Tiền kỹ thuật số – Bản tóm tắt
Bitcoin lần đầu tiên được đề nghị trở thành một loại “tiền tệ mới” – một hệ thống thanh toán mới mang tính cách mạng mà có thể vượt qua sự kiểm soát của các ngân hàng trung ương và chính phủ, tránh phụ thuộc vào các hệ thống thanh toán và giao dịch tập trung của bên thứ ba.
Nhưng công nghệ phi tập trung được đề xuất bởi người sáng lập ra Bitcoin, Satoshi Nakamoto, có một ứng dụng lớn hơn rất nhiều so với lần xem xét đầu tiên. Công nghệ phi tập trung và Blockchain có khả năng định hình lại một loạt các mô hình kinh doanh khác nhau, không như cách Internet đã làm cách đây 20 năm.
Sau lần giới thiệu Bitcoin vào năm 2009, một sự gia tăng lớn về nhận thức cộng đồng vào năm 2016 thông qua DAO (Decentralized Autonomous Organization: Tổ chức tự trị phi tập trung). Không chỉ các tổ chức này cuối cùng cũng đề bạt ý tưởng về các “hợp đồng thông minh”/tích hợp công nghệ Blockchain, mà còn mô phỏng khả năng sử dụng công nghệ này một cách rộng rãi; và sử dụng tiền kỹ thuật số như là nền tảng cho việc gây quỹ – thông qua hình thức gọi vốn mà chúng ta ngày nay hay gọi là ICO.
2017 là một năm mang lại động lực phát triển mạnh mẽ cho crypto. Các đợt ICO bây giờ được biết đến như là một hình thức gây quỹ mới, và Blockchain thì được cho là công nghệ đột phát trong thời điểm này dành cho các start-up.
Ngành công nghiệp này sẽ đi về đâu?
Để biết được công nghệ này sẽ phát triển như thế nào, chúng ta nên nghĩ về điều khiến nó trở nên đặc biệt và mới lạ.
Thông thường, công nghệ này có 2 yếu tổ mang tính “cách mạng”. Yếu tố đầu tiên rõ ràng là Blockchain, trong khi phần còn lại chính là phương pháp gây quỹ ICO.
Theo quan điểm của chúng tôi, tương lai của Blockchain có thể sẽ hơi khác biệt so với tương lai của ICO.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo cho Blockchain?
Mọi người thường chấp nhận rằng Blockchain sẽ là một sự thay công nghệ cốt mang tính cối lõi trong 5-10 năm tới. Sự thích ứng của các hệ thống Blockchain đã được thảo luận bởi các chính phủ, nhà hoạch định chính sách, ngân hàng trung ương, các công ty tài chính và công nghệ lớn trong những năm gần đây (bao gồm nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia từ Lupercal trong chính sách học thuật và quy định của chính phủ từ 2013 – 2017).
Theo quan điểm của chúng tôi, khả năng tương lai gần sẽ kéo theo việc đưa công nghệ này đến một loạt các công ty và ứng dụng khác nhau (từ Nasdaq đến Kodak Coin và hơn thế nữa). Trong khi có hàng nghìn đợt ICO khác nhau, thì nhiều trong số đó đề khuyến cáo, quảng bá một cách sử dụng độc nhất cho Blockchain, chúng ta vẫn mới chạm nhẹ trên bề mặt của những khả năng sử dụng tiềm ẩn.
Sự thay đổi lớn sẽ là việc đưa các công nghệ Blockchain tìm kiếm các ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực như kinh doanh và thương mại trong những công ty hiện tại, vượt xa mức độ tập trung hiện tại chủ yếu trong các start-up được gây quỹ nhờ ICO. Công nghệ Blockchain sẽ dần trở thành một thứ gì đó mà các công ty lớn sẽ bắt đầu tích hợp nó vào trong mô hình kinh doanh của họ trong những năm tới.
Tương lai của ICO…
Tương lai của ICO thì kém chắc chắn hơn. Các đợt ICO là cách tuyệt vời để gây quỹ. Nhưng phương thức này có nguy cơ bị dập tắt bởi các quy định (hoặc ít nhất bị chèo lái bởi những quyền lực trọng yếu hoặc “thế lực ngầm” – hoặc kết quả sẽ là bị giảm đáng kể sức hấp dẫn thương mại).
Liệu điều này có xảy ra hay không thì vẫn là một câu hỏi chưa được trả lời. Một vài chính phủ đã nhận ra tiềm năng của ICO và đã tích cực tìm kiếm cách để khuyến khích quốc gia của họ là nơi tổ chức cho các đợt ICO. Những nước khác thì đã ngăn cấm ICO, nhiều trong số đó lại khá hờ hững.
Lý do của những chính sách quy định gần đây dành cho ICO
Theo một số cách khác nhau, thị trường ICO/ngành công nghiệp Crypto là nạn nhân từ chính thành công của mình. Sở hữu tốc độ tăng trưởng ổn định, vững vàng (tức không có sự bùng nổ 17 tỷ USD lên 630 tỷ USD mức vốn hóa thị trường trong cùng một năm), ít biến động hơn, các chính phủ sẽ ít lo lắng về mối nguy bong bóng thị trường và có thể có một cú chạm nhẹ (như phần lớn các chính phủ phương Tây đã làm từ 2013 – 2016).
Nhiều người đã lên tiếng về lệnh cấm crypto và các hành động điều chỉnh nghiêm ngặt (ở Hàn Quốc và Hoa Kỳ) phần lớn phản ánh được nhận thức nhu cầu về việc bảo vệ các nhà đầu tư nghiệp dư và chuyên nghiệp, kiểm soát sự tăng trưởng đầu cơ tiềm ẩn. Động lực chính trị có thể không tồn tại nếu thị trường tăng trưởng nhanh hơn.
Tăng trưởng nhanh đồng nghĩa các chính phủ đang dành nhiều thời gian và nguồn lực để xem xét áp dụng luật pháp của họ như thế nào với các đợt ICO, các nhà làm quyền của họ có thể thực thi chúng như thế nào và liệu thay đổi về mặt luật pháp có thật sự cần thiết hay không.
Theo nhiều cách, sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp crypto đã khiến cho các chính phủ và nhà cầm quyền khó khăn trong việc kiểm soát tốc độ tăng trưởng.
Quy định về tương lai – Quy định quá mức
Có thể thiết kế và triển khai các khuôn khổ pháp lý cho ICO mà rõ ràng sẽ làm cân bằng nhu cầu bảo vệ cho các nhà đầu tư/mua bán, với nguồn lực (thường là bị giới hạn) của giai đoạn pre-ICO để tuân thủ các quy định có thể gây ra tình trạng phức tạp, sôi động quá mức (như các quy tắc chứng khoán thông thường).
Đạt được sự cân bằng là một việc cực kỳ khó khăn và mối quan tâm hàng đầu của thị trường ICO mà chính vì vậy, trong sự khó khăn và hiệu quả điều chỉnh ngành công nghiệp, các chính phủ sẽ không thể đạt được điều đó. Nhanh chóng đưa ra các quy định để bảo về các nhà đầu tư là một hành động tương tự với việc kiểm soát quá mức. Nếu sự cân bằng ở đầu ra không thể đạt được thì nhiều lệnh cấm sẽ dần được sử dụng để “tạm ngưng” tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này, tăng trưởng đầu cơ và mối quan ngại về sự bất hợp pháp.
Hậu quả cho sự kiểm soát quá mức
Kiểm soát quá mức sẽ:
• Làm cho những đợt ICO có quy mô nhỏ hơn (với nguồn quỹ tối thiểu cho các luật sư và sự tuân thủ) khá khả thi để thực hiện trong lĩnh vực pháp lý quy định;
• (hậu quả là) làm cho ICO phần lớn là chủ thể bảo vệ, tiềm ẩn và là một loại IPO – hình thức gây quỹ;
• Đặt sức ép lên các đợt ICO nhỏ hơn khi chỉ có thể được vận hành trong một số – còn nhiều hạn chế – quyền lực pháp lý (mà có thể trở nên bão hòa và có tính cạnh tranh cao).
Thêm vào đó thị trường ICO đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt và thị trường Crypto rất có thể sẽ đối mặt với những sự điều chỉnh thị trường trong một tương lai không xa.
Tương lai ICO: trong ngắn hạn…
Kết quả là một nguy cơ thật sự khi các chính phủ sẽ không nhận được những quy định về ICO, mà điều này có thể giới hạn khả năng vận hành của những start-up nhỏ hơn.
Điểm phản bác chính là quyền lực pháp lý có thể tiếp tục nhận ra khả năng tiềm ẩn của ICO vượt trội hơn so với những rủi ro, và có thể sẽ tiếp tục tương tác nhẹ hoặc giới thiệu nhiều quy định về ICO/crypto hơn mà rõ ràng có thể đạt được điểm cân bằng (lý tưởng mà mô phỏng chặt chẽ trong các quy định gây quỹ hơn quy tắc chứng khoán thông thường).
Có thể nói, nếu có đủ các quốc gia thực hiện cách tiếp cận này (hoặc chỉ một số quốc gia then chốt), thị trường ICO có thể tồn tại với hình thức như hiện tại (mặc dù sự cạnh tranh ngày càng cao và ngày càng có nhiều công ty mới thành lập tham gia vào thị trường này). Nếu điều này xảy ra, cuối cùng thì sự hấp dẫn của doanh thu tiềm năng/GDP có thể không gây hứng thú đối các nhà cầm quyền trước đây để suy nghĩ lại vị trí của họ.
Quan trọng hơn, khi các chính phủ ngừng cảm thấy họ không thể theo kịp tốc độ phát triển của ngành này, họ có thể tiếp tục nhận thấy các thông báo về các quy định bất lợi gây ra sự cố lớn vào đầu tuần này.
Ngay lúc này, kết quả từ các nhà cầm quyền dành cho ICO là vô định. Nếu 2017 là một năm chứng minh cho khả năng của ICO thì 2018 có thể là năm chúng ta khám phá liệu chúng có tồn tại hay không và nếu có thì sẽ ở hình thức hay trạng thái nào.
Xem thêm:
SN_Nour
Tạp chí Bitcoin