Theo dữ liệu từ Trung tâm Chống gian lận Quốc gia Trung Quốc, trong nửa đầu năm 2021, đã có hơn 380 nhóm tội phạm bị cáo buộc tham gia vào các hoạt động mờ ám như thực hiện các chương trình khuyến mãi gây hiểu lầm và rửa tiền bằng tiền điện tử.
Zhang Shuo, Giám đốc Trung tâm Chống gian lận Quốc gia cho biết gian lận điện tử đã trở thành loại hình tội phạm phát triển nhanh nhất. Từ tháng 1 đến tháng 5, 114.000 vụ việc đã được xử lý trên toàn quốc và hơn 14.000 băng nhóm tội phạm đã bị triệt phá. Các trò gian lận liên quan đến tiền điện tử và sử dụng các công nghệ cao là trọng tâm chính.
Zhang Shuo – Giám đốc Trung tâm Chống gian lận Quốc gia của Trung Quốc phát biểu tại cuộc họp
Gian lận tiền điện tử đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Theo “Báo cáo lừa đảo tiền điện tử” được công bố bởi công ty phòng chống gian lận Bolster, hơn 400.000 vụ lừa đảo tiền điện tử đã diễn ra trên toàn cầu vào năm 2020, tăng khoảng 40% so với năm 2019.
Ở Trung Quốc, lừa đảo tiền điện tử cũng tăng tốc trong những năm gần đây. Trong quá khứ, những trò gian lận như vậy chỉ giới hạn trong cộng đồng tiền điện tử. Tuy nhiên, với sự phổ biến của Internet và mức độ tăng trưởng của công nghệ blockchain ở quốc gia này, scams đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người.
Số vụ gian lận kỹ thuật số đã vượt qua số vụ scam offline* từ bốn năm trước, một sĩ quan công an tỉnh Chiết Giang cho biết tại một sự kiện blockchain lớn ở Trung Quốc diễn ra vào cuối tuần trước ở thành phố Hàng Châu.
*Scam offline: hình thức lừa đảo xuất hiện trước khi thời đại công nghệ số bùng nổ.
Khi chương trình tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương Trung Quốc đang được thử nghiệm rộng rãi trên toàn quốc, những kẻ lừa đảo đã lợi dụng sự quen thuộc của mọi người với khái niệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số để bỏ túi khoản tiền lớn thông qua các dự án copycat.
Nhiều cơ quan quản lý nước này đã áp dụng công nghệ blockchain để nâng cấp dịch vụ khi cho rằng blockchain là một trong những công nghệ cốt lõi cần thiết để hỗ trợ làn sóng chuyển đổi kỹ thuật số tiếp theo của Trung Quốc. Và họ vô tình đã trở thành mục tiêu của hackers.
Shi Jintan, một nhà nghiên cứu về sự an toàn của blockchain cũng đã cho biết tại hội nghị rằng đối với các tổ chức tập trung như sàn giao dịch, các cuộc tấn công có chủ đích (Advanced persistent threat – APT) và các cuộc tấn công on-chain là hai mối đe dọa lớn nhất, đặc biệt APT đã nhắm vào hệ thống SWIFT được sử dụng bởi các ngân hàng, chính phủ và các doanh nghiệp.
Trung Quốc đã áp đặt các quy định nghiêm ngặt để đàn áp giao dịch và khai thác tiền điện tử. Vào đầu tháng 7, văn phòng Bắc Kinh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo rằng các tổ chức trong phạm vi quyền hạn của mình không được phép cung cấp các dịch vụ tiếp thị hoặc thông tin liên quan đến tiền điện tử.
- Cảnh báo team BFA Group huy động vốn đầu tư đồng tiền ảo VBSC trái phép
- Hacker có tâm nhất năm, để lại chỉ dẫn bảo mật cho Thorchain
Ông Giáo
Theo Forkast