Hồ sơ phá sản gần đây và bản cáo trạng hình sự của Sam Bankman-Fried cho thấy rõ ràng rằng gian lận đã dẫn đến sự sụp đổ của FTX. Đối với nhiều nhà hoạch định chính sách, những lỗ hổng tạo điều kiện cho những hành vi phạm tội như vậy vẫn chưa rõ ràng. Những sơ hở này đã cho phép các bên trung gian không hoàn thiện – hay trong trường hợp của FTX là tội phạm – can thiệp vào giữa người tiêu dùng và tài sản của họ. Nếu Quốc hội Mỹ nghiêm túc trong việc ngăn chặn những thảm họa trong tương lai như FTX, thì việc bảo vệ quyền tự ký quỹ vốn có của người tiêu dùng rõ ràng sẽ giảm thiểu các lỗ hổng của bên thứ ba.
Chỉ dành cho những đối tượng cần bảo hộ pháp lý? Mặc dù whitepaper Bitcoin năm 2008 của Satoshi Nakamoto đã khởi xướng hiệu quả kỷ nguyên đổi mới công nghệ tài chính này, nhưng khung pháp lý và quy định ngày nay vẫn tiếp tục củng cố cấu trúc của hệ thống tài chính truyền thống đó và những sai sót đi kèm với nó. Gian lận là một trong những lỗ hổng kế thừa này. Gian lận được thực hiện dưới chiêu bài “đổi mới” vẫn là gian lận. FTX chính là minh chứng cho điều này.
Nói tóm lại, Bankman-Fried đã tìm ra cách thuyết phục khách hàng và nhà đầu tư phân bổ tiền cho FTX (hay đúng hơn là bảng cân đối kế toán của FTX) bằng cách hứa sẽ trở thành bên trung gian thứ ba để mua tài sản kỹ thuật số thay cho họ. Sau đó, khách hàng duy trì “số dư” trong tài khoản FTX của họ trong khi Bankman-Fried chuyển tiền sang Alameda Research, công ty thương mại mà ông thành lập vào năm 2017. Ông ta đã tung ra tiền điện tử của riêng mình, FTT, để sử dụng làm tài sản thế chấp cho bất kỳ khoản vay nào từ FTX đến Alameda; sau đó, tận dụng tài sản của mình dưới sự kiểm soát của Alameda ở mức chưa từng có.
Đây là phương pháp phạm tội đã từng thấy trong tài chính truyền thống trước đây. Các khách hàng FTX đã chuyển tài sản kỹ thuật số của họ ra khỏi nền tảng của FTX và vào ví tự lưu trữ của riêng họ – thiết bị cho phép lưu trữ tài sản kỹ thuật số ngoài mạng internet – đã tự bảo vệ mình tránh khỏi hành vi gian lận của FTX. Phương pháp này mang lại sự bảo vệ hợp lý duy nhất chống lại bất kỳ sai sót nào của trung gian bên thứ ba.
FTX đã tận dụng sự thồi phồng xung quanh công nghệ sổ cái phân tán, nhưng trớ trêu thay, FTX lại xúc tiến cho khuôn khổ hoàn toàn đối lập với những gì mà Satoshi đề xuất. Hai câu đầu tiên của whitepaper Bitcoin đã nêu bật điều trớ trêu này: “Giao dịch trên Internet hầu như chỉ dựa vào các tổ chức tài chính đóng vai trò là bên thứ ba đáng tin cậy để xử lý thanh toán điện tử. Mặc dù hệ thống hoạt động đủ tốt cho hầu hết các giao dịch, nhưng nó vẫn mắc phải những điểm yếu cố hữu của mô hình niềm tin.” FTX chỉ đơn giản là khai thác những lỗ hổng cố hữu trong hệ thống tài chính được cấp phép của bên thứ ba mà Satoshi đã quan sát được và tìm cách khắc phục.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Elizabeth Warren (D-Mass.) gần đây đã đưa ra dự luật xây dựng một hàng rào cụ thể xung quanh các mô hình niềm tin này đồng thời bẫy người tiêu dùng bên trong không lối thoát. Cụ thể, dự luật của bà yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ ban hành quy tắc cấm các tổ chức tài chính giao dịch bằng ví tự ký quỹ. Bà đã mô tả sai tình hình FTX và tuyên bố rằng bà ấy đang “gióng lên hồi chuông cảnh báo tại Thượng viện về sự nguy hiểm của những lỗ hổng tài sản kỹ thuật số”.
Hãy cùng làm rõ – sự đối đầu công khai của bà đối với quyền tự do tài chính là một mối nguy hiểm hiển hiện đối với người tiêu dùng và sẽ chỉ giúp cho những kẻ lừa đảo hệ thống tiếp tục khai thác.
Đó là lý do tại sao “Keep your coins Act” lại được đề cập vào tháng 2 năm ngoái. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi ai đó ở Washington.DC sẽ cố gắng buộc Bộ Tài chính can thiệp vào quyền vốn có của người tiêu dùng trong việc tự quản lý tài sản kỹ thuật số của họ – làm chủ và sở hữu tài sản cá nhân. Sau sự sụp đổ của FTX, rõ ràng việc bảo vệ quyền tự ký quỹ là luật phải thông qua.
Trong lời khai của mình trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện, John J. Ray III, CEO hiện tại của FTX giám sát quá trình phá sản, đã trình bày về việc trộn lẫn tất cả các tài sản kỹ thuật số của khách hàng FTX. Mô hình này khiến khách hàng chỉ có “quyền yêu cầu” đối với tài sản của họ hơn là quyền sở hữu thực tế.
Chúng ta có một công nghệ cho phép người tiêu dùng tránh được các lỗ hổng của bên thứ ba. Bắt buộc phải nắm lấy cơ hội này để bảo vệ người tiêu dùng. Thảm họa FTX không phải về tiền điện tử; đó là về một tên tội phạm khai thác mối quan hệ truyền thống của bên thứ ba bằng cách không làm những gì hắn nói rằng hắn đang làm – thiết lập quyền sở hữu đối với tài sản kỹ thuật số thay mặt cho những khách hàng đã gửi tiền vào công ty của hắn. Quyền tự ký quỹ đã chứng tỏ là lá chắn duy nhất trước kế hoạch gian lận của ông ta thay vì tấn công vào quyền tự do tài chính.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- SEC Hoa Kỳ tuyên bố token FTT của FTX là chứng khoán
- Hai thân tín của Sam Bankman-Fried đã nhận tội, SBF sẽ ra hầu tòa sớm nhất có thể
- FTX có hơn 1 tỷ đô la tiền mặt nhưng việc tập hợp toàn bộ không dễ dàng
Itadori
Theo Coindesk