Ngay cả trước khi Libra xuất hiện, Facebook đã mạnh hơn một số chính phủ quốc gia và không ngại sử dụng sức mạnh đó.
Người đồng sáng lập Ethereum – Vitalik Buterin đã tham gia vào một cuộc tranh luận xung quanh Libra tiền điện tử được phát minh bởi Facebook, chỉ ra rằng nó có thể có hậu quả khôn lường đó là khiến Facebook trở nên quyền lực hơn nhiều chính phủ quốc gia nếu kế hoạch đó được thực hiện.
Nhận xét về biệt hiệu Twitter của mình vào cuối tuần qua, Buterin đã nhấn mạnh một câu chuyện vào tháng 8 năm 2018 từ phòng tin tức của Facebook cho thấy gã khổng lồ truyền thông xã hội đã cấm một số trang, nhóm và các hồ sơ liên quan đến chế độ quân sự Myanmar.
This seems like a very underreported story given its significance to relations between corporations and states in the 21st century.
Facebook *has censored pages belonging to the Myanmar military*.https://t.co/saoYW3Fd0U
— Vitalik Non-giver of Ether (@VitalikButerin) July 6, 2019
Theo Buterin, câu chuyện này tạo tiền lệ cho một giai đoạn mới về thế lực hùng mạnh giữa các quốc gia và tập đoàn trong thế kỷ 21 – một điều sẽ được nâng cao hơn nữa nếu Facebook đạt được mục tiêu ra mắt Libra. Nó sẽ được nhắc lại rằng, vào tháng 6, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch đã chúc mừng Libra, ca ngợi sự ổn định và tiềm năng của nó trong việc tiếp cận một lượng lớn dân số không sử dụng ngân hàng còn lại trên thế giới ở các nước đang phát triển.
That is, a *corporation* has successfully taken action to restrict the actions of a *government* citing public interest grounds. Normally the arrow points in the other direction. But I predict in the next few decades we’ll see more cases like this.
— Vitalik Non-giver of Ether (@VitalikButerin) July 6, 2019
Thay thế Chính phủ bằng Facebook: Một ý tưởng sẽ kết thúc trong sự thất bại thảm hại
Giống như tất cả các ý tưởng khủng khiếp khác, Libra được đặt ra để giải quyết một vấn đề thực sự và đưa ra một thước đo về tiện ích thực sự. Ở nhiều quốc gia, nơi mà chính sách tiền tệ kamikaze đã khiến tiền tệ của họ bị rách nát, chắc chắn sẽ rất hữu ích khi họ có quyền tiếp cận một loại stablecoin thực sự. Như thường lệ, vấn đề không chỉ đơn giản như bề ngoài, và người ta chỉ cần quan sát kĩ hơn một chút để biết vì sao điều này lại có thể trở thành một cơn ác mộng.
Trước hết, Libra không thực sự là một loại “tiền điện tử” theo đúng nghĩa. Người ta có thể mô tả chính xác hơn về nó như một loại tiền kỹ thuật số “được hỗ trợ trong giỏ dự trữ của fiat”.
Tiền điện tử Libra của Facebook đang tìm cách phá vỡ hệ thống tài chính toàn cầu. | Nguồn: Shutterstock
Về cơ bản, thế giới đang phải đối mặt với tình trạng Libra sẽ thay thế tiền tệ fiat quốc gia của nhiều nước, đặc biệt là ở miền Nam toàn cầu (các quốc gia thu nhập thấp và trung bình), và khiến mọi người ở những nơi đó phụ thuộc vào nó. Một khi nó trở thành một phần tất yếu trong kết cấu xã hội của các quốc gia đó, thì nó có thể “hiển thân” dưới dạng tiền tập trung mặc dù nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ ở những nơi đó – điều khiến nó trở thành rủi ro an ninh quốc gia.
Giống như nó đã xóa các trang được liên kết với quân đội Myanmar, nó cũng có thể đóng băng hoặc hạn chế khả năng sử dụng Libra của người dùng bất cứ lúc nào, tùy thuộc vào ý tưởng bất chợt của quá trình ra quyết định nội bộ mờ ám và không thể đếm được khi làm việc bên ngoài các phân khu ở San Francisco.
Libra sẽ chiếm lấy thế giới?
Trong câu chuyện về Myanmar mà đã được nêu ra ngay từ đầu, thứ gây ấn tượng nhất từ truyền thông của Facebook trong vấn đề này là một tập đoàn đang cố gắng thể hiện bản thân bằng ngôn ngữ của một chính phủ. Thay vì đề cập đến luật pháp của vùng đất có liên quan, thông cáo báo chí liên tục đề cập đến các chính sách và nguyên tắc của chính Facebook, nhưng không liên quan đến chính phủ Hoa Kỳ hoặc Myanmar.
Nhấn mạnh về sự nghi ngờ một lần nữa, chính phủ Hoa Kỳ là một tổ chức được bầu chọn chứ không phải một tổ chức bảo lãnh cho cử tri. Một nền tảng hoạt động với sự thỏa thuận về các Điều khoản được quyết định bởi một nhóm người mọt sách và luật sư ở Thung lũng Silicon thì không phải là chính phủ Hoa Kỳ.
Đặt cùng với chương trình “Free Basics” của Facebook, chương trình cung cấp kết nối internet miễn phí tới một phần của châu Phi và Ấn Độ, bức tranh trở nên rất rõ ràng. Facebook không cho đi miễn phí, cũng như không quan tâm sâu sắc đến những người không sử dụng ngân hàng và những người không được phục vụ. Công ty chỉ đơn giản là đang tiến hành thâu tóm đất đai tài chính và kỹ thuật số trong số một tỷ người nghèo nhất thế giới.
Đối với những người không biết gì và chỉ đơn giản là vui mừng về một cơ hội để thoát khỏi fiat quốc gia được quản lý tồi, họ có thể đang “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”.
- Libra không phải một loại tiền điện tử mà dường như là một loại tài sản mới
- Cảnh giác với chiêu lừa mua đồng Libra của Facebook mới rộ lên gần đây ở Việt Nam
Thủy Tiên
Tạp chí Bitcoin | CCN