn kỹ thuật mới”. Cosmos ra mắt ở vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng CCID tổng thể, ngay dưới STEEM và đứng trên cả Bitcoin.
Dự án Zilliqa đề xuất “phân nhánh giao dịch để cải thiện hiệu suất giao dịch”, theo CCID mô tả. “Thêm vào đó, Zilliqa sử dụng ngôn ngữ liên lạc thông minh mới là Scilla để ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật thường xảy ra trong Solidity, giúp thực hiện xác minh dễ dàng hơn.” Dự án này xuất hiện ở vị trí thứ 24 trong bảng xếp hạng tổng thể CCID, ngay dưới Stratis và trên Tezos.
Mô hình đánh giá
CCID giải thích rằng mô hình đánh giá đang được sử dụng không thay đổi và các dự án vẫn đang được đánh giá tổng thể cũng như trong ba lĩnh vực: Công nghệ cơ bản, khả năng ứng dụng và khả năng sáng tạo.
Chỉ số phụ đầu tiên, Công nghệ cơ bản, chủ yếu đánh giá mức độ thực hiện kỹ thuật của chuỗi công cộng, thêm vào đó chủ yếu kiểm tra các lĩnh vực như chức năng, hiệu suất, an toàn và tính phi tập trung hóa của chuỗi công cộng. Chỉ số phụ này chiếm 65% tổng chỉ số. “Mức trung bình của chỉ số công nghệ cơ bản tổng thể đã giảm nhẹ so với giai đoạn trước”, theo CCID tiết lộ.
Chỉ số phụ thứ hai, Khả năng ứng dụng, chủ yếu đánh giá mức độ hỗ trợ chuỗi công khai toàn diện cho các ứng dụng thực tế, theo trung tâm mô tả, họ cho biết thêm rằng chỉ số phụ này chiếm 20% tổng chỉ số. Bốn khía cạnh quan trọng được kiểm tra cho đánh giá này: “triển khai node, ứng dụng ví, hỗ trợ phát triển và triển khai ứng dụng”. Trung tâm lưu ý rằng, “So với danh sách trước đó, 5 chỉ số được áp dụng hàng đầu không thay đổi.”
Chỉ số phụ thứ ba, Khả năng sáng tạo, chủ yếu kiểm tra sự đổi mới liên tục của chuỗi công khai. Theo trung tâm, với chỉ số này, các dự án được đánh giá dựa trên các yếu tố như số lượng nhà phát triển, mã code được cập nhật thường xuyên và liên tục như thế nào và các dự án nào khác có ảnh hưởng đến mã code. Chỉ số phụ này chiếm 15% tổng chỉ số.
Trung Quốc xếp hạng tiền điện tử như thế nào?
CCID tự mô tả mình là “một tổ chức nghiên cứu khoa học hạng nhất trực thuộc chính quyền của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.”
Bảng xếp hạng tiền điện tử đầu tiên được công bố vào tháng 5 năm ngoái. Một tuần trước khi phát hành, vào ngày 11/05, trung tâm đã tổ chức một hội nghị chuyên đề về đánh giá công nghệ blockchain công cộng ở Bắc Kinh và tiết lộ tiến trình mới nhất của công việc đánh giá dự án tiền mã hóa được thực hiện bởi viện nghiên cứu blockchain CCID (Qingdao), một thực thể được thành lập bởi trung tâm. Điều này cho thấy rằng bảng xếp hạng và đánh giá tiền điện tử đã được thực hiện với sự cộng tác của nhiều bên như nhóm tư duy CCID và Trung tâm đánh giá phần mềm Trung Quốc. Kết quả của đánh giá này sẽ cho phép nhóm CCID cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật tốt hơn cho các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp kinh doanh, viện nghiên cứu và những nhà phát triển công nghệ,” Trung tâm nói rõ.
Khi bảng xếp hạng đầu tiên được công bố, Quartz đã viết rằng: “Hôm nay (17/05), Trung tâm Phát triển Công nghiệp Thông tin Trung Quốc (CCID), một đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ công nghiệp, đã chính thức ra mắt chỉ số xếp hạng hàng tháng của mình trên 28 đồng tiền điện tử và các blockchains phía sau chúng. CCID đã công bố sáng kiến này vào tuần trước, chỉ ra sự thiếu thốn các phân tích độc lập về tiền mã hóa và blockchain với tư cách như một hướng dẫn cho các chính phủ, doanh nghiệp và các viện nghiên cứu trên toàn thế giới.”
Dấu hiệu bullish tại Trung Quốc gần đây
Gần đây đã xuất hiện một số sự phát triển tích cực đến từ Trung Quốc có liên quan đến tiền điện tử. Theo kênh truyền thông địa phương, Tòa án Internet Hàng Châu đã công nhận Bitcoin là một loại hàng hóa. “Vào ngày 18/07, tòa án này đã xác nhận thuộc tính ‘tài sản ảo’ của Bitcoin, đây là lần đầu tiên tòa án Trung Quốc xác định thuộc tính tài sản ảo của các loại tiền kỹ thuật số”, kênh thông tin đăng tải.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung Quốc, một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất đất nước, đã công bố một biểu đồ học trực quan về Bitcoin vào ngày 26/07, giải thích cách thức hoạt động và lý do giá Bitcoin tăng.
- Xếp hạng tiền điện tử: Trung Quốc đánh giá cao hợp đồng thông minh và hạ thấp Bitcoin
- Trung Quốc xếp hạng Crypto: EOS, Ethereum và GXChain luôn nằm trong top ba, trong khi Bitcoin đứng ở vị trí thứ 18
Huyền Đinh
Tạp chí Bitcoin | Bitcoin News