Thủ tướng chỉ thị Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo tại thị trường Việt Nam

Updated: 30/06/2021 at 20:23

Trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain)…

Tại Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng chỉ thị Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain. Thời gian thực hiện: 2021-2023.

Trích phụ lục Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021.

Hiện nay, Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo và tài sản ảo. Các quy định hiện nay chỉ mới đề cập khái niệm tiền điện tử neo theo tiền pháp định, tồn tại dưới dạng thẻ trả trước ngân hàng, ví điện tử hay Mobile Money.

Khái niệm tiền ảo, được dịch ra từ “virtual money” và trong đó, những loại tiền số được tạo ra bởi công nghệ blockchain như Bitcoin, Etherum… được giới đầu tư tài chính quan tâm nhất. Bitcoin, Etherum và một số loại tiền số khác trở thành một kênh kiếm tiền mới với nhiều người, bên cạnh việc gửi tiền tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán, trái phiếu.

Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước từng nhiều lần khẳng định, Bitcoin và các loại tiền ảo khác hoàn toàn không phải là tiền điện tử, không được thực hiện chức năng của đồng tiền pháp lệnh ở Việt Nam. Do chưa có bất kỳ quy định chính thức nào, tiền ảo là một loại tài sản ảo và không phải phương tiện thanh toán hợp pháp. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đang làm rõ cơ sở pháp lý để quản lý việc kinh doanh tiền ảo, tài sản ảo. Bộ Tài chính đã lập một tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo.

Ngoài ra, theo Quyết định 942/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cho các bộ ngành đồng thời, nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ lõi khác như:

– Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng nền tảng mở, mã nguồn mở phục vụ Chính phủ số.

– Mở các nền tảng quốc gia hướng tới tạo thành hệ sinh thái để các doanh nghiệp công nghệ số có thể tham gia phát triển các dịch vụ kinh tế số, xã hội số.

– Lựa chọn ưu tiên, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có lợi thế, có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như QR code, trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data) tạo điều kiện sớm triển khai các công nghệ số tiên tiến trong Chính phủ số.

Thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, phát triển các ứng dụng công nghệ mới cho Chính phủ số.

– Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghệ số để làm chủ các công nghệ cốt lõi trong Chính phủ số trước hết đó là các công nghệ điện toán đám mây, bảo mật, an toàn, an ninh mạng, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, các nền tảng cho phát triển các ứng dụng chuyên ngành.

– Xây dựng các chương trình nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mang đặc thù Việt Nam, tạo lợi thế cạnh tranh, tạo nền tảng thúc đẩy Chuyển đổi số quốc gia. Các sản phẩm, dịch vụ này ưu tiên thí điểm ứng dụng trước trong các cơ quan nhà nước, từ đó đánh giá, hoàn thiện, hình thành ra các nền tảng để phục vụ kinh tế số, xã hội số.

– Ban hành quy định về việc sử dụng sản phẩm, giải pháp đã được đánh giá, kiểm định trong triển khai Chính phủ số. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, công nghệ thiết kế, sản xuất bởi các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam trong các hệ thống Chính phủ số.

Nguồn: T/H

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Hôm nay, hoạt động giao dịch trên thị trường crypto diễn ra sôi nỗi, với tổng vốn hóa thị trường tăng hơn 45 tỷ đô la trong 24 giờ qua. Xu hướng này báo hiệu sự quan tâm ngày càng tăng của giới nhà đầu tư đối với các tài... ...

Bitcoin tăng trên 100.000 đô la gần đây đã củng cố niềm tin vào dự đoán giá sẽ sớm đạt mức cao nhất mọi thời đại (ATH) mới. Dựa trên dữ liệu on-chain, xu hướng tích lũy và tâm lý thị trường, có một số lý do thuyết phục để... ...

Mối tương quan biến động giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán Mỹ đang làm dấy lên nghi ngờ về vai trò trú ẩn an toàn của tiền kỹ thuật số này trong bối cảnh căng thẳng tài chính toàn cầu. Theo một nghiên cứu mới từ RedStone Oracles –... ...

Nhà sáng lập và cựu CEO của Binance, Changpeng Zhao (CZ), gần đây đã đề xuất giảm phí gas trên BNB Chain xuống còn 1/3 hoặc 1/10. Chỉ chưa đầy 24 giờ sau đó, BNB Chain đã cắt giảm phí gas 10 lần, đạt mức giảm 90%. Động thái này... ...

Giá Bitcoin (BTC) đang dao động quanh mức $103,766 và đã duy trì ổn định trên mốc $100,000 trong suốt tuần qua. Dù có sự điều chỉnh nhẹ trong ngày, nhưng xu hướng chung vẫn cho thấy sự tích cực, đặc biệt khi vốn hóa toàn thị trường tiền điện... ...

Ngày 14/5, ba tên tuổi lớn trong lĩnh vực tài chính truyền thống và Web3 gồm Chainlink, Kinexys (bộ phận blockchain của J.P. Morgan) và Ondo Finance đã thông báo hoàn tất thành công giao dịch thử nghiệm theo mô hình Giao hàng đối ứng thanh toán (Delivery versus Payment –... ...

Một trader đã biến 9.000 đô la thành 5 triệu đô la chỉ trong vòng một tháng bằng cách đầu tư vào LAUNCHCOIN (trước đây là PASTERNAK). LAUNCHCOIN đã tăng vọt hơn 348% chỉ trong 24 giờ, đưa vốn hóa thị trường vượt mốc 230 triệu đô la. Vậy điều... ...

Blockchain Sui tiếp tục ghi dấu sự phát triển mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một đối thủ đáng gờm của Solana. Động thái bứt phá này được thúc đẩy bởi đà tăng trưởng liên tục, sức hút ngày càng lớn đối với các giao thức DeFi xây dựng... ...

Trong thời gian gần đây, các giao thức Aave và Uniswap đã thiết lập những kỷ lục ấn tượng, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong bối cảnh thị trường crypto đang phục hồi mạnh mẽ. Những thành tựu này không chỉ chứng minh sự bền vững của DeFi... ...

Trong bối cảnh thị trường tiền điện tử vẫn chưa thoát khỏi vùng bất ổn kể từ đầu năm, một số dấu hiệu phục hồi đang xuất hiện trở lại, và Solana (SOL là cái tên nổi bật nhất trong đợt sóng mới này. Từ mạng lưới ổn định hơn, hệ... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode