Mối quan hệ của Trung Quốc với Bitcoin từ lâu đã gắn liền với các quy định. Khi tin tức về những hạn chế mới nhất của quốc gia này một lần nữa chiếm sóng truyền thông, điều quan trọng là phải đặt các quy định mới vào bối cảnh của các quy định trước đây.
Luật thành văn lớn đầu tiên của Trung Quốc về tiền điện tử được đưa ra vào năm 2013, khi chính phủ công nhận Bitcoin là tài sản ảo nhưng cấm sử dụng nó như một phương tiện giao dịch. Vào năm 2017, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tuyên bố ICO là bất hợp pháp, khiến giá trị của Bitcoin giảm mạnh. Trong khi các hạn chế giao dịch tiền điện tử được nhắc lại hàng năm, tin tức về lệnh cấm khai thác tại một số tỉnh của Trung Quốc là nguyên nhân mới nhất gây lo ngại.
Tuần trước, thông báo về lệnh cấm khai thác ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã tạo ra một làn sóng thợ đào di cư tìm kiếm nơi đặt máy móc ở nước ngoài. Ước tính 90% công suất khai thác của quốc gia này đã ngừng hoạt động do các lệnh cấm gần đây. Tin tức như vậy rất quan trọng vì các cơ sở khai thác của Trung Quốc cung cấp hơn 50% hashrate toàn cầu.
Trong khi các quy định khai thác đã tạo ra FUD cho thị trường toàn cầu, khiến giá Bitcoin giảm đáng kể, nhiều chuyên gia vẫn lạc quan rằng quy định của Trung Quốc sẽ củng cố tình hình ổn định lâu dài của Bitcoin. Dưới đây là 3 lý do tại sao lệnh cấm khai thác của Trung Quốc có thể không tồi tệ như tưởng tượng.
Biểu đồ giá Bitcoin | Nguồn: Tradingview
Bitcoin không bị cấm ở Trung Quốc
Hiện tại, công dân Trung Quốc không bị buộc phải giao nộp coin cho nhà nước. Các thuật ngữ “Bitcoin” và “cấm” đã được đưa ra rất nhiều liên quan đến cuộc đàn áp của Trung Quốc, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là không có lệnh cấm hoàn toàn nào đối với việc nắm giữ Bitcoin và các loại tiền điện tử khác.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc chủ yếu lo ngại về sự phổ biến ngày càng tăng của tiền điện tử vì nó trực tiếp thách thức sự ổn định kinh tế và tài chính của quốc gia. Bằng cách tăng cường các hành động thực thi quy định đối với ngành khai thác và kinh doanh đầu cơ, Hội đồng tài chính Nhà nước Trung Quốc hy vọng nền kinh tế của quốc gia sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi bản chất biến động dữ dội của tiền điện tử. Tuy nhiên, cách giải thích này không có gì mới mẻ. Cuộc đàn áp gần đây đối với các tổ chức tài chính tạo điều kiện thanh toán tiền điện tử phần lớn là nhắc lại quy định từ năm 2013 và 2017.
Mặc dù Trung Quốc có lập trường cương quyết hơn đối với Bitcoin và tiền điện tử nói chung trong những tháng gần đây, một số quy định đang được đề cập có thể không hữu dụng theo cách mà chúng vẫn luôn làm. Khi Trung Quốc áp đặt lệnh cấm giao dịch vào năm 2017 trong thời kỳ bùng nổ ICO, giao dịch tiền điện tử vẫn tiếp tục và nhiều người tham gia chuyển sang các sàn nước ngoài có trụ sở tại Hồng Kông và Nhật Bản. Miễn sao bản thân việc nắm giữ tài sản là hợp pháp, công dân Trung Quốc sẽ tìm cách để lách các hạn chế giao dịch. Tất nhiên, điều này có thể thay đổi nếu chính phủ Trung Quốc thực thi quy định hiện hành nghiêm ngặt hơn.
Không nên bỏ trứng một giỏ
Mặc dù cuộc di cư của các miner có thể làm gián đoạn thị trường trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, việc tăng cường phân cấp hứa hẹn sẽ làm cho mạng Bitcoin ít bị ảnh hưởng bởi các quy tắc và quy định của bất kỳ quốc gia nào. Ước tính 65% hoạt động khai thác Bitcoin diễn ra ở Trung Quốc. Với việc miner hiện buộc phải chuyển đến các quốc gia khác, quá trình phân phối lại sẽ giúp giảm bớt những lo ngại trước đây về sự thống trị khai thác của Trung Quốc.
Cũng cần lưu ý rằng xung đột giữa ngành khai thác Bitcoin và chính trị quốc gia không còn xa lạ. Bằng chứng là tin đồn về lệnh cấm khai thác của Trung Quốc có từ năm 2018. Vào tháng 5, Iran đã công bố lệnh cấm khai thác tạm thời do tình trạng thiếu điện trên toàn quốc. Tin tức kết hợp với thực tế 4,5% tất cả các hoạt động khai thác diễn ra ở Iran đã khiến thị trường phải chuyển đổi không mong muốn trong một không gian vốn đã biến động.
Mặc dù khối lượng khai thác của Iran kém hơn so với của Trung Quốc, nhưng nếu các miner phân bổ dàn trải hơn thì rủi ro và sự phức tạp trong ngành khai thác sẽ được hạn chế hơn. Và với cuộc di cư gần đây này, đó chính xác là những gì có thể xảy ra.
Ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử cần xanh hơn
Với một phần đáng kể miner Trung Quốc dự kiến sẽ chuyển đến Hoa Kỳ, cuộc di cư này thực sự có thể là một bước tích cực nhằm giảm lượng khí thải carbon của Bitcoin.
Một điểm đến tiềm năng cho miner Trung Quốc có thể là Texas. Tiểu bang này có giá điện thấp nhất trên thế giới nhờ tỷ trọng ngày càng tăng của các nguồn năng lượng tái tạo và lưới điện phi điều tiết. Có thể quan trọng nhất, nó có một trong những chính trị gia ủng hộ tiền điện tử nhiệt tình nhất trong nước là thống đốc Greg Abbot.
Tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng ở các khu vực | Nguồn: Cambridge Centre for Alternative Finance
Như hiện tại, miner ở Bắc Mỹ sử dụng nhiều nguồn năng lượng hơn so với thợ đào châu Á – Thái Bình Dương và có xu hướng ít phụ thuộc hơn vào nhiên liệu hóa thạch như than đá. Miner Bắc Mỹ báo cáo tỷ lệ sử dụng năng lượng chạy bằng than là 28% so với tỷ lệ sử dụng 65% của miner châu Á – Thái Bình Dương. Các hasher Bắc Mỹ cũng có nhiều khả năng kết nối hoạt động của họ với mạng lưới điện dùng chung. Điều này giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng đang được sử dụng một cách tự nhiên.
Bắc Mỹ cũng có nhiều động lực hơn để cung cấp cho miner các dạng năng lượng tái tạo, cả trên thị trường tự do và thông qua quy định của chính phủ vì lượng điện sử dụng cao ngất ngưỡng của ngành khai thác tiếp tục thu hút sự giám sát của công chúng ở Hoa Kỳ.
Vào tháng 5, Elon Musk tuyên bố công ty Tesla của ông sẽ không tiếp tục chấp nhận Bitcoin làm phương thức thanh toán cho đến khi ngành khai thác đạt mức sử dụng năng lượng sạch trên 50%. Vào tháng 6, Thượng nghị sĩ bang Massachusetts Elizabeth Warren đã công khai chỉ trích Bitcoin vì tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời kêu gọi tăng cường các quy định điều tiết ngành khai thác. Musk cũng lãnh đạo Hội đồng khai thác Bitcoin (Bitcoin Mining Council) ở Bắc Mỹ cùng với CEO MicroStrategy Michael Saylor. Nhóm này chuyên cải thiện tính minh bạch của Hoa Kỳ và việc sử dụng năng lượng tái tạo trong khai thác Bitcoin, đồng thời phản đối hình ảnh Bitcoin gây hại cho môi trường.
Không giống như Trung Quốc, các quy định của Bắc Mỹ sẽ không phải là vấn đề “một ăn cả ngã về không”. Việc Tổng thống Joe Biden bổ sung một số yêu cầu báo cáo tiền điện tử mới vào ngân sách năm 2022 cho thấy đất nước đang hướng tới tương lai nơi tiền điện tử có thể bị quản lý chặt chẽ nhưng không cấm hoàn toàn.
Trên thực tế, Mỹ là đất nước dân chủ và nhân quyền hàng đầu trên thế giới, bất kì vị tổng thống nào cũng không thể nói cấm là cấm được, còn tại Trung Quốc, nơi ông Tập nói con chó là còn dê, đố ai dám cãi lại nó là con chó, mặc dù chó thật.
Việc “Chỉ hươu nói ngựa” vẫn còn được áp dụng tới ngày nay tại Trung Quốc, nơi luật pháp được áp đặt theo ý thích của nhà cầm quyền.
Hoạt động khai thác có thể sẽ được tạo điều kiện sử dụng các nguồn năng lượng thay thế trong khoảng thời gian nhiều năm. Chiến thuật này được xem là bền vững hơn để đạt được tiến bộ thay vì đe dọa cấm hoàn toàn. Trong khi Trung Quốc bày tỏ lo ngại về tác động môi trường, vấn đề này không còn là vấn đề chính.
Tóm lại, lệnh cấm khai thác của Trung Quốc và nhắc lại các hạn chế thương mại luôn là hố đen cho nhà đầu tư Bitcoin. Đối với tất cả những hứa hẹn, sự đổi mới mà công nghệ mang lại cho thời đại kỹ thuật số, sẽ luôn có những trở ngại phải vượt qua, giống như quy định của các chính quyền. Nhưng đây được coi là những trở ngại ngắn hạn trong một cuộc chiến dài hạn – những trở ngại này càng làm tôi luyện thêm sức mạnh của Bitcoin nhiều hơn.
- Cuộc đàn áp crypto và hoạt động khai thác của Trung Quốc lần này khác hẳn
- Miner tàng hình và hashrate bí ẩn quay trở lại khi Trung Quốc đàn áp ngành khai thác Bitcoin
- Tác giả của virus đào coin Crackonosh kiếm được hơn 2 triệu đô la Monero (XMR) sau khi lây nhiễm cho 222.000 máy tính
Đình Đình
Theo Coindesk