Với Ethereum 2.0 dự kiến sẽ ra mắt trong tương lai gần, các giá trị làm nền tảng cho blockchain lớn thứ hai thế giới ngày càng trở nên quan trọng. Vitalik Buterin, một trong những người tạo ra Ethereum đã thảo luận về cả khía cạnh trừu tượng và kỹ thuật của các giá trị khi mới bắt đầu thiết kế Ethereum hơn 6 năm trước và cách họ định hình phiên bản sắp tới của mạng.
Vitalik Buterin – Một trong những người tạo ra Ethereum
Các giá trị chính trị đã định hình Ethereum 2.0
Với tư cách là nền tảng của lĩnh vực DeFi và là mạng lớn thứ hai về vốn hóa thị trường, Ethereum chứa đựng khá nhiều điều bất ngờ khi được đào sâu tìm hiểu.
Bên cạnh việc dựa vào nền tảng toán học và mật mã, mạng còn được hỗ trợ bởi các ý tưởng và giá trị triết học. Một số trong đó được chuyển dịch rất tốt sang các dự án khác xây dựng trên Ethereum.
Vitalik Buterin – một trong những người tạo ra Ethereum đã nhìn lại các giá trị hình thành thiết kế Ethereum hơn 6 năm trước và ảnh hưởng của chúng đối với phiên bản sắp tới của mạng. Buterin đã phát biểu trên podcast Bankless vào đầu tuần này, đưa ra câu trả lời mang tính kỹ thuật cao và rất trừu tượng cho một số câu hỏi phổ biến nhất liên quan đến Ethereum.
Một trong những câu hỏi lớn nhất liên quan đến Ethereum đã được đề cập ngay từ đầu cuộc phỏng vấn. Buterin đã giải quyết sự hoài nghi ngày càng trầm trọng của một bộ phận cộng đồng về việc ra mắt Ethereum 2.0, nói rằng nó “sẽ được ra mắt như đã quảng cáo”. Anh giải thích giai đoạn 0 của đợt ra mắt sẽ đến vào cuối năm nay, cung cấp hầu hết mọi chức năng của Ethereum 2.0, ngoại trừ sharding, đồng thời cho biết thêm giai đoạn 1 tiếp theo sẽ ra mắt sớm hơn nhiều so với mọi người nghĩ.
Xây dựng Ethereum 2.0 từ con số 0 không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Buterin đã thảo luận về các giá trị chính trị trong việc thiết kế Ethereum 2.0 và cách chúng sẽ ảnh hưởng đến chức năng cũng như thiết kế cuối cùng của sản phẩm. Anh nói:
“Proof-of-stake (PoS) là một thứ phức tạp về mặt triết học, ràng buộc nhiều mục tiêu”.
Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất trong số những mục tiêu này là giảm thiểu sự lãng phí và kém hiệu quả đáng kinh ngạc trong mô hình Proof-of-work (PoW) mà Bitcoin đã đi tiên phong. Bằng cách chuyển từ mô hình PoW sang PoS, mạng cũng sẽ có thể giải quyết mối quan ngại về sự tập trung.
Buterin giải thích PoS cố gắng trở nên “dân chủ tối đa” và cởi mở để mọi người cùng tham gia. Anh tin rằng Ethereum nên được coi là một kiến trúc toàn cầu có thể truy cập công khai mà mọi người dễ dàng tương tác, không cần bất kỳ trung gian nào và ít có rào cản gia nhập. Anh tiếp tục khẳng định PoS khuyến khích văn hóa tham gia.
Lựa chọn phân quyền là giải pháp lâu dài tốt nhất cho công nghệ blockchain
Mặc dù hiện tại PoS có vẻ là giải pháp rõ ràng cho Ethereum, nhưng việc lựa chọn làm việc với một mô hình phi tập trung sơ khai không phải lúc nào cũng là quyết định dễ dàng. Khi được hỏi tại sao mô hình phi tập trung lại được chọn cho Ethereum vào năm 2014, Buterin nói rằng đó không phải là một quyết định dễ dàng.
Anh cho biết thực hiện cách tiếp cận tập trung hơn để xây dựng mạng chắc chắn sẽ mang lại kết quả tuyệt vời trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nó có xu hướng chấm dứt “đam mê về lâu dài”. Một trong những ví dụ điển hình nhất về con đường dẫn đến địa ngục mặc dù ban đầu có mục đích tốt là Steem, sử dụng mô hình tập trung cao độ đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn sau khi dự án được Tron mua lại. Bất chấp nỗ lực tốt nhất của cộng đồng, cuộc khủng hoảng đã dẫn đến một đợt fork hỗn loạn và tài sản gốc của Steem mất giá hoàn toàn. Buterin cũng đề cập đến EOS như một ví dụ về mô hình tập trung hóa ra lại là một quyết định tồi về lâu dài, nói rằng có ít đại biểu trên mạng dẫn đến các cuộc tấn công hối lộ.
Về lâu dài, người dùng sẽ luôn coi trọng tính không cần sự cho phép và phi tập trung, đó là lý do tại sao Ethereum chọn con đường ít người đi hơn.
Tuy nhiên, Buterin nói rõ có những dự án khác cũng hết lòng theo đuổi giá trị này. Chẳng hạn, Bitcoin Core hiện đang cố gắng triển khai ở nhiều mức độ khác nhau. Ethereum Classic, fork đầu tiên của Ethereum, cũng là một chuỗi đánh giá cao những ý tưởng tương tự nhưng nó đang tiếp cận thuần túy hơn Ethereum.
Vấn đề về thuyết tương đối chuỗi
Số lượng các dự án tương đối cao nhằm mục đích phân cấp Ethereum 2.0 không phải là sự phát triển hoàn toàn tích cực cho thị trường. Buterin tin rằng số lượng dự án đi theo hướng này lớn hơn nhiều so với số lượng dự án mà thị trường có thể hỗ trợ trên thực tế. Tức là trong khi nhiều chuỗi rất có thể sẽ thất bại, những chuỗi còn tồn tại chắc chắn tác động đến thị trường trong nhiều năm.
Tuy nhiên, các giá trị được Ethereum 2.0 truyền bá không chỉ dành riêng cho dự án tương lai. Buterin lưu ý tầm nhìn hợp lý về phân quyền đã được nhiều dự án khác nhau tiếp nhận, điển hình như Uniswap.
Theo Buterin, Uniswap là dự án định hướng giá trị rất thành công trong việc xây dựng sàn giao dịch phi tập trung đơn giản và dễ sử dụng vào thời điểm mà hầu hết các dự án tương tự khác đều phức tạp. Với giao diện tối giản và thiếu những thứ được nhiều người coi là quan trọng đối với các sàn giao dịch, chẳng hạn như sổ lệnh, Uniswap tiếp tục củng cố những yếu tố mà Ethereum coi là quan trọng nhất – tính khả dụng, đơn giản và phân cấp.
Tuy nhiên, nhiều dự án áp dụng các giá trị cốt lõi của Ethereum và Ethereum 2.0 không có nghĩa là chúng sẽ chiếm ưu thế trên thị trường. Khi được hỏi về thuyết tương đối chuỗi và liệu tất cả các chuỗi có nên được coi là bình đẳng hay không, Buterin lưu ý rủi ro không bắt nguồn từ việc có nhiều dự án chia sẻ cùng giá trị mà có những dự án không có. Có các chuỗi đưa ra ý tưởng ‘giá trị cốt lõi đằng sau blockchain không quan trọng’ là thứ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng trên thị trường và người dùng nên tập trung vào điểm này.
- CRO giảm 40% so với mức cao nhất của tháng 10, chuyện gì đang xảy ra?
- Giá ETH nhắm mục tiêu tăng 100% vượt qua $900 trong vài tháng tới
- Testnet Medalla có mức độ tham gia thấp khi các nhà phát triển thúc đẩy cho Genesis Ethereum 2.0
Minh Anh
Theo Crytoslate