Tương lai Bitcoin: Là Tiền tệ hay Bước đệm cho những điều vĩ đại hơn
Phần 5 (Tích trữ giá trị – Giải thích – Độ hiếm)
Tiếp theo phần trước, lần này chúng ta sẽ đi sâu hơn vào thuật ngữ tích trữ giá trị, và đồng thời mang những yếu tố cấu thành một vật tích trữ giá trị để làm thước đo so sánh Bitcoin và vàng, qua đó từng bước chứng minh giá trị thật sự của Bitcoin.
Tích trữ giá trị là gì?
Trái ngược với những điều mà nhiều người nói, vàng không phải là chính sách bảo hiểm trong hệ thống tài chính ngày nay (nghĩa là vật tích trữ giá trị) bởi vì vai trò của nó trong lịch sử như một tiền tệ. Cũng có một mối liên kết, nhưng điều đó đi ngược lại về giai đoạn lịch sử trước đól; Thay vào đó, những tính chất khiến vàng là một lựa chọn tốt để trở thành một tiền tệ ở Thời đại Đồ Sắt (Iron Age) cũng đồng thời làm nó trở thành một lựa chọn tốt để làm một chính sách bảo hiểm trong hệ thống tài chính thời hiện đại.
Những yếu tố nào khiến một vật trở thành vật tích trữ giá trị tốt? Danh sách đây không hoàn toàn đủ, nhưng những yếu tố chính trong đây là:
- Độ hiếm
- Khó để giả mạo (theo lý thuyết là không thể)
- Khả năng theo dõi tổng cung toàn cầu (càng chính xác càng tốt)
- Sự phân chia
- Được nhận diện và chấp nhận rộng rãi
Tôi sẽ lần lượt thảo luận từng mục và so sánh những yếu tố của từng loại tài sản liên quan đến nó bắt đầu từ phần này trở đi.
Độ hiếm
Có lẽ yếu tố quan trọng nhất của một vật tích trữ giá trị là nguồn cung không thể tăng lên một cách dễ dàng hay nhân tạo,vì bất kỳ vật nào cũng không thể sản xuất dễ dàng (nghĩa là hiếm) và không dễ để giả mạo. Đối với các tổ tiên chúng ta vào thời Đồ Sắt, vàng phù hợp với nhu cầu. Nó xuất hiện rất hiếm trong tự nhiên khiến cho tổng cung không thể phát triển nhanh bằng giá trị tài sản mà nó được dùng để lưu trữ.Rủi ro rõ ràng ở đây là, việc tăng nguồn cung một tài sản tích trữ giá trị càng khó bao nhiêu thì điều ấy càng tốt bấy nhiêu, nhất là trong thế giới hiện đại mà những đồng tiền fiat bị lạm phát.
Vì những đồng fiat này sẽ ngày càng mất giá theo thời gian, một tài sản có nguồn cung đều dặn hay tăng chậm sẽ có xu hướng giữ được giá trị (hoặc được tôn trọng) theo thời gian, liên quan tới những đồng fiat mà chúng được định giá. Đây là một trong những mục đích chính của một vật tích trữ giá trị ở thời hiện đại: có thể giữ hoặc được tôn trọng giá trị của nó khi liên quan tới những đồng fiat lạm phát. Một vật không đủ đổ hiếm sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu này. Lưu ý “Hiếm” trong ngữ cảnh này không có nghĩa là vật đó hiếm như thế nào trong xã hội. Nó chỉ đơn gian có nghĩa là nó có thể sản xuất ra dễ dàng hay không. Dù vàng hoạt động rất tốt trong việc này, nó không thể đánh bại Bitcoin.
Thuật toán của Bitcoin đặt một mức giới hạn về số lượng đồng có thể được sản xuất, chỉ có 21 triệu Bitcoin có thể, vả chỉ 21 triệu, được khai thác. Chỉ từng đó thôi. Một khi chúng đã được sản xuất, nguồn cung sẽ được giữ nguyên mãi mãi. Trong số 21 triệu đồng coin, khoảng 17 triệu đã được đào. Có nghĩa 80% của toàn bộ nguồn cung đã xuất hiện, và số còn lại sẽ được khai thác ở mức ổn định và dễ đoán giúp chúng ta có thể ước tính chính xác khi nào đồng coin cuối cùng được sản xuất (vốn được dự tính sẽ xảy ra vào khoảng 2140 [sau công nguyên], bù trừ một năm) (dù vậy, chúng ta có thể thấy trong biểu đồ 1 sau đây, phần lớn sẽ được đào trong vài thập kỷ tới). Trong bối cảnh những đồng fiat không ngừng lạm phát, giới hạn trong nguồn cung cho thấy một tài sản có thể tốt hơn so với vàng trong vai trò làm hàng rào cản bước lạm phát.
Kết thúc hiệp 1
Vàng: Hiếm
Bitcoin: Cực hiếm
Lợi thế: Bitcoin
Theo Tapchibitcoin.vn/seekingalpha