Quy định cho tiền mã hóa là điều tốt hay xấu?
Quy định thường được xem như là một từ “đen tối” trong cộng đồng tiền mã hóa, đặc biệt là khi người ta xem xét các nguyên tắc khá ư là “mộng ảo” trong whitepaper Bitcoin của Satoshi Nakamoto. Mục tiêu tư tưởng là tạo ra một hệ thống tài chính không dựa vào bên thứ ba, cũng không được quyết định bởi các thực thể bên ngoài như chính phủ hoặc ngân hàng trung ương. Kết quả là, những người đam mê Bitcoin yêu cầu một nền tảng không bị can thiệp từ bên ngoài.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp đã phát triển theo nhiều cách chứ không chỉ đi theo một con đường duy nhất. Tiền mã hóa và blockchain đã thu hút sự chú ý của các nhà quản lý quốc gia và khu vực. Nhiều người tin rằng nếu hiện tượng blockchain muốn có được sự chấp nhận chủ đạo thì cần một khuôn khổ pháp lý nghiêm ngặt để đảm bảo rằng người dùng nhận được sự bảo vệ thích hợp. Câu hỏi then chốt là – liệu điều này có thể đạt được mà không cản trở sự đổi mới?
Cách Nhật Bản chấp nhận tiền mã hóa
Một nơi thích hợp để bắt đầu sẽ là xem xét cách các nhà chức trách Nhật Bản đưa nước này trở thành quốc gia đầu tiên công nhận Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác như tiền trong thế giới thực. Câu chuyện về các quy định của Nhật Bản bắt đầu từ vụ việc của sàn giao dịch tiền mã hóa Mt. Gox.
Sàn giao dịch này là nền tảng đầu tiên tạo thuận lợi cho việc mua và bán Bitcoin với tiền tệ fiat. Mặc dù quy trình mua bán không mang lại hiệu quả cao nhưng có lúc trong thời gian cao điểm, nền tảng này đã chịu trách nhiệm cho gần 70% giao dịch Bitcoin trên toàn cầu.
Câu chuyện đã không kết thúc tốt đẹp khi sàn giao dịch sau đó bị hack và khiến nó bị đóng cửa. Tuy nhiên, thay vì cấm toàn bộ tiền mã hóa thì vào năm 2017 chính phủ Nhật Bản đã quyết định nắm lấy công nghệ này – theo khuôn khổ của một khung pháp lý.
Tóm lại, các đồng tiền mã hóa hiện nay được quy định theo cách rất giống với lĩnh vực dịch vụ tài chính của quốc gia – có nghĩa là một loạt các biện pháp kiểm soát được đưa ra để ngăn chặn các hành vi không mong muốn. Điều này bao gồm một chương trình chống rửa tiền (AML) nghiêm ngặt để đảm bảo rằng bất cứ ai muốn bước vào ngành công nghiệp đầu tiên phải được nhận diện thông qua quy trình xác minh danh tính khách hàng (KYC) phù hợp.
Tuy nhiên, nhiều người nói rằng Nhật Bản có khả năng là quốc gia thân thiện với tiền mã hóa nhất của thế giới hiện đại. Đương cử là việc Nhật Bản hiện chịu trách nhiệm về số lượng hoạt động giao dịch Bitcoin lớn nhất trên toàn cầu, với cặp giao dịch BTC/JPN thường chiếm hơn 50% khối lượng giao dịch hàng ngày. Hơn nữa, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) gần đây đã công bố số liệu cho thấy hiện có hơn 3,5 triệu công dân tham gia vào giao dịch tiền mã hóa.
Nhưng bỏ qua tất thì bây giờ, trong việc sử dụng ở thế giới thực, bây giờ có thể chi tiêu Bitcoin trong hơn 260.000 cửa hàng bằng cách đơn giản là dùng mã vạch trên thiết bị di động. Nếu đây là kết quả của một khuôn khổ pháp lý thì chúng tôi sẽ cho rằng chế độ Nhật Bản đã hoàn toàn đi đúng hướng.
Tình trạng ở những nơi khác
Mặc dù Nhật Bản đã dẫn đầu trong việc đưa ra các quy định cho tiền mã hóa nhưng họ không phải là khu vực pháp lý duy nhất xem xét một cách tiếp cận thực tế hơn cho ngành công nghiệp này. Trong thực tế, rất khó nếu không muốn nói là gần như không thể mua tài sản blockchain để đổi lấy tiền tệ fiat mà không trải qua quá trình KYC. Cho dù đó là Coinbase ở Mỹ, Kraken có trụ sở tại châu Âu hay Coinmama ở Israel – thủ tục cũng giống nhau.
Trước tiên, người dùng phải cung cấp cho người điều phối không chỉ các thông tin cá nhân như tên pháp lý đầy đủ, địa chỉ và quốc gia cư trú mà còn phải xác minh thông tin này dưới dạng tài liệu do chính phủ cấp. Không có cách nào khác cho các thực thể nếu họ sử dụng tiền tệ fiat. Nếu họ không tuân thủ các quy định quốc gia thì họ có nguy cơ gặp rắc rối với ngân hàng. Cuối cùng, có thể lập luận rằng mặc dù quy định về tiền mã hóa vẫn được xác định trên cơ sở thẩm quyền xét xử nhưng một tiêu chuẩn toàn cầu vẫn được áp dụng liên quan đến sự tích cực của khách hàng, giống như trong ngành ngân hàng.
Tiền mã hóa vẫn còn ở giai đoạn phát triển ban đầu. Điều này có nghĩa là sẽ mất một thời gian trước khi các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp này chẳng hạn như các ICO nhận được sự chú ý như các sàn giao dịch của bên thứ 3. Tuy nhiên, có thể sẽ không còn lâu trước khi chúng ta thấy một biến động lớn hơn đối với ICO.
Đặc biệt, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC) đã cho thấy những dấu hiệu mạnh mẽ rằng họ đang tìm cách ban hành một khuôn khổ pháp lý nghiêm ngặt hơn. ICO đã đạt được sự thành công đáng kinh ngạc vào năm ngoái, với hơn 5 tỷ đô la được huy động qua hàng trăm dự án tiền mã hóa mới. Mặc dù điều này cung cấp một cửa ngõ cho các dự án để biến ước mơ mã hóa của họ thành hiện thực nhưng nhiều trong số đó vẫn không thể sống sót. Thậm chí, thay vào đó thì nhiều những scam đã liên tục xuất hiện.
Lý do khiến các dự án tiền mã hóa dễ dàng tham gia vào một ICO trị giá hàng triệu đô la là do việc thiếu đi các quy định. Các nhà lãnh đạo dự án hoạt động mà không gặp phải bất kỳ sự giám sát nào.
Về cơ bản, khi các quy định được đưa ra thì những người nắm giữ token sẽ có được sự bảo vệ tương tự như đã thấy trong các thị trường tài chính thế giới thực.
Tóm lại, cộng đồng tiền mã hóa không nên lo sợ về các quy định. Miễn là các cơ quan chính phủ có thể tạo ra một sự cân bằng giữa việc bảo vệ người tiêu dùng và giữ lại không gian cho sự tự do sáng tạo thì ngành công nghiệp này vẫn có tiềm năng mở rộng rất lớn.
Xem thêm: Từ 20.000 USD đến 6.000 USD: Tại sao giá Bitcoin biến động điên cuồng như vậy?