Nhóm lực lượng chuyên môn gồm các thẩm phán và luật sư cấp cao ở Hoa Kỳ đã công nhận tiền điện tử là “tài sản có thể giao dịch” theo luật pháp của Anh. Tuyên bố pháp lý dài 46 trang đã làm rõ tình trạng của tiền điện tử, công nghệ blockchain và hợp đồng thông minh. Như vậy, có thể thấy rằng Anh đang cố gắng xây dựng lại niềm tin cho thị trường tiền điện tử ở quốc gia này.
Bước tiến lớn để hiểu về ngành công nghiệp tiền điện tử ở Vương quốc Anh
Thực trạng tiền điện tử ở Anh đã trở nên rõ ràng hơn vào thứ 2, vì nó chính thức được công nhận là tài sản có thể giao dịch. Quyết định này là kết quả nỗ lực dẫn đầu ngành của Lawtech Delivery Panel (LDP), một sáng kiến được chính phủ hỗ trợ nhằm cải thiện ngành công nghiệp công nghệ Anh.
Là một trong sáu nhóm thuộc LDP, lực lượng đặc nhiệm tài phán của Vương quốc Anh đã xuất bản một bài báo trong đó giải quyết tất cả những vấn đề không chắc chắn về pháp lý xung quanh tiền điện tử và công nghệ sổ cái phân tán (DLT).
Theo Geoffrey Vos – thẩm phán của Tòa án tối cao, sáng kiến này là một bước ngoặt đối với Vương quốc Anh vì nó giải quyết các khó khăn pháp lý theo cách rất dễ tiếp cận và dễ hiểu. Đây là lần đầu tiên một cơ quan tài phán ở nước này cố gắng hiểu ngành công nghiệp mới nổi.
Luật pháp của Anh công nhận và định nghĩa tiền điện tử
Theo tuyên bố pháp lý dài 46 trang, tiền điện tử hay tài sản mã hóa là tài sản có thể giao dịch. Tuyên bố cũng công nhận các hợp đồng thông minh là thỏa thuận hợp lệ được phép thi hành theo luật pháp địa phương tại Anh. Quy định quan trọng này có thể mở ra vô số ứng dụng mới cho công nghệ blockchain.
Mạng doanh nhân Tech Nation tại Anh cho biết quy định mới có thể cách mạng hóa các thỏa thuận và cải thiện mạnh mẽ quá trình giải quyết tất cả mọi thứ, từ thế chấp tài sản, nghiên cứu y tế đến quyền sở hữu.
Diễn đàn kinh tế thế giới dự đoán 10% GDP toàn cầu sẽ được lưu trữ trên blockchain vào năm 2027. Với những nỗ lực như của Lực lượng đặc nhiệm tại Vương quốc Anh, các công nghệ mới đang được áp dụng với tốc độ nhanh chóng.
Jenifer Swallow, giám đốc của Lawtech Delivery Panel, nói rằng văn bản luật hỗ trợ sự phát triển kinh doanh, sự rõ ràng trong luật pháp và sự phát triển của công nghệ mới.
Đầu tháng 9, Luân Đôn đã trở thành trung tâm fintech hoạt động mạnh nhất thế giới nhờ vào số lượng các hợp đồng gây quỹ. Như vậy, thành phố bậc nhất thế giới đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho những đổi mới của tiền điện tử và blockchain, vì dường như thị trường tại đây rất lạc quan.
Tâm lý tích cực áp đảo được củng cố khi các doanh nghiệp fintech và tiền điện tử trong nước dường như cũng kiên định trước sự không chắc chắn xung quanh Brexit.
Quy định rõ ràng như thế này chắc chắn sẽ đưa công nghệ blockchain trở thành tiêu điểm và đưa Vương quốc Anh đến với vai trò quốc gia đi đầu trong đổi mới tiền điện tử.
Thực tế là tại Việt Nam, có rất nhiều công ty fintech cũng đã đăng ký hoạt động tại Anh như VNDC – tài sản số thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Quản lý Tài sản số Digital Asset Management Holding (DAMH) – được ứng dụng công nghệ Blockchain và hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Tìm hiểu thêm về VNDC tại đây: https://vndc.io/
- Cố vấn IBM: Blockchain sẽ giết chết ngành công nghiệp dịch vụ tài chính của Vương quốc Anh
- Revolut và Mastercard đã phá vỡ thị trường Mỹ sau khi Coinbase và Visa được thiết lập tại Vương quốc Anh
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Cryptoslate