Trang chủ Tạp chí Tin tức Scam -Hack Hãy tỉnh táo trước 15 trò lừa đảo tinh vi này

Hãy tỉnh táo trước 15 trò lừa đảo tinh vi này

Trong những năm gần đây, lừa đảo tiền điện tử là nỗi khiếp sợ của toàn bộ ngành công nghiệp cryptocurrency. Kể từ khi tiền điện tử ngày càng trở nên phổ biến như một hình thức đầu tư và giao dịch mới mẻ trong thời hiện đại, nhiều cá nhân đã bắt đầu lợi dụng sự “ngây thơ, cả tin” của những người ít kinh nghiệm với hệ sinh thái blockchain để lừa đảo.

Trong bài viết này, chúng tôi đã khám phá một số trò lừa đảo tiền điện tử phổ biến nhất và dĩ nhiên cũng đưa ra các mẹo để mọi người tránh trở thành nạn nhân của chúng. Bạn có thể tận dụng các mẹo này để bảo vệ các khoản đầu tư tiền điện tử của mình tốt hơn. Nhưng điều đầu tiên cần làm là bạn phải nhận thức được những trò gian lận này và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Tại sao lừa đảo thường xuyên xảy ra với tiền điện tử?

Tiền điện tử dễ bị lừa đảo là do tính phi tập trung, các giao dịch không thể đảo ngược và khả năng ẩn danh. Phi tập trung có nghĩa là không có cơ quan tập trung nào theo dõi, gắn cờ các giao dịch đáng ngờ. Còn yếu tố giao dịch không thể đảo ngược là do công nghệ blockchain chi phối. Người dùng giao tiếp thông qua các địa chỉ ví, khiến việc theo dõi chúng trở nên khó khăn. Tính ẩn danh của người dùng vừa là một lợi thế lớn, vừa là một yếu điểm. Người dùng tiền điện tử giao tiếp thông qua địa chỉ ví thay vì tên hợp pháp nên vô tình gây khó khăn cho việc theo dõi, đặc biệt nếu họ muốn ẩn danh thì càng không thể truy ra.

Mặc dù tiền điện tử có thể dễ bị lừa đảo hơn các tài sản khác, nhưng cũng giống như với bất kỳ công nghệ mới nào, chúng ta cũng có thể tìm hiểu và tìm cách ngăn chặn. Có nhiều loại lừa đảo tiền điện tử. Tuy nhiên, các loại lừa đảo tiền điện tử phổ biến nhất thuộc 15 loại sau đây.

#1: Lừa đảo social engineering (hay lừa đảo phi kỹ thuật)

Lừa đảo phi kỹ thuật (lừa đảo kỹ thuật xã hội) liên quan đến việc lừa dối mọi người bằng cách sử dụng các chiến thuật tâm lý để thu thập các thông tin bí mật liên quan đến tài khoản người dùng. Những kẻ lừa đảo có thể mạo danh các nguồn đáng tin cậy như cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, bộ phận hỗ trợ kỹ thuật, đồng nghiệp hoặc bạn bè để lấy lòng tin của nạn nhân.

Những kẻ lừa đảo có thể dành (nhiều) thời gian để chiếm lòng tin của các nạn nhân và khi lòng tin đã được thiết lập, chúng có thể yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin nhạy cảm hoặc yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào ví tiền điện tử của chúng. Nếu một tổ chức “đáng tin cậy” yêu cầu bạn gửi tiền điện tử cho họ vì bất kỳ lý do gì, thì đó có thể là một trò lừa đảo điển hình.

Vào tháng 2 năm 2023, Trust Wallet thuộc sở hữu của Binance cho biết họ đã để mất số tiền trị giá 4 triệu USD bởi một cuộc tấn công kỹ thuật xã hội từ một tổ chức tội phạm có tiếng tăm/ quy mô ở Rome. Trò lừa đảo kỹ thuật xã hội tấn công trực diện này đã rút thành công tiền điện tử từ Trust Wallet, vốn thuộc công ty start-up metaverse Webaverse.

#2: Phishing scams (Lừa đảo giả mạo)

Lừa đảo giả mạo nhắm mục tiêu vào các ví tiền điện tử trực tuyến. Cá nhân hoặc nhóm đứng sau vụ lừa đảo này đang tìm cách khám phá các private key trong ví của bạn, khóa này có thể cấp cho bất kỳ ai quyền truy cập vào số tiền được lưu trữ trong ví đó. Thông thường, những kẻ lừa đảo gửi email có liên kết đến các trang web giả mạo và yêu cầu chủ sở hữu nhập private key của họ. Sau khi có thông tin này, họ sẽ đánh cắp tiền điện tử của người dùng. Trò lừa đảo này là một trong những trò được sử dụng thường xuyên nhất và đáng ngạc nhiên là nó cũng lừa được nhiều người nhất.

crypto Phishing scams

Để thu hút bạn, những kẻ lừa đảo thường đề cập đến một giải thưởng. Nhưng bạn sẽ không bao giờ nhận được bất cứ điều gì.

#3: Ứng dụng và trang web giao dịch tiền điện tử giả mạo

Những kẻ lừa đảo đôi khi tạo ra các nền tảng giao dịch tiền điện tử hoặc ví tiền điện tử giả mạo để đánh lừa những nạn nhân nhẹ dạ cả tin. Các trang web này thường có tên miền cực kỳ giống với tên miền mà chúng đang cố gắng bắt chước, khiến việc phân biệt thật – giả trở nên khó khăn. Các trang web tiền điện tử giả mạo thường hoạt động theo một trong hai cách – trang web lừa đảo hoặc trộm cắp.

Trên các trang lừa đảo, bạn được yêu cầu nhập dữ liệu cần thiết để truy cập vào tiền điện tử của mình, chẳng hạn như mật khẩu ví, cụm từ khôi phục và thông tin tài chính khác, những thông tin này sẽ thuộc quyền sở hữu của những kẻ lừa đảo.

Các trang web khác chỉ đơn giản là ăn cắp tiền của bạn. Chúng hoạt động bình thường với những tác vụ cơ bản và thậm chí có thể cho phép người dùng rút một số tiền nhỏ lúc đầu. Đến một thời điểm nào đó, chẳng hạn như khi bạn thấy khoản đầu tư tiềm năng và quyết định chi thêm tiền vào trang web, số tiền nạp vào ngày càng lớn, lợi nhuận ngày càng tăng và bùm… bạn không thể rút tiền. Trang web lúc này sẽ tắt hoặc từ chối yêu cầu của bạn mà không đưa ra bất kỳ lý do gì.

Một kỹ thuật phổ biến khác mà những kẻ lừa đảo sử dụng để lừa các nhà đầu tư là tạo các ứng dụng giả mạo có sẵn trên Google Play và Apple App Store. Mặc dù các ứng dụng giả mạo này được phát hiện và gỡ bỏ nhanh chóng, nhưng chúng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến tài chính của nhiều người dùng.

#4: Lừa đảo dạng giveaway quà tặng

Lừa đảo dạng này phổ biến khi những kẻ lừa đảo lợi dụng được tâm lý tham lam của người dùng. Chúng sẽ dùng hình thức trả thưởng nhân đôi, nhân ba số lượng tiền điện tử mà người dùng gửi cho chúng để làm chiêu trò.

Chúng sử dụng thông điệp rất thông minh, thường xuất hiện từ một tài khoản truyền thông xã hội hợp pháp, để tạo cảm giác hợp pháp và khan hiếm, dấy lên tâm trọng FOMO của hầu hết người dùng. Cái gọi là cơ hội “chỉ có một lần trong đời” này có thể lôi kéo mọi người chuyển tiền nhanh chóng với hy vọng kiếm được lợi nhuận ngay lập tức.

#5: Lừa đảo đầu tư

Lừa đảo đầu tư liên quan đến những lời hứa về “lợi nhuận khổng lồ” để dụ người dùng gửi tiền vào và mơ về lợi nhuận khủng. Những kẻ lừa đảo có thể đảm nhận các vai trò khác nhau, chẳng hạn như “người quản lý đầu tư” của các dự án tiền điện tử mới sắp ra mắt và đưa ra những lời hứa hão huyền về việc tăng khoản đầu tư ban đầu của bạn.

#6: Kế hoạch bơm và xả

Kế hoạch bơm và xả là một loại lừa đảo đầu tư khác. Kẻ lừa đảo thuyết phục bạn mua một loại tiền điện tử ít được biết đến với giá thấp, hứa hẹn rằng giá trị của nó sẽ sớm tăng vọt. Ngay sau khi bạn mua, giá của token này sẽ tăng lên và kẻ lừa đảo sẽ bán token của chúng với mức giá cao đó (với một số lượng “khủng”). Điều này làm cho giá trị bị sụp đổ, khiến bạn và các nạn nhân khác bị thua lỗ nặng nề mà chỉ biết trách bản thân.

Các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng dễ bị lóa mắt bởi các báo cáo giả mạo về lợi nhuận không thể tin được trong một khoảng thời gian ngắn. Những trò gian lận này thường bắt đầu trên mạng xã hội, vì vậy hãy thận trọng với bất kỳ ai bất ngờ liên hệ với bạn về lời mời đầu tư. Cũng nên cảnh giác cao độ với những người thổi phồng một tài sản tiền điện tử cụ thể trên các nền tảng truyền thông xã hội như Reddit hoặc Twitter, vì những thứ này được gọi là lừa đảo thao túng tâm lý rất tinh tế.

#7: Romance scams (lừa đảo lãng mạn)

Những kẻ lừa đảo thường sử dụng các trang web hẹn hò để đánh lừa nhiều người nghĩ rằng họ đang trong một mối quan hệ lâu dài hợp pháp. Khi niềm tin đã được thiết lập, các cuộc trò chuyện thường chuyển sang các ẩn ý về các cơ hội đầu tư tiền điện tử sinh lợi, dẫn đến yêu cầu nạn nhân chuyển tiền hoặc cung cấp các thông tin xác thực tài khoản. Theo Ủy ban Thương mại Liên bang, các nạn nhân cho biết họ đã mất tổng cộng 139 triệu USD vào năm 2021, nhiều hơn bất kỳ khoản thanh toán nào khác.

#8: Tống tiền và lừa đảo tống tiền

Những kẻ lừa đảo cũng sử dụng email tống tiền như một trò lừa đảo phổ biến. Trong những email này, chúng tuyên bố đang nắm giữ hồ sơ về những người dùng truy cập các trang web người lớn hoặc bất hợp pháp và đe dọa sẽ tiết lộ chúng trừ khi nạn nhân cung cấp private key hoặc gửi tiền điện tử cho kẻ lừa đảo. Hành động này sẽ cấu thành hành vi tống tiền hình sự và cần được báo cáo cho các cơ quan thực thi pháp luật.

#9: Nâng cấp lừa đảo

Nền tảng tiền điện tử được cập nhật giống như bất kỳ phần mềm nào khác. Những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng điều này để cố gắng thuyết phục bạn cung cấp cho chúng private key ví tiền điện tử của bạn.

Những kẻ lừa đảo nâng cấp có thể khai thác các sự kiện cập nhật hợp pháp, chẳng hạn như các sự kiện nâng cấp Ethereum gần đây. Mức độ của các vụ lừa đảo nghiêm trọng đến mức khiến Ethereum Foundation và Robinhood liên tục cảnh báo người dùng cảnh giác trước các vụ lừa đảo nâng cấp.

#10: Lừa đảo hoán đổi SIM

Lừa đảo hoán đổi SIM là một trong những trò lừa đảo tiền điện tử mới nhất. Tại đây, kẻ lừa đảo có quyền truy cập vào bản sao thẻ SIM của bạn, cho phép chúng truy cập tất cả dữ liệu trên điện thoại của bạn.

Kẻ lừa đảo có thể sử dụng dữ liệu này để nhận và sử dụng mã xác thực hai bước cần thiết để truy cập ví tiền điện tử và các tài khoản khác mà bạn không biết. Do đó, tài khoản tiền điện tử của nạn nhân có thể bị tấn công và xóa sạch mà họ không hề được thông báo.

#11: Lừa đảo khai thác trên nền tảng đám mây

Khai thác trên nền tảng đám mây là một dịch vụ được cung cấp từ các công ty cho phép người dùng thuê phần cứng khai thác của họ với một khoản phí cố định và một phần doanh thu giả định. Điều này cho phép mọi người có thể khai thác từ xa mà không phải mua phần cứng khai thác đắt tiền.

Tuy nhiên, nhiều công ty khai thác trên nền tảng đám mây đều là lừa đảo hoặc không hiệu quả. Do đó, người dùng thường bị mất tiền hoặc kiếm được ít hơn những gì họ tin tưởng.

#12: Dịch vụ ICO lừa đảo

Các khoản đầu tư dựa trên tiền điện tử, bao gồm các hoạt động ICO và dự án NFT token, đã tạo thêm cơ hội cho những kẻ lừa đảo đánh cắp tiền của bạn. Các công ty tiền điện tử mới thành lập đều sử dụng hình thức ICO để huy động tiền từ người dùng bằng cách giảm giá cho các loại tiền điện tử mới để đổi lấy các loại tiền điện tử đang hoạt động như Bitcoin. Tuy nhiên, nhiều ICO đã trở thành trò lừa đảo.

Chẳng hạn, những kẻ lừa đảo có thể tạo các trang web giả mạo cho ICO và yêu cầu người dùng chuyển tiền điện tử vào ví bị xâm nhập. Trong các trường hợp khác, chính ICO có thể bị đổ lỗi. Những người sáng lập có thể đánh lừa các nhà đầu tư về sản phẩm của họ thông qua quảng cáo sai sự thật. Điều cần thiết là bạn cần phải nhận ra rằng, mặc dù các khoản đầu tư hoặc cơ hội kinh doanh dựa trên tiền điện tử có vẻ có lãi, nhưng điều này không phải lúc nào cũng thực tế.

#13: Lừa đảo chứng thực của người nổi tiếng

Chứng thực của người nổi tiếng là một trò lừa đảo tiền điện tử phổ biến khác. Các nhà phát triển trả tiền cho các diễn viên hoặc nhân vật nổi tiếng trên mạng để quảng bá một loại tiền hoặc nền tảng nhằm thu hút các nhà đầu tư và sau đó đột ngột từ bỏ dự án.

Trong một số trường hợp, những trò gian lận này có thể là các âm mưu lừa đảo trong đó những kẻ lừa đảo sử dụng hình ảnh, video hoặc trang web bịa đặt để khẳng định rằng các nhân vật của công chúng đều đã chứng thực âm mưu lừa đảo của chúng.

#14: Lừa đảo kéo thảm (Rug pull)

Rug pull, được đặt tên theo cụm từ “pulling the rug out”, xảy ra khi một nhà phát triển thu hút các nhà đầu tư vào một dự án tiền điện tử mới, thường là trong DeFi hoặc NFT, sau đó từ bỏ dự án trước khi hoàn thành, để lại cho các nhà đầu tư số tiền vô giá trị.

NFT đã trở thành điểm nóng đặc biệt cho loại lừa đảo này sau khi thị trường bùng nổ vào năm 2021. Nhiều kẻ lừa đảo đã lợi dụng tâm lý tham lam của người dùng với những lời hứa hẹn viễn vông về lộ trình phát triển chưa bao giờ được thực hiện.

Zagabond, nhà sáng lập bộ sưu tập Azuki NFT blue-chip, đã gây ra sự hỗn loạn trong cộng đồng NFT vào tháng 5 năm 2022 sau khi thừa nhận đứng đằng sau những vụ lừa đảo kéo thảm trị giá hàng triệu đô la. Ông ấy còn kể chi tiết cách ông ấy xây dựng và “nhảy thuyền” từ ba bộ sưu tập NFT – CryptoPhunks, Tendies và CryptoZunks.

Kéo thảm đôi khi có thể liên quan đến một biến thể của kế hoạch Ponzi, trong đó các nhà đầu tư thu lợi bằng cách thu hút những người dùng khác bằng các đảm bảo tài chính không trung thực. Các biến thể kéo thảm khác nhau có thể xảy ra ngay cả với các dự án đáng tin nhất, thuyết phục bạn đặt cược token vào các node chính.

#15: Kẻ mạo danh lừa đảo

Một kẻ mạo danh doanh nghiệp hoặc tổ chức có uy tín và đáng tin cậy khác có thể cố gắng thuyết phục bạn mua tiền điện tử và gửi cho họ. Những cá nhân này có thể cố gắng liên hệ với bạn qua tin nhắn, cuộc gọi, email, mạng xã hội hoặc cảnh báo bật lên trên máy tính của bạn.

Kẻ lừa đảo tuyên bố rằng có gian lận trong tài khoản của bạn hoặc tiền của bạn đang gặp rủi ro và hướng dẫn bạn mua tiền điện tử và gửi cho chúng để khắc phục sự cố. Những người khác yêu cầu bạn nhập thông tin chi tiết vào một trang web lừa đảo. Nhấp vào liên kết trong tin nhắn của họ hoặc gọi đến một số điện thoại của kẻ lừa đảo nào đó.

Thông thường, những kẻ lừa đảo này có thể cố lừa mọi người mua những đồng tiền mới mà một công ty nổi tiếng vừa phát hành. Do đó, bạn đặc biệt cần nghiên cứu kỹ càng để xác nhận xem một công ty đã phát hành coin hoặc token, hay đã phát hành airdrop hay chưa.

Ngoài ra, những kẻ lừa đảo có thể mạo danh các cơ quan chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật hoặc các công ty tiện ích và tuyên bố rằng có vấn đề pháp lý hoặc bạn đang nợ tiền. Họ hướng dẫn bạn mua tiền điện tử và gửi đến địa chỉ ví mà họ cung cấp để lưu giữ an toàn. Hoặc, họ hướng dẫn bạn đến một máy ATM tiền điện tử và cung cấp cho bạn hướng dẫn từng bước về cách chuyển tiền thành tiền điện tử.

Cuối cùng, những kẻ lừa đảo liệt kê các công việc giả mạo liên quan đến tiền điện tử trên các trang web việc làm, cung cấp các công việc giúp tuyển dụng nhà đầu tư, bán hoặc khai thác tiền điện tử hoặc chuyển đổi tiền mặt thành tiền điện tử. Họ yêu cầu bạn trả một khoản phí bằng tiền điện tử để bắt đầu công việc và gửi cho bạn một tấm séc giả để gửi vào tài khoản ngân hàng của bạn. Sau đó, họ sẽ hướng dẫn bạn rút một số tiền và mua tiền điện tử cho một khách hàng giả. Đến thời điểm này, tiền sẽ không còn nữa và bạn có trách nhiệm hoàn trả ngân hàng của mình.

Cách phát hiện lừa đảo tiền điện tử

Những kẻ lừa đảo ngày càng trở nên khôn ngoan hơn và rất dễ bị lừa trên mạng. Để phát hiện lừa đảo tiền điện tử, hãy để ý các dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Hứa hẹn về sự trở lại trong tương lai. Không có khoản đầu tư nào có thể đảm bảo lợi nhuận trong tương lai. Nếu một dịch vụ tiền điện tử đảm bảo với bạn rằng bạn sẽ kiếm được tiền, thì đó là một dấu hiệu cảnh báo.
  • White paper kém chất lượng hoặc không tồn tại. White paper là một khía cạnh quan trọng của bất kỳ dự án tiền điện tử nào. Tài liệu này sẽ giải thích cách thức tiền điện tử được thiết kế và cách thức hoạt động của nó. Nếu white paper không có ý nghĩa hoặc không tồn tại, thì đây là một dấu hiệu cảnh báo lớn
  • Markeing và quảng cáo cực đoan. Hầu hết các dự án gian lận chủ yếu dựa vào chiến dịch quảng cáo. Chiến lược của họ bao gồm quảng cáo trực tuyến trả phí, những người có ảnh hưởng trả phí và thậm chí cả quảng cáo ngoại tuyến.
  • Đội ngũ ẩn danh. Sẽ dễ dàng tìm ra ai điều hành khoản đầu tư bằng cách tìm kiếm tiểu sử của những người chủ chốt đằng sau nó và kiểm tra sự hiện diện của họ trên phương tiện truyền thông xã hội. Hãy thận trọng nếu bạn không thể tìm ra kẻ đứng sau dự án tiền điện tử đó.
  • Tiền miễn phí. Bất kỳ cơ hội đầu tư nào hứa hẹn kiếm tiền miễn phí, dù bằng tiền mặt hay tiền điện tử, đều có khả năng là giả mạo.

Dưới đây là một số cách để ngăn chặn lừa đảo tiền điện tử:

  • Giữ ví của bạn an toàn. Luôn lưu trữ tiền điện tử của bạn trong ví tự lưu trữ (không phải trên sàn giao dịch) và không bao giờ chia sẻ private key của nó với bất kỳ ai.
  • Tránh các tin nhắn và cuộc gọi ngẫu nhiên. Đừng bị đe dọa bởi bất kỳ ai liên hệ với bạn về cơ hội đầu tư tiền điện tử không biết từ đâu đến. Hãy cảnh giác với việc cung cấp thông tin cá nhân hoặc gửi tiền với số tiền không xác định.
  • Quá tốt tới mức thiếu thực tế. Những kẻ lừa đảo thường đưa ra những lời hứa hão huyền về lợi tức đầu tư không thực tế. Đừng cố tận dụng các kế hoạch làm giàu nhanh chóng; họ hầu như luôn luôn là scam.
  • Cơ hội đầu tư gấp. Đừng vội vàng đưa ra quyết định đầu tư khi chưa thực hiện thẩm định và dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả các lựa chọn. Chỉ đưa ra quyết định với những lựa chọn sáng suốt trong tay.
  • Hãy thận trọng với những lời thổi phồng trên mạng xã hội. Những kẻ lừa đảo thường tận dụng việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để quảng cáo trò lừa đảo mới nhất của chúng và giới thiệu nó như một cơ hội đầu tư. Hãy cảnh giác với những quảng cáo sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng hoặc những người có địa vị cao nhằm làm cho khoản đầu tư của họ có vẻ hợp pháp.

Phải làm gì nếu bạn đã bị lừa?

Nếu bạn mắc vào một vụ lừa đảo tiền điện tử và đã lỡ chia sẻ thông tin cá nhân hoặc thực hiện thanh toán, điều quan trọng là phải ngừng lại ngay lập tức. Cụ thể, bạn nên liên hệ với ngân hàng ngay lập tức nếu đã sử dụng thẻ ngân hàng của mình hoặc chia sẻ bất kỳ thông tin nhạy cảm nào với kẻ lừa đảo.

Biết rằng họ có thể cố gắng nhắm mục tiêu lại bạn hoặc bán thông tin cá nhân của bạn. Đó là lý do tại sao việc thay đổi các thông tin bảo mật và mật khẩu của bạn là rất quan trọng, đặc biệt đối với ngân hàng trực tuyến.

Cách báo cáo lừa đảo tiền điện tử

Nếu bạn nghi ngờ hoặc trở thành con mồi của một vụ lừa đảo tiền điện tử, hãy nghiên cứu các tổ chức chịu trách nhiệm về tội phạm tài chính ở quốc gia của bạn và yêu cầu hỗ trợ. Tại Hoa Kỳ, bạn cũng có thể gửi khiếu nại hoặc báo cáo lừa đảo với các cơ quan có thẩm quyền sau:

  1. Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC)
  2. Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai
  3. Ủy ban Chứng khoán và Trao đổi Hoa Kỳ
  4. Trung tâm Khiếu nại Tội phạm Internet của FBI

Thậm chí, bạn có thể liên hệ đến sàn giao dịch tiền điện tử mà bạn đã gửi tiền đến. Họ có thể có biện pháp ngăn chặn gian lận hoặc các biện pháp khác để bảo vệ tài sản và tài chính của bạn.

Khi việc áp dụng tiền điện tử ngày càng phát triển, thì tỷ lệ lừa đảo cũng tăng theo. Hệ sinh thái web3 tràn ngập những kẻ xấu và bất kỳ ai tương tác với tiền điện tử đều phải ưu tiên cảnh giác cao độ. Hãy tìm hiểu cách phát hiện các trò gian lận tiền điện tử và làm theo các phương pháp hay nhất để giảm khả năng bị lừa đảo.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn

Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io

Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin

Xoài

Theo BeInCrypto

MỚI CẬP NHẬT

Metaplanet vừa mua dip 620 Bitcoin, nâng tổng nắm giữ lên 1.762 BTC

Công ty đầu tư Nhật Bản Metaplanet vừa thực hiện giao dịch mua Bitcoin lớn nhất từ trước đến nay, thu về gần 620...
token BUIDL của BlackRock làm tài sản hỗ trợ stablecoin Frax USD

Frax Finance cân nhắc dùng BUIDL của BlackRock để hỗ trợ stablecoin frxUSD

Frax Finance, một giao thức stablecoin phi tập trung, đang cân nhắc tích hợp token BUIDL của BlackRock làm tài sản dự trữ hỗ...
Thượng nghị sĩ Lummis đề xuất bán vàng của Fed để đầu tư dự trữ Bitcoin

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất trao quyền sở hữu Bitcoin cho Fed

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Cynthia Lummis gần đây đã tái khẳng định kế hoạch mở rộng phạm vi cho phép Cục Dự trữ...
SOL-giam

Việc rút 1,1 tỷ USD đẩy TVL của Solana (SOL) xuống mức thấp hàng...

Tổng giá trị bị khóa (TVL) của Solana đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong tháng này, phản ánh sự suy giảm hoạt...
btt-giam

BitTorrent (BTT) phục hồi, nhưng đà tăng có thể không bền vững

BTT, token gốc vận hành nền tảng chia sẻ tệp ngang hàng (P2P) phi tập trung BitTorrent, đã trở thành tài sản có mức...
Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt qua 1 tỷ đô la nguồn cung

Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt 1...

Trong tháng qua, thị trường stablecoin đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, đạt mức hơn 200 tỷ USD. Đáng chú ý, hai...
btc-phuc-hoi

2,25 tỷ USD Bitcoin rút khỏi sàn giao dịch: Tín hiệu cho đợt phục...

Tính đến thời điểm hiện tại, tiền điện tử hàng đầu đang giao dịch ở mức $93.893, thấp hơn ngưỡng quan trọng $100.000. Điều đáng...

Giá Coin hôm nay 23/12: Bitcoin trượt về dưới $94.000, altcoin đỏ lửa, Phố...

Bitcoin tiếp tục trượt về quanh $94.000, khép lại tuần qua trong sắc đỏ sau đợt phục hồi vào ngày cuối tuần. Chứng khoán Mỹ Hợp...

XRP có nguy cơ giảm xuống 1 đô la tương tự năm 2018

Sau một đợt tăng trưởng đột biến gần 500% trong những tuần qua, giá XRP có vẻ như đang tiếp cận mức trần cục...
4-altcoin-bitcoin-dieu-chinh

4 altcoin tiềm năng vượt mặt thị trường khi Bitcoin điều chỉnh

Bitcoin đã giảm khoảng 8% trong tuần qua, nhưng một dấu hiệu tích cực là phe bò đã mua vào mạnh mẽ ở các...

Trump bổ nhiệm cựu cầu thủ bóng đá Bo Hines làm người đứng đầu...

Vào Chủ nhật trên Truth Social, Donald Trump đã bổ nhiệm hai nhân vật mới làm cố vấn về các vấn đề kinh tế. Đáng...

Liệu Ethereum có cần “Michael Saylor” của riêng mình?

Nhà giáo dục và người ủng hộ Ethereum, Anthony Sassano đã đưa ra lập luận rằng một người nào đó sẽ thay mặt cho...

Stablecoin RLUSD của Ripple Labs là gì?

RLUSD là một loại stablecoin được phát triển bởi Ripple Labs, tổ chức đứng sau XRP. Với mục tiêu tạo ra một loại tiền...

Tâm lý xã hội về Bitcoin chạm đáy trong năm, báo hiệu giá sắp...

Tâm lý xã hội về Bitcoin đã chạm mức thấp nhất vào năm 2024, báo hiệu khả năng giá sắp phục hồi trên ngưỡng...
stablecoin

SpaceX của Elon Musk sử dụng stablecoin để phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Theo nhà đầu tư mạo hiểm Chamath Palihapitiya đến từ Silicon Valley cho biết trong podcast All-In vào thứ 6, SpaceX đang sử dụng...

UAE hiện nắm giữ 40 ​​tỷ đô la Bitcoin

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện sở hữu 40 tỷ đô la Bitcoin sau nhiều năm đầu tư để xây...