Trang chủ Tạp chí 3 sự kiện lịch sử lý giải cho bong bóng ICO

3 sự kiện lịch sử lý giải cho bong bóng ICO

Giờ đây chúng ta có thể an tâm nói rằng bong bóng ICO đã chính thức kết thúc.

Khi bong bóng cuối cùng đã vỡ vào năm ngoái, “tổng giá trị vốn hóa” của tất cả các loại tiền điện tử đã giảm hơn 700 tỷ USD, giảm 85% so với mức đỉnh của nó vào tháng 1 – cao hơn so với sự sụp đổ 78% của bong bóng dotcom. Các phương tiện truyền thông đã “ngẩn cả người” trước sự sụp đổ này, và như thường lệ, họ cho rằng sự kiện đó chính là dấu chấm hết cho tiền điện tử.

Có rất nhiều người sẽ hả hê và nói rằng “tôi biết ngay mà!”. Nhưng trong bài luận này, tôi chỉ muốn trả lời câu hỏi đơn giản:

Tại sao bong bóng ICO xảy ra?

Thật dễ dàng để tin rằng bong bóng ICO – đã diễn ra trên các blockchain công khai không được kiểm soát – về cơ bản là một hiện tượng mới mẻ.

Các công nghệ trong đó cho phép bong bóng xảy ra luôn luôn mới mẻ, nhưng các động lực xã hội cơ bản thì không. Bản chất mở và không cần cấp phép của blockchain cho phép tất cả mọi người tham gia. Do đó, blockchain đã cho phép nhiều lực lượng xã hội, tất cả tương tác trong cùng một mạng lưới, tất cả được thống nhất dưới cái tên “bong bóng ICO”.

Trong bài blog này, tôi sẽ xét đến ba thời điểm quan trọng trong lịch sử, trong đó lý giải động lực xã hội riêng biệt đã diễn ra trong giai đoạn bong bóng ICO.

Đầu tiên là cuộc cách mạng chia sẻ file ngang hàng (peer-to-peer file sharing) diễn ra vào cuối những năm 2000, trong đó giải thích tư tưởng về sự phân cấp, lời tuyên bố của cách mạng, và các công ty cố gắng lách luật chứng khoán.

Thứ hai là sự bùng nổ của cổ phiếu penny (penny stock) trong thập niên 90, giải thích việc đánh bạc shitcoin, thao túng thị trường và những kẻ lừa đảo bao gồm “cái đuôi dài” của ICO.

Và thứ ba là bong bóng dotcom, giải thích cho khối lượng các nhà đầu cơ, mô hình mới của các công ty phi tập trung, VC coin và phân phối lại tài sản.

Bằng cách khám phá những sự kiện này, tôi hy vọng sẽ cho bạn thấy cách mà bong bóng ICO tóm tắt lại các mô hình nổi tiếng của hành vi con người.

Lịch sử không lặp lại, nhưng có một vài “điệp khúc” mà nó sẽ chắc chắn muốn lặp lại.

I. Cuộc cách mạng chia sẻ file ngang hàng

Bitcoin chia sẻ nguồn gốc sâu xa với các mạng lưới P2P. Các giao thức chia sẻ file đã trở thành các mạng lưới phi tập trung toàn cầu đầu tiên trên thế giới. Mô hình mạng của Bitcoin được lấy cảm hứng từ Gnutella, giao thức đằng sau LimeWire. Rất nhiều “nhà tiên phong” P2P trở thành nền tảng cho phong trào tiền điện tử, ví dụ như: Jed McCaleb của eDonkey2000, Zooko Wilcox của Mojo Nation, và Bram Cohen của BitTorrent. Họ cũng có chung một dòng dõi triết học – Lawrence Lessig, cha đỡ đầu của văn hóa Piracy (Piracy culture), là người khởi xướng của câu nói “Code là luật pháp.”

(Piracy Cultures: Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 90 và nó mang ý nghĩa là ai đó làm nghề viết và thử nghiệm thuê phần mềm hay người thích lập trình máy tính vì lợi ích của chính họ.)

Cuộc cách mạng chia sẻ file P2P bắt đầu vào năm 1999, với một ứng dụng nhỏ có tên là Napster. Bề ngoài của Napster rất đơn giản: đăng nhập, tìm kiếm một bài hát bạn muốn, nhấp đúp chuột và xong, bạn đã sở hữu nó.

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thật khó để mô tả Napster thay đổi mô hình lớn đến mức nào.

Hãy nhớ lại khi bạn muốn mua nhạc vào năm 1999: đứng trên một lối đi CD, được bao quanh bởi những đĩa nhạc với đủ các loại bìa khác nhau, tranh luận trong đầu về việc bạn sẽ bỏ ra 20 đô la cho album nào. Của Jay-Z ư? Hay Smashmouth? Hoặc có thể là J-Lo? Mỗi lần mua là một sự đánh đổi thận trọng. Âm nhạc lúc bấy giờ vẫn là một món hàng khan hiếm và quý giá.

Napster đã thay đổi tất cả điều đó. Nó giống như một kho âm nhạc được mở ra, miễn phí cho tất cả mọi người. Hoàn toàn thông qua truyền miệng, Napster đã lan rộng khắp nước Mỹ như một cuộc bạo loạn, làm tắc nghẽn băng thông trong khuôn viên trường đại học và các đường truy cập quay số (dialup lines).

Chẳng mấy chốc, những thách thức pháp lý từ nhóm nhạc rock Metallica và rapper Dr. Dre cũng sẽ đưa Napster lên đầu các tiêu đề tin tức. Napster đã thâu tóm tất cả. Vào thời kỳ đỉnh cao năm 2001, dịch vụ này đã có hơn 80 triệu người dùng đăng ký. Và Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) đã phải chú ý đến.

Sau một phiên tòa kéo dài với RIAA, một thẩm phán đã phán quyết Napster chịu trách nhiệm đối với tất cả sự vi phạm bản quyền của người dùng của họ, mặc dù thực tế là các máy chủ Napster đã không lưu trữ bất kỳ nội dung có bản quyền nào. Học thuyết pháp lý này, được gọi là “xâm phạm gián tiếp” (vicarious infringement), là hồi chuông báo tử của Napster và của bất kỳ mô hình kinh doanh chia sẻ file nào. Napster bị buộc phải phá sản và buộc phải dừng tất cả các chia sẻ file bất hợp pháp. Nhưng sự đầu hàng Napster mới chỉ là khởi đầu của cuộc chiến này.

Đối với các nhà cách mạng kỹ thuật số, bài học về Napster là một sự hiển nhiên. Mặc dù tất cả các tải xuống đều là ngang hàng, Napster đã vận hành một máy chủ trung tâm, chủ yếu được sử dụng để lập chỉ mục tìm kiếm và khám phá ngang hàng. Đây là sự sụp đổ của nó. Nếu cuộc cách mạng chia sẻ file được tiếp tục, nó sẽ phải phân cấp và có tính đàn hồi trước các lệnh pháp lý.

Một cuộc chiến truyền thống đã phải phát triển thành chiến tranh du kích.

Các lựa chọn thay thế phi tập trung cho Napster dần dần nảy sinh, được thiết kế có chủ ý xung quanh ràng buộc pháp lý này. Những “người kế vị” như Gnutella (LimeWire) và eDonkey2000 (eMule) sẽ có những kiến trúc phi tập trung trong đó sẽ khó khăn hơn nhiều để gỡ xuống.

Khi “những đứa con” của Napster sinh sôi nảy nở, một triết lý bắt đầu được củng cố xung quanh vấn đề vi phạm bản quyền trên internet. Các khẩu hiệu được cụ thể hóa: “Thông tin cần được tự do,” “văn hóa mở,” “chia sẻ là quan tâm.” Một đảng chính trị mới có tên là “Pirate Party” đã được thành lập, bảo vệ tự do trực tuyến và cải cách bản quyền, giành được nhiều cuộc hẹn chính trị trên khắp châu Âu. Những đổi mới căn bản trong sở hữu trí tuệ đã được khám phá như Giấy phép Creative Commons và cấp phép copyleft. Cuộc cách mạng đã đạt được một năng lượng và bản sắc riêng của nó.

(Creative Commons (cc) là một loại giấy phép bản quyền miễn phí cho công chúng, nó cho phép người khác sử dụng lại tác phẩm của bạn.

(Copyleft – cách chơi chữ của “copyright” – là một dạng cấp phép và có thể dùng để thay đổi bản quyền của những tác phẩm như phần mềm máy tính, tài liệu, âm nhạc, và nghệ thuật.)

BitTorrent, được thành lập bởi Bram Cohen vào năm 2001, có thể được coi là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển chia sẻ file P2P. Giao thức BitTorrent đã thay thế cho KaZaA, Limewire, DC ++, SoulSeek và tất cả các mạng P2P khác. Vào năm 2012, nó ước tính đã đạt đến đỉnh điểm với số lượng người dùng hoạt động hàng tháng đáng kinh ngạc, 400 – 500 triệu, gần một nửa cơ sở người dùng Facebook tại thời điểm đó. Trong thời kỳ đỉnh cao, BitTorrent là nguồn lưu lượng truy cập Internet lớn nhất trên thế giới.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao BitTorrent thống trị lĩnh vực chia sẻ file trong khi các mạng lưới khác rơi vào tình trạng không liên quan?

Sức mạnh của BitTorrent

Simon Morris, cựu giám đốc điều hành của công ty BitTorrent, đã viết nên một “tuyệt tác” gồm 4 phần để phân tích sự tương đồng giữa BitTorrent và tiền điện tử .

BitTorrent được thiết kế khác với các dự án chia sẻ file P2P khác. Trang chủ gốc của dự án bắt đầu giải thích về BitTorrent như sau:

BitTorrent là một công cụ phát biểu miễn phí. BitTorrent mang đến cho bạn sự tự do trong việc xuất bản, trước đây chỉ được một số người được chọn với thiết bị đặc biệt và rất nhiều tiền.

Đó là một tuyên ngôn trí tuệ khô khan một cách ngạc nhiên.

So sánh điều này với cương lĩnh của KaZaA:

Bram Cohen rõ ràng không chấp nhận tất cả việc sử dụng chia sẻ file bất hợp pháp của BitTorrent. Ông không bao giờ một lần thừa nhận đây là một việc sử dụng hợp pháp của dịch vụ. Đội ngũ nòng cốt và dịch vụ tin nhắn của họ đều rất đáng tin cậy. Và đây chính xác là những gì cho phép BitTorrent phát triển ở mặt sau của tất cả các việc sử dụng hợp pháp của nó: bản phân phối Linux, cập nhật World of Warcraft, chia sẻ dữ liệu, v.v.

BitTorrent không bao giờ được coi là một cuộc cách mạng trong vi phạm bản quyền internet; nó được coi là một cuộc cách mạng trong phân phối file chi phí thấp. Tuyên bố sứ mệnh không thể chối cãi này đã khiến BitTorrent vượt quá tầm với của RIAA hoặc bất kỳ chủ sở hữu bản quyền nào khác.

Có một sự song hành nổi bật với tiền điện tử: Vitalik và đội ngũ cốt lõi của Ethereum không bao giờ tán thành cơn lũ ICO – mà họ thường tố cáo chúng. Đây chính xác là những gì cho phép Ethereum phát triển mạnh mẽ, mặc dù đã bị ICO lật đổ cho mục đích đầu cơ và ngoại giao. Nếu Ethereum không tự coi mình là một cuộc cách mạng trong điện toán phi tập trung, dưới vai trò là “chiếc máy tính của thế giới”, thì nó sẽ bị các nhà quản lý gắn nhãn là một nền tảng ICO bất hợp pháp.

Nếu bạn nhanh chóng chuyển tiếp đến ngày hôm nay, câu chuyện chia sẻ file P2P là câu chuyện về BitTorrent. Tất cả các giao thức khác đã mờ dần đi. Nhưng BitTorrent đã không còn được sử dụng để tải nhạc ở thế giới phương tây nữa.

Tại sao lại không?

Tôi sẽ cung cấp cho bạn ba lý do: Spotify, Apple Music, Pandora. Những người mới trong ngành công nghiệp âm nhạc đã thích nghi và các dịch vụ này đã thay đổi trải nghiệm khám phá và nghe nhạc.

Chia sẻ tệp P2P từng cạnh tranh với kinh nghiệm lái xe đến Walmart và mua CD được bảo vệ DRM có giá $20 để nghe một bài hát. Quyết định giữa hai lựa chọn này thật dễ dàng: chỉ cần vi phạm bản quyền.

Daniel Ek, cựu CEO của uTorrent, đã hiểu điều này ngay từ đầu. Sau khi chứng kiến các mạng chia sẻ file phi tập trung mới thay thế Napster, Ek đã nảy ra ý tưởng cho một công ty mà cuối cùng ông đặt tên là Spotify:

“Tôi nhận ra rằng bạn không bao giờ có thể hợp pháp hóa khỏi vi phạm bản quyền. Luật pháp chắc chắn có thể hỗ trợ, nhưng nó không hoàn toàn xóa bỏ vấn đề. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề là tạo ra một dịch vụ tốt hơn việc vi phạm bản quyền và đồng thời bù đắp cho ngành công nghiệp âm nhạc – điều đó đã mang lại cho chúng tôi Spotify.”

Ngày nay chia sẻ file P2P đã giảm đáng kể. Nhưng có một điều: cuộc cách mạng vi phạm bản quyền kỹ thuật số đã di chuyển các ngành công nghiệp. Nó buộc âm nhạc và phim ảnh phải phục vụ cho một thế giới kỹ thuật số và cuối cùng khuyến khích phát minh ra web streaming. Các công ty đã không thích ứng lúc đó hiện đã trở thành “chú thích” trong lịch sử. Những công ty thích ứng sẽ xây dựng các triều đại truyền thông trong thập kỷ tới.

Bài học về cuộc cách mạng chia sẻ file P2P

Nếu bạn nghe Lawrence Lessig hay Peter Sunde, bạn sẽ dễ dàng cho rằng cuộc cách mạng chia sẻ file bắt nguồn từ ý thức hệ. Nhưng rất ít ‘cựu chiến binh chia sẻ file’ vẫn cam kết vi phạm bản quyền ngày hôm nay. Việc cố gắng giải thích chia sẻ file bằng cách kêu gọi cải cách sở hữu trí tuệ cũng giống với việc cố gắng giải thích “Tiệc trà Boston” bằng cách kêu gọi John Locke. Mặc dù quan trọng, nhưng ý thức hệ thường là hậu yếu tố (post hoc).

Thực tế câu chuyện đơn giản hơn rất nhiều.

3-su-kien-lich-su-ly-giai-cho-bong-bong-ico4

Cuộc cách mạng chia sẻ file đã nổ ra vì mọi người phản đối một quy tắc: bạn chỉ có thể tiêu thụ âm nhạc theo cách mà ngành công nghiệp thu âm nói rằng bạn có thể.

Mọi người đều căm ghét quy tắc này. Vì vậy, họ đã phá vỡ nó. Và các giao thức P2P đã cho phép những người phá vỡ quy tắc này thể hiện được cách mà họ nghĩ rằng âm nhạc nên hoạt động.

Ngày nay, âm nhạc hoạt động theo cách đó. Bất kể bạn ở đâu, bằng cách thực hiện tìm kiếm và nhấp đúp, bạn có thể nghe gần như bất kỳ bài hát nào từng được tạo.

Simon Morris tuyên bố đây là lý do tồn tại của BitTorrent và các mạng phi tập trung nói chung. Tính phân cấp cho phép các quy tắc bị phá vỡ. Và khi một quy tắc bị phản đối rộng rãi và đủ mạnh, mọi người sẽ xây dựng nên một loại công nghệ để phá vỡ quy tắc đó, và công nghệ đó sẽ lan rộng.

Nếu không có sự phá vỡ quy tắc này (dù là do vô tình hay có chủ ý), nó khá khó để tưởng tượng tại sao công nghệ blockchain phi tập trung lại quan trọng đến vậy. Nó có một kho lưu trữ dữ liệu phân tán với cơ chế cập nhật phức tạp và chậm chạp. Đề xuất một giá trị mà mọi người dường như đồng ý với các công nghệ blockchain là chúng có khả năng chống kiểm duyệt. Và điều này chỉ quan trọng nếu bạn có thứ gì đó mà ai đó muốn kiểm duyệt.

Mọi sự nổi loạn đều muốn một nguyên nhân

Vậy tại sao ICO cần phải được phân cấp? Tại sao bong bóng không thể khởi động thông qua các công ty khởi nghiệp blockchain được hỗ trợ vốn như trong bong bóng dotcom?

Đối với Simon Morris, câu trả lời rất rõ ràng: bởi vì các ICO không chỉ là về cơ hội đầu tư vào các dự án blockchain đầu cơ. Mà chúng nhắm đến việc phá vỡ các quy tắc: các quy tắc xung quanh sự hình thành vốn.

Điều này đặt ra câu hỏi, tại sao mọi người lại muốn phá vỡ các quy tắc xung quanh sự hình thành vốn?

Câu trả lời rất phức tạp.

Hãy xem xét các điều kiện ban đầu của bong bóng ICO. Bong bóng chủ yếu được thúc đẩy bởi các quốc gia ở châu Á với tỷ lệ tiết kiệm cao và bất bình đẳng trong thu nhập – Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong thập kỷ qua, chúng tôi đã chứng kiến sự bất bình đẳng trong thu nhập gia tăng, giảm tốc độ tăng lương cho tầng lớp trung lưu toàn cầu, làm giảm niềm tin vào các chính phủ, và lượng lớn những người có giáo dục với cơ hội đang dần bị thu hẹp.

Bong bóng ICO là một tiếng nổ lớn.

Các sự kiện tạo ra tài sản lớn nhất trên thế giới đã diễn ra trong thập kỷ qua – nhưng tất cả đã thuộc về người khác. Bạn đã không nhận được bất kỳ thứ gì. Làn sóng công nghệ mới này đã khuất phục cuộc sống số và sự chú ý của bạn, nhưng thành quả của nó thuộc về các nhà tư bản ở Thung lũng Silicon chứ không phải bạn.

Bong bóng ICO cho phép những người trẻ tuổi tự thuyết phục rằng: “hey, có lẽ tôi có thể nhận được phần của mình. Tôi thấy thứ Bitcoin này, tôi thấy thứ Ethereum này, chúng rất mới lạ và mang tính cách mạng, tại sao chúng lại không thể thay đổi thế giới?”

Và chẳng phải họ sẽ bị thuyết phục rằng lần đầu tiên, họ đã đi trước cha mẹ mình, trước những người gác cổng, trước cả Phố Wall và Thung lũng Silicon?

Vì vậy họ đã bước vào sớm. Họ bắt đầu sử dụng VPN. Họ có bạn bè và gia đình để tạo tài khoản ở nước ngoài. Họ đã phá vỡ các quy tắc. Và những quy tắc đó tốt cho điều gì đi nữa, bên cạnh việc trang bị hệ thống cho những người giàu? Tại sao mọi người trên thế giới lại không thể đầu tư vào bất cứ điều gì họ muốn? Chẳng ai cần đến sự phơi bày trong khi tương lai là một nguồn mở.

Thị trường tiếp tục chứng minh họ đúng. Vì vậy họ suy đoán, họ tham gia Subreddits và tranh luận về ý tưởng và tự thuyết phục rằng các khoản đầu tư của họ sẽ cách mạng hóa cơ sở hạ tầng thế giới. Một tương lai phi tập trung đang đến rất nhanh, và họ, ngay lập tức, sẽ là những người dẫn đầu nó.

Và tất nhiên, khi thực tế cuối cùng cũng ập đến, nó cho họ thấy hậu quả của việc phá vỡ các quy tắc đó. Năm 2018 đã khiến mọi thứ sụp đổ, vạch trần tất cả các trò gian lận, lừa đảo và thao túng thị trường.

Và ở đây chúng ta cũng phải thừa nhận phía bên kia của thị trường: doanh nhân. Đối với họ, ICO đại diện cho một sự cân bằng tuyệt vời. Rốt cuộc, các ICO đã được phân tán ra quốc tế, và đầu tư mạo hiểm vẫn khó vượt ra bên ngoài Thung lũng Silicon. Trong thời đại của Internet, trong thời đại của blockchain, tại sao công nghệ vẫn chưa san bằng sân chơi? Tại sao một doanh nhân sống ở đâu hay nói ngôn ngữ gì lại trở thành một vấn đề, trong khi miễn là họ biết ngôn ngữ lập trình?

Với ICO, bạn không cần một phần giới thiệu đến Sequoia để bắt đầu công ty của bạn. Bây giờ bạn chỉ cần một ý tưởng hay và một tờ giấy trắng, và thủ đô của thế giới sẽ xuất hiện ngay trên con đường dẫn đến cửa nhà bạn.

Hãy nhớ tất cả những câu chuyện về các nhà đầu tư mạo hiểm (VC) run rẩy trong những chiếc áo Patagonia của họ, lo lắng rằng họ đã ở nhầm chỗ?

Và sau đó là các ICO đảo ngược, nơi các công ty đã “ICO hóa” token của riêng họ, như trường hợp của Kik hoặc Kakao. Điều này sẽ hoàn hảo nếu bạn muốn tài trợ cho một sáng kiến liên quan đến blockchain nội bộ, nhưng bỏ qua tất cả các chi phí nặng nề của việc bảo vệ cổ đông hoặc tạo doanh thu.

Ngay cả trong số các công ty khởi nghiệp được tài trợ bởi Y Combinator, “vườn ươm” startup quyền năng nhất trên thế giới, một vài báo cáo rằng một lượng lớn trong số họ đang cân nhắc các dự án ICO. Ngay cả “giới thượng lưu” như Thung lũng Silicon cũng muốn phá vỡ các quy tắc! Trong trường hợp này, họ muốn thoát khỏi quyền sở hữu startup không thanh khoản của họ và các nhà đầu cơ đều rất vui khi cung cấp cho họ.

Chỉ khi nhìn lại, mỗi người mới nhận ra tại sao những quy tắc này lại ở đó ngay từ đầu. Một lần nữa, tiền điện tử học lại những bài học mà tài chính truyền thống đã tiếp thu từ lâu.

Cuộc cách mạng “tan thương” của những con sói

Hãy cho rằng bong bóng ICO được kích thích bởi mong muốn phá vỡ các quy tắc xung quanh việc hình thành vốn. Ngày nay, khi mọi việc đã lắng xuống và bong bóng ICO giờ đã trở thành một ký ức “khó xử”, chúng ta có thể xem xét lại cuộc chiến “tan thương” của nó với sự rõ ràng hơn.

Có phải mọi người thực sự quan tâm đến việc thay đổi các quy tắc xung quanh sự hình thành vốn? Họ có thực sự quan tâm đến việc dân chủ hóa truy cập đầu tư không? Họ có thực sự quan tâm đến việc cải cách luật nhà đầu tư được công nhận, công bố tài chính và các yêu cầu AML/KYC không?

Nhiều nhà bình luận đã biểu tình chống lại những điều này trong giai đoạn run-up, nhưng điều này cũng có lẽ chỉ là một phần của sự điên cuồng của cuộc cách mạng. Tôi không nhận thấy nhiều sự kêu gọi cho điều này trong năm 2019.

Đối với cuộc cách mạng chia sẻ file – luật bản quyền, đối với tất cả ý định và mục đích, chủ yếu còn nguyên vẹn 20 năm sau.

Vậy cuộc cách mạng chia sẻ file cho bạn biết điều gì về bong bóng ICO?

Đầu tiên, nó cho bạn biết rằng bạn không nên tự suy ra hệ tư tưởng từ tên gọi của nó. Các nguyên nhân cơ bản của các cuộc cách mạng thường thực dụng hơn so với bề ngoài của chúng.

Nó cũng giải thích về phía nguồn cung cho các ICO, các công ty muốn phá vỡ các kênh truyền thống để hình thành vốn, và về phía cầu, những cá nhân đang mong muốn được tiếp cận với các khoản đầu tư tăng trưởng cao. Một khi các khuyến khích phá vỡ các quy tắc đã suy yếu, cuộc cách mạng có thể sẽ dừng lại. Đó chính xác là những gì chúng tôi đã thấy trong cách mạng chia sẻ file và cả trong ICO.

Nhưng có một mặt khác, mặt tối hơn để giải thích bong bóng ICO – với tư cách là “kẻ gây ra gian lận, thao túng và cá cược”. Đối với điều này, chúng ta sẽ chuyển sang mô hình lịch sử thứ hai: sự bùng nổ cổ phiếu penny của những năm 90.

II. Cổ phiếu penny

Balaji Srinivasan từng tuyên bố rằng các token sẽ biến blockchain thành thị trường cổ phiếu lớn nhất thế giới. Một ngày nào điều này có thể đó là sự thật – nhưng thay vào đó, giờ đây, có vẻ như blockchains đã trở thành thị trường cổ phiếu penny lớn nhất thế giới.

Thuật ngữ “penny stock” (cổ phiếu penny) gợi lên hình ảnh của các nhà môi giới cổ phiếu “mờ ám” làm việc ở các “buồng đốt” (boiler rooms), và vì mục đích tốt. Bạn sẽ nhớ đến Jordan Belfort, nhân vật chính của bộ phim “Wolf of Wall Street” năm 2013, đã thay đổi vận may của mình khi trở thành một nhà môi giới cổ phiếu.

(Trong giới tài chính, “Boiler Room” (buồng đốt) là thuật ngữ chỉ một văn phòng môi giới chứng khoán qua điện thoại, chuyên lôi kéo khách hàng mua bán các loại chứng khoán không rõ ràng, thường là các loại cổ phiếu giá rẻ.)

Cổ phiếu penny được định nghĩa khác nhau ở các quốc gia khác nhau, nhưng ở Mỹ, cổ phiếu penny là cổ phiếu được phát hành bởi một công ty nhỏ, trong đó giao dịch dưới 5 đô la một cổ phiếu (ban đầu nó là cổ phiếu giao dịch dưới 1 đô la, nhưng vì lạm phát và những thứ khác). Họ thường được trích dẫn OTC và hiếm khi giao dịch trên các sàn giao dịch quốc gia. Chúng có tính thanh khoản thấp, ít thông tin công khai và không bắt buộc phải công bố tài chính quan trọng.

Vì lý do trên, chúng đã bị gắn với những trò lừa đảo.

Lịch sử của cổ phiếu penny

Việc chỉ định hợp pháp đối với các cổ phiếu penny bắt đầu sau vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929, sau đó gây ra cuộc Đại khủng hoảng. Người ta tin rằng sự sụp đổ một phần là do đầu cơ không kiểm soát đối với cổ phiếu penny, và điều này dẫn đến Đạo luật Giao dịch Chứng khoán năm 1934, trong đó chỉ định các hạn chế pháp lý đối với giao dịch cổ phiếu penny.

Trong suốt hầu hết thế kỷ 20, các dịch vụ cổ phiếu penny không được đăng một cách hợp pháp trên các tờ báo. Các đơn đặt hàng chỉ có thể được đặt qua điện thoại. Các cổ phiếu penny chất lượng cao nhất sẽ chỉ cung cấp báo cáo tài chính mỗi năm một lần, và các cổ phiếu penny tồi tệ nhất không có tiết lộ tài chính nào cả. Với những rào cản này, cổ phiếu penny đã không nhận được nhiều sự chú ý.

Nhưng bắt đầu từ giữa những năm 90 với sự phát triển của Internet, giao dịch cổ phiếu penny đã bùng nổ. Môi giới chiết khấu (discount broker) xuất hiện, cung cấp giao diện tự động và phí giao dịch thấp hơn nhiều. Khi các nhà đầu tư bán lẻ tràn vào, không gian phát triển nhanh hơn khả năng theo dõi của các nhà quản lý, và thao túng thị trường trở nên tràn lan.

Cuối cùng, SEC bước vào và đưa ra một loạt các vụ án cấp cao chống lại các gia đình tội phạm Mafia cho các kế hoạch thao túng cổ phiếu penny. Tất cả các phương án này cuối cùng đã được Internet kích hoạt: nó tăng tốc độ lừa đảo và cho phép các tác nhân xấu kết nối trực tiếp với các nhà đầu cơ.

Giao dịch cổ phiếu Penny đã được đưa trở lại dưới sự giám sát chặt chẽ hơn của quy định, nhưng nó vẫn mang tính đầu cơ và thao túng là phổ biến. Năm 1989, thời hoàng kim của cổ phiếu penny, một cuộc khảo sát cho thấy người Mỹ đã bị lừa ít nhất 2 tỷ đô la một năm bởi các kế hoạch cổ phiếu penny lừa đảo.

Có một sự song song rõ ràng ở đây với bong bóng ICO.

Nhóm SATIS ước tính rằng 81% ICO là các vụ scam, và nó đã được báo cáo rộng rãi rằng hơn 9 triệu đô la đã bị đánh cắp mỗi ngày trong năm 2018 (theo từng năm, tăng lên 3 tỷ đô la một năm). Theo số lượng, phần lớn các ICO có thể được giải thích theo cách này. Nhưng sự song hành giữa ICO và cổ phiếu penny còn sâu sắc hơn nữa.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: tại sao mọi người lại bị cuốn hút bởi các cổ phiếu penny ngay từ đầu, ngay cả khi chúng thể hiện rõ tính chất lừa đảo?

Là một người chơi poker chuyên nghiệp trước đây, tôi có thể nói với bạn câu trả lời rất đơn giản: mọi người thích đánh cược. Con người sẽ mãi mãi bị cuốn vào ý tưởng thay đổi vận may của mình, vượt lên trên những cở sở, bỏ qua các bậc trên nấc thang xã hội. Cho dù việc đánh cược có bị kỳ thị, quy định hoặc đặt ra ngoài vòng pháp luật, thì nó luôn tồn tại, bằng cách này hay cách khác.

Đối với các cổ phiếu penny, chúng khai thác vào cùng một sự tín nhiệm tham lam đằng sau tất cả những kế hoạch làm giàu nhanh chóng. Những hoạt động mà các công ty nền tảng thực hiện hầu như chẳng quan trọng.

Nhưng chúng ta cũng phải nhận thức được mặt khác của thị trường này: những kẻ hám danh và những kẻ lừa đảo. Đối với họ, cổ phiếu penny là một món quà. Và họ cũng không quan tâm đến những gì các cổ phiếu đại diện – họ chỉ cần một công ty với một câu chuyện đằng sau để thao túng. Và lòng tham sẽ làm nốt phần việc còn lại.

Điều này có gợi cho bạn về thứ gì không?

Sự lúng túng của giới nhà giàu

Dưới đây một bài báo được xuất bản năm 2000 nói về các kế hoạch pump and dump của cổ phiếu penny phổ biến trên Internet. Hãy so sánh sự tương phản của chúng với ICO.

Trước khi Net xuất hiện, những nhà quảng bá này đã thuê các nhóm tiếp thị qua điện thoại (Telemarketing) để đẩy cổ phiếu của họ vào các nhà đầu tư. Giờ đây việc đó cũng dễ dàng như cho “nổ tung” email vậy, hoặc nếu họ siêng năng, thì cũng dễ như duy trì một trang web. Phiên bản hiện đại: thuê một công ty tiếp thị ICO, họ sẽ quản lý Telegram chat, Subreddit, tài khoản Medium và BitcoinTalk của bạn.

Bạn không có cộng đồng “thực” ư? Không vấn đề! Hãy mua một cộng đồng “ảo”.

3-su-kien-lich-su-ly-giai-cho-bong-bong-ico7

Xu hướng hiện nay là công bố sự phát hiện về một phương thức mới, giá rẻ để gửi tín hiệu băng rộng qua đường dây điện thoại với tốc độ vượt xa các công nghệ hiện tại. Các nhà quảng bá phát hành một dòng báo chí liên tục ghi lại các đột phá phát triển, các thỏa marketing và chứng thực công nghệ từ trình độ các nhà khoa học.

Các bài viết lạc quan sau đó bắt đầu xuất hiện trên các bảng tin chứng khoán Internet, chẳng hạn như các bài đăng được duy trì bởi Yahoo và Raging Bull. Bởi vì rất ít người nghe về công ty mới, các nhà quảng bá đưa ra thông điệp trên các bảng tin thường xuyên khác.

Đề xuất pumping của BitcoinTalk

Nếu các nhà quảng bá thực hiện tốt công việc, và thị trường thể hiện xu hướng mạnh mẽ, giá cổ phiếu có thể tăng vọt từ vài xu lên 10 đô la, hoặc trong một số trường hợp, chúng còn tăng nhiều hơn nữa. Cuối cùng, giá cổ phiếu sụp đổ sau khi các nhà quảng bá bán hết và ngừng pump.

3-su-kien-lich-su-ly-giai-cho-bong-bong-ico9

3-su-kien-lich-su-ly-giai-cho-bong-bong-ico10

Bạn biết quy trình rồi đấy. Tiền thưởng, tiền thưởng giới thiệu, airdrops, các đợt pre-sales, cố vấn chia sẻ, đánh giá đã mua, người theo dõi được trả tiền, bot phương tiện truyền thông xã hội, giao dịch thao túng giá wash trading, vẽ tín hiệu TA, v.v. Vào thời điểm sự bùng nổ ICO đã trở thành xu hướng, quy trình này là một cỗ máy chạy không ngừng nghỉ.

3-su-kien-lich-su-ly-giai-cho-bong-bong-ico11

Hầu hết những cái “đuôi dài” của ICO hoàn toàn vô nghĩa. Dựa theo số liệu đã được theo dõi, tổng số ICO đã lên tới hàng ngàn, và con số đó chỉ tính đến những dự án nổi bật.

Và giống như sự bùng nổ của cổ phiếu penny trước đó, sự bùng nổ ICO đã kết thúc bằng nhiều hành động pháp lý chống lại những kẻ phạm tội tồi tệ nhất. Nhưng các cơ quan quản lý có thể tiếp cận tất cả mọi người, và hầu hết các kế hoạch pump and dump đều di chuyển hoặc tiếp tục thao túng các đồng coin ở quy mô nhỏ hơn.

Vậy sự bùng nổ ICO là dành cho ai?

ICO, giống như cổ phiếu penny, là một thị trường hai mặt. Các nhà đầu cơ không quan tâm đến công nghệ, họ chỉ muốn các nhà cái đặt cược và trở nên giàu có. Những kẻ lừa đảo cũng không quan tâm, họ chỉ muốn thao túng và làm giàu. Mọi người đều có được thứ họ cần, thị trường “nhộn nhịp” với những hoạt động và mọi người đều kiếm được tiền – cho đến khi họ không kiếm được nữa.

Nếu bạn nghĩ về nó, các blockchain toàn cầu, không thể kiểm soát về cơ bản là nền tảng tối ưu cho một sự bùng nổ cổ phiếu penny khác. Không có gì ngạc nhiên khi các tác nhân xấu và các nhà đầu cơ đã nhanh chóng hội tụ lại một điểm. Nhưng bất chấp sự tích lũy công nghệ, nó lại là một câu chuyện cũ.

Vậy cổ phiếu penny giải thích điều gì về bong bóng ICO? Các cổ phiếu Penny giải thích các shitcoin, scam, chứng khoán chưa đăng ký, thao túng thị trường và hầu hết những “cái đuôi dài” của bong bóng ICO. Xét theo khối lượng thì đó là hầu hết những gì đã xảy ra trong bong bóng.

Những kẻ lừa đảo cổ phiếu penny đã nhanh chóng tham gia ICO, nhưng khái niệm về một ICO lại không bắt đầu theo cách đó. Các ICO đã phát sinh từ cộng đồng gây quỹ blockchain, được tiên phong bởi Mastercoin vào năm 2013, trong đó Augur là ICO đầu tiên trên Ethereum vào năm 2015. Hầu hết các nhà đầu tư của họ đều là các cypherpunk “mọt sách”, hào hứng ủng hộ một số công nghệ mới mà họ có thể “chơi cùng”.

Chúng ta không nên kết hợp tiền điện tử và công nghệ cơ bản với bong bóng ICO, đó là một hiện tượng đầu cơ hội tụ trên đỉnh của nó. Bong bóng ICO là một cái gì đó đã xảy đến với tiền điện tử, chứ không phải bản chất bên trong của nó.

Hầu hết các nhà công nghệ và cypherpunk đã xây dựng công cụ này chỉ đơn giản là được thúc đẩy bằng cách xây dựng một hệ thống tài chính mới. Và họ vẫn đang quay cuồng, ngay cả sau khi những người đầu cơ và những kẻ lừa đảo đã đến và đi.

Vậy chúng ta đã xem xét cuộc cách mạng chia sẻ file P2P và cổ phiếu penny so với bong bóng ICO. Nhưng vẫn còn một khía cạnh của bong bóng mà cho tới giờ tôi vẫn chưa thể giải quyết – đó chính là sự đổi mới về mặt công nghệ.

Sau cùng thì tôi vẫn không hề tin rằng sự bùng nổ của tiền điện tử chủ yếu là để lừa gạt mọi người, hay công nghệ cơ bản của nó là không liên quan. Điều ngược lại – bong bóng ICO – đã xảy ra trên đỉnh của sự đổi mới công nghệ thực sự. Để hiểu đầy đủ về điều này, chúng ta sẽ chuyển sang sự kiện lịch sử cuối cùng: bong bóng dotcom và “nhà tiên tri” của nó, Carlota Perez.

III. Bong bóng và các cuộc cách mạng công nghệ

Tất cả các bong bóng đều là về lòng tham, nhưng một số bong bóng cũng là về việc tạo ra các cuộc cách mạng công nghệ. – Carlota Perez

World Wide Web – Internet mà hầu hết mọi người biết đến – được tạo ra bởi Tim Berners-Lee vào năm 1989. Sự ra đời của nó được ví như “tia sáng” mở ra Thời đại Thông tin, và cùng với nó là bong bóng thị trường chứng khoán lớn nhất của thế hệ này.

So với các công nghệ đi trước nó, Web đã phát triển một cách nhanh chóng. Internet chỉ chiếm 2% sự thâm nhập ở Mỹ khi trình duyệt Mosaic được ra mắt vào năm 1993. Sáu năm sau, ở đỉnh cao của bong bóng, 36% Hoa Kỳ được kết nối trực tuyến. (Điện thoại phải mất hơn 30 năm để đạt được mức độ thâm nhập tương tự.)

Sự phát triển nhanh chóng của Web, kết hợp với lãi suất thấp và việc cắt giảm thuế của năm 1997, đã dẫn đến một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc xung quanh tiềm năng tăng trưởng của Internet. Đầu tư mạo hiểm trở nên rẻv hơn và chứa nhiều cơ hội hơn. Các doanh nhân vì thế đã đổ xô đến Thung lũng Silicon.

Netscape, công ty đã xây dựng nên trình duyệt web thống trị nhất, đã có bước khởi đầu to lớn. Netscape đã đưa ra IPO với giá 2.9 tỷ đô la vào năm 1995. Điều đó hơi bất thường đối với một công ty không có lợi nhuận để IPO thành công, nhưng doanh thu của Netscape đã tăng nhanh đến mức điều này có thể sớm bị lãng quên.

3-su-kien-lich-su-ly-giai-cho-bong-bong-ico13

IPO của Netscape sẽ nhanh chóng được tiếp nối vào năm 1996 bởi Yahoo!, Excite và Lycos, tất cả các IPO thành công “mỹ mãn” của các công ty cũng đang phát triển nhanh chóng. Và mặc dù, giống như Netscape, họ đã đốt cháy thông qua tiền mặt, điều đó dường như không quan trọng. Các công ty Internet đã trở nên may mắn.

Bất kỳ công ty nào, miễn là nó có tên miền “.com”, đã thu hút được những định giá lớn. Các nhà đầu tư đã rút tiền ra khỏi các công ty tăng trưởng chậm hơn để cày thêm vốn vào dotcom. Các nhà đầu tư bán lẻ, gần đây đã nhận được chiết khấu trong thuế, ngày càng chồng chất. Internet tự trở thành giao diện cho nhiều nhà đầu tư, thông qua các nền tảng như E-Trade (cũng đã đưa ra IPO vào năm 1996). Nhiều ấn phẩm báo cáo những câu chuyện về các chuyên gia “white-collar” (những người làm công việc văn phòng có mức lương cao) bỏ công việc của họ để dành toàn bộ thời gian để giao dịch cổ phiếu công nghệ.

Chỉ trong năm năm, NASDAQ đã tăng hơn 400%. Điều này gây ra một hội chứng “dốc toàn bộ sức lực”. Chỉ riêng năm 1999, giá cổ phiếu của Qualcomm đã tăng gấp 26 lần. Các nhà phân tích đã ngừng việc nhấn mạnh tỷ lệ P/E và bắt đầu trích dẫn Luật Metcalfe. Một bài báo của WSJ từ năm 1999 đã đặt ra câu hỏi: lợi nhuận có phải chỉ là một “khái niệm kỳ quặc” hay không mà nó không còn quan trọng nữa? Super Bowl tháng 1 năm 2000 có không dưới 16 quảng cáo dotcom.

Các công ty như Pets.com đã chuyển từ việc sáp nhập sang IPO trong vòng một năm. Hầu như mọi IPO đều xuất hiện, với mức tăng trung bình 68% trong ngày đầu tiên. Việc đầu tư vào IPO công nghệ đã được chấp nhận rộng rãi là một cách dễ dàng để nhân số tiền của bạn lên. Một hiện tượng của dotcom đã lan rộng khắp nơi, và những người thân cận với những người sáng lập thường nhận được thị phần “bạn bè hoặc người thân” dưới dạng các token như một cử chỉ của sự hào phóng.

3-su-kien-lich-su-ly-giai-cho-bong-bong-ico14

Đó là thời kỳ của sự dư thừa. Xu hướng đang gây trở ngại cho Phố Wall, cho giới thượng lưu ở Bờ Đông, cho cả loại tiền tệ truyền thống. Các quỹ phòng hộ như Tiger Management đã đi xuống, không thể theo kịp khi cấu trúc thị trường thay đổi. Nhưng các kỹ thuật viên – họ đã biết được từ trước, và họ đã tự nhắc nhở bản thân về điều đó.

Internet sẽ thay đổi mọi thứ.

Sự sụp đổ

Vào ngày 10 tháng 3 năm 2000, NASDAQ đạt đỉnh. Và sự “lung lay” đầu tiên là vào ngày 14 tháng 4, có khả năng được kích hoạt bởi một đợt sell-off. Đến cuối tuần đó, NASDAQ đã ghi nhận mức giảm đáng kinh ngạc – 25%.

Ngay sau đó, dotcom nhận ra rằng “tỷ lệ đốt tiền” (burn rates) của họ là không bền vững. Fed đã công bố kế hoạch tăng mạnh lãi suất, và nền kinh tế sẽ chứng kiến sáu lần thắt chặt như vậy trong vài tháng tới.

Đến ngày 18 tháng 5, Boo.com phá sản. Vào tháng 11, Pets.com cũng “tiếp bước”. Vài tháng sau, Webvan dừng hoạt động. Mọi chuyện sụp đổ nhanh hơn cả lúc nó bắt đầu, và việc cấp vốn cũng đã biến mất. Đến cuối năm 2001, sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9, hầu hết các dotcom giao dịch công khai đã bị phá sản. Hàng nghìn tỷ đô la vốn đầu tư đã bốc hơi.

3-su-kien-lich-su-ly-giai-cho-bong-bong-ico15

Cuộc suy thoái tiếp theo kéo dài đến vài năm. Phải đến năm 2004, khi công ty dotcom sau sự cố lớn đầu tiên, Google, sẽ đưa ra IPO một lần nữa.

Chúng ta có thể nói rằng việc đầu tư vào Internet là đúng đắn. Chúng ta có thể thấy rõ được cách thức mà Internet đã thay đổi thế giới. Tuy nhiên, bong bóng dotcom dường như đã che giấu một sự sai lầm khủng khiếp nào đó.

Chuyện gì đã xảy ra? Tại sao tất cả mọi người lúc đó lại không thể nhận ra? Và nó có thể cho chúng ta biết điều gì về bong bóng ICO?

Cuộc cách mạng công nghệ và vốn tài chính

Để hiểu bong bóng dotcom, chúng ta phải bắt đầu với “nhà tiên tri” Carlota Perez.

Carlota Perez là “vị thánh bảo trợ” của các nhà đầu tư mạo hiểm. Công việc đầu tiên của bà, Cuộc cách mạng công nghệ và Vốn tài chính đã được Marc Andreessen và Fred Wilson trích dẫn như là mấu chốt cho sự hiểu biết của họ về ngành công nghệ.

Tôi sẽ không nêu toàn bộ cuốn sách của bà ấy ở đây, nhưng tôi sẽ cố gắng tóm tắt những ý tưởng chính có liên quan đến cả sự cố dotcom và bong bóng ICO. Tôi sẽ đưa ra nhiều trích dẫn từ cuốn sách của Carlota.

Sự đổi mới mang tính chu kỳ

Carlota Perez tán thành lý thuyết “chu kỳ kinh tế sóng dài” (long wave economic cycle), được gọi là Sóng Kondratiev, trong đó sự đổi mới công nghệ xảy ra trong những làn sóng 45 – 60 năm.

Theo Perez, những làn sóng đổi mới này bao gồm ba giai đoạn:

  1. Thiết lập
  2. Sụp đổ
  3. Triển khai

3-su-kien-lich-su-ly-giai-cho-bong-bong-ico17

Thành lập là giai đoạn đầu tiên khi một loại công nghệ mới được khám phá, thiết lập và dựa vào đó để suy đoán. Suy đoán này dẫn đến bong bóng tài sản không bền vững và sự sụp đổ ngoạn mục. Sau đó, một giai đoạn triển khai rõ ràng hơn diễn ra, trong đó công nghệ trưởng thành và thay đổi bền vững nhiều khía cạnh của xã hội. Sau khi một chu kỳ triển khai đầy đủ đã làm cạn kiệt sự tăng trưởng kinh tế của nó, một công nghệ mới sẽ bắt đầu một làn sóng đổi mới khác và chu kỳ sẽ lặp lại.

Đã có năm cuộc cách mạng công nghệ trong 240 năm qua Mỗi cuộc cách mạng này đều thúc đẩy sự phát triển vượt bậc và định hình sự phát triển trong nửa thế kỷ trở lên.

Mô hình chung có thể được quan sát trong mỗi chu kỳ.

Mỗi cuộc cách mạng này đã được khởi động bởi một dự án bán kết, qua đó sẽ xúc tác công nghệ – cuộc cách mạng công nghiệp với nhà máy Cromford của Arkwright, thời đại hơi nước và đường sắt với Tuyến đường sắt Liverpool-Manchester, thời đại kỹ thuật dòng điện mạnh và thép với nhà máy thép Bessemer của Carnegie, thời đại ô tô với dây chuyền lắp ráp của Ford và thời đại máy tính với bộ vi xử lý 4004 của Intel.

3-su-kien-lich-su-ly-giai-cho-bong-bong-ico18

Theo mô hình này, thời điểm đã kích hoạt bong bóng ICO phải là sự ra mắt của Ethereum. Ethereum không phải là tiền điện tử đầu tiên, nhưng nó là ICO đầu tiên tạo ra lợi nhuận khủng và nó sẽ đặt nền tảng cho sự điên cuồng sắp xảy ra. Ethereum ra mắt vào năm 2015, chính xác 44 năm sau Intel 4004 vào năm 1971.

Tại sao lại gọi chúng là các cuộc cách mạng? Bởi vì chúng vượt xa tập hợp mạnh mẽ của các ngành công nghiệp mới; chúng cũng biến đổi toàn bộ nền kinh tế bằng cách cung cấp một mô hình kinh tế kỹ thuật mới.

Carlota có ý gì khi nói đến “mô hình kinh tế-kỹ thuật”?

Nói một cách đơn giản, một mô hình kinh tế kỹ thuật là một cách thức mới để thực hiện mọi việc. Khi một công nghệ mới hình thành và bắt đầu thúc đẩy sự đổi mới, nó mang theo một logic mới về cách mà các doanh nghiệp nên được cấu trúc. Ví dụ, với sự ra đời của ô tô, mô hình này khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng sản xuất hàng loạt, quy mô kinh tế và các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa để thu hút tiếp thị đại chúng – logic của nhà máy. Trong mô hình này, mỗi người Mỹ không chỉ nên sở hữu một chiếc ô tô “được sản xuất hàng loạt” mà còn nên sở hữu cả TV, tủ lạnh, máy giặt, v.v.

Các thói quen và phương pháp tiếp cận mới đang dần được tiếp thu bởi các kỹ sư và nhà quản lý, nhà đầu tư và nhân viên ngân hàng, nhân viên bán hàng và quảng cáo, doanh nhân và người tiêu dùng. Qua thời gian, một logic được thiết lập; một “ý thức chung” mới của người dùng được chấp nhận cho các quyết định đầu tư cũng như sự lựa chọn của người tiêu dùng. Những ý tưởng cũ sẽ không còn được học hỏi và những ý tưởng mới sẽ trở nên “bình thường”.
Khi một mô hình kinh tế kỹ thuật lên ngôi, bất kỳ doanh nhân nào không tiếp nhận mô hình mới sẽ bị gán là ở “địa vị thấp” và đi sau thời đại.

Chúng ta đều biết mô hình kinh tế kỹ thuật của cuộc cách mạng internet: đi quá nhanh và phá vỡ mọi thứ, ra mắt MVP, lặp đi lặp lại trong các chu kỳ ngắn, theo đuổi các mô hình kinh doanh với chi phí cận biên bằng không. Về cơ bản tất cả các “thần chú” tiêu thụ ngày nay bởi những người sáng lập công nghệ đầy tham vọng.

Theo các thuật ngữ này, mô hình kinh tế kỹ thuật của tiền điện tử gần như trở nên “khó hiểu” khi nói to ra. Dưới đây những gì chúng tôi đã dạy cho những người sáng lập về cách xây dựng một doanh nghiệp trong thời đại tiền điện tử:

  1. Phát minh ra một token và đưa ra giả thuyết về một nền kinh tế sẽ sử dụng nó
  2. Đưa ra câu chuyện về việc cuối cùng nó sẽ trở nên phi tập trung như thế nào
  3. Viết một white paper có tính học thuật với một vài phép toán trong đó
  4. Tạo một nền tảng Thụy Sĩ
  5. Biến code của bạn thành mã nguồn mở
  6. Tuyển dụng cố vấn và đưa họ lên trang web của bạn
  7. Tạo một ICO công khai

Về cơ bản, hãy ‘sùng bái’ hàng hóa Ethereum ICO, cũng giống như cách hàng hóa đã dotcom ‘sùng bái’ Netscape.

Trong bong bóng ICO, những người sáng lập rời bỏ mô hình này bị coi là người có địa vị thấp, những kẻ chỉ nắm bắt cơ hội, “không kiếm được tiền điện tử”, và không được thưởng trong các quỹ của họ. Tuy nhiên, nhìn chung, hầu như không ai trong số này được dự đoán để trở thành một doanh nhân thành công lâu dài.

Hãy tạm gác sự sụp đổ dotcom sang một bên. Giờ tôi sẽ tập trung hoàn toàn vào ý tưởng của Perez về cách thức mà bong bóng tài chính phản ứng với bong bóng ICO.

Thời kỳ của sự điên cuồng

Frenzy (sự điên cuồng) là thời kỳ hỗn loạn khi vốn tài chính tự “cất cánh”… Tất cả những người hưởng lợi từ cơ hội này tin rằng thế giới đang trải qua một thời gian tuyệt vời.

Trong sự điên cuồng này, các triệu phú mới ồ ạt mọc lên. Họ cố gắng nhân sự giàu có của mình lên giống như cách mà họ đã tạo ra nó, triển khai lại vốn của họ để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Khoảng cách giữa giá trị trên danh nghĩa và giá trị thực tế ngày càng lớn, và những người mới giàu đó tin rằng sự giàu có của họ là do sự hiểu hiểu và trực giác vượt trội.

Dòng vốn tài chính đã không còn bị kiềm chế, thay vào đó nó hỗ trợ các doanh nhân mới, được tháo gỡ trong khuôn khổ thể chế, đầu tư quá mức vào cơ sở hạ tầng mới và cũng sử dụng các công nghệ mới để đổi mới công cụ cho đầu cơ tài chính.

Tháo dỡ khung thể chế, đã xong. Đầu tư vượt mức vào cơ sở hạ tầng mới, đã xong. Phát minh các công cụ mới cho đầu cơ tài chính (ICO, SAFT, SAFTEs), đã xong.

Khi nhiều tài sản đang tăng giá, niềm tin ngày càng được củng cố về việc các tài sản đó sẽ tiếp tục tăng… Vì khi lợi nhuận thu được đạt mức đáng kinh ngạc, mọi người – bao gồm cả góa phụ và trẻ mồ côi – cũng nhận thức được những triển vọng tích cực. Họ dần dần bước vào nơi từng là lãnh thổ của người ngoài hành tinh, cố gắng để được trở thành một phần trong đó.

Bạn có nhớ mình đã được các tài xế Uber nói rằng hãy đầu tư vào BAT hay IOTA không? Bạn có nhớ bài báo của New York Times có tiêu đề là “Mọi người đều trở nên giàu có nhưng bạn thì không?” không?

Perez nhớ lại một câu trích dẫn của Bruce Nussbaum về bong bóng dotcom:

“Vậy các nhà đầu tư đã chấp nhận P/Es cao ngất trời, những câu chuyện bị thổi phồng và một vài kế hoạch kinh doanh kỳ lạ – bởi vì không ai biết được chuyện gì là có thể. Đó là một thời điểm của cơ hội, một thời điểm để đặt cược. Và họ đã nhận được những gì xứng đáng…”

Bạn có nhớ đến các dự án vô nghĩa không? Những đội ngũ mà không ai từng nghe nói đến? Các bản sao và white paper bị sao chép?

Các nhà tài chính (và các nhà đầu tư đã tin tưởng để giao tiền của họ cho các nhà tài chính) dường như bị thuyết phục rằng họ đã phát hiện được ra một thứ đem lại nhiều lợi ích nhất. Sau đó họ tận hưởng sự thành công nối tiếp, có thể là từ các kênh đào từ dòng sông này đến dòng sông khác, như trong cuộc cách mạng đầu tiên, hoặc nhiều hơn nữa là những bong bóng dotcom và viễn thông. Bạn có nhớ được tất cả các tập đoàn đầu tư ICO không? Các nhóm Telegram? Các bản tin?

Trong giai đoạn Canal Mania (giai đoạn bùng nổ Kênh đào) vào những năm 1790, các kênh đào được tạo ra từ dòng sông này sang dòng sông khác mà không liên quan đến việc định tuyến, mọi người tin rằng sự xuất hiện của các kênh đào đã nảy sinh ra nhu cầu, chứ không phải ngược lại. Vào những năm 1840, các dự án đường sắt được xây dựng từ thị trấn này sang thị trấn khác mà không liên quan đến thực tiễn kỹ thuật. Vào những năm 1920, các giá trị bất động sản đã được tháo buộc khỏi những ràng buộc của quy hoạch đô thị, tin rằng các loại phương tiện di chuyển sẽ đồng nghĩa với việc bất kỳ lãnh thổ nào cũng có thể có giá trị nếu được kết nối bằng đường bộ. Và tất nhiên, vào cuối những năm 90, dotcom đã được tài trợ mà không có bằng chứng nào cho thấy nó phù hợp với thị trường sản phẩm.

Những điều này chẳng có gì mới cả.

Toàn bộ hiện tượng “điên cuồng” này đó là, ở phía dưới cùng, một quá trình tái phân phối thu nhập khổng lồ có lợi cho những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào sòng bạc, nơi “tài trợ” cho quá trình hủy diệt trong nền kinh tế. Sự phân phối mang tính hồi quy đó tạo ra một vòng luẩn quẩn kép: một là kinh tế, được thể hiện trên thị trường; hai là xã hội, được thể hiện trong các điều khoản chính trị. Cả hai trở nên tồi tệ hơn khi bong bóng tăng lên.

Bong bóng ICO chỉ đơn giản là một biến thể của chủ đề. Các tay chơi và chiến thuật là khác nhau, nhưng những câu chuyện đều giống nhau. Giống như trong bong bóng dot com, những câu chuyện về các triệu phú xuất hiện chỉ sau một đêm, những vụ scam trắng trợn, bản tuyên ngôn tuyên bố một trật tự công nghệ mới, thúc đẩy các khoản nợ và thế chấp thứ hai kết thúc trong thảm họa – tất cả những vụ lừa đảo và hủy hoại thông thường.

3-su-kien-lich-su-ly-giai-cho-bong-bong-ico17

Và chúng ta đã đều được chứng kiến những điều này trước đây.

Kết quả

Thời đại vàng của Crypto có lẽ đã đi qua. Hầu hết những triệu phú mới nổi đã miễn cưỡng đầu hàng khối tài sản của họ. Sự thổi phồng cũng đã qua đi, nguồn tài trợ ICO đã cạn kiệt, các quy định của SEC đang dần xuất hiện và mối quan tâm của truyền thông dành cho tiền điện tử cũng biến mất.

3-su-kien-lich-su-ly-giai-cho-bong-bong-ico18

Nhưng Perez nhắc nhở chúng ta rằng giai đoạn “điên cuồng” và sự sụp đổ sau đó không chỉ đơn thuần để lại đau đớn – mà nó là sự cần thiết cho bất kỳ cuộc cách mạng công nghệ nào. Các sòng bạc tài chính thu hút các quỹ cần thiết để thiết lập cơ sở hạ tầng cơ bản và tạo điều kiện học tập xã hội.

Nếu không có bong bóng dotcom, sẽ không có tất cả các khoản đầu tư vào việc xây dựng cáp quang, ISP và cơ sở hạ tầng internet, các mạng lưới chuyển mạch dành cho viễn thông và tất cả các khách hàng cạnh tranh cuối cùng sẽ thúc đẩy việc áp dụng internet. Chúng ta cần nền tảng xã hội và công nghệ đó để Internet được phát triển.

Cuốn sách của Perez được viết vào năm 2003 trong thời gian xảy ra sự cố dotcom và bà ấy đã đặt Internet vào khuôn khổ sóng K (K-wave) của mình. Và lịch sử đã chứng minh cô ấy đúng.

Nhưng chúng ta nên cẩn thận để tránh đảo ngược luận điểm của Perez : bà tuyên bố rằng tất cả các cuộc cách mạng công nghệ tạo ra một bong bóng, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các bong bóng được gây ra bởi các cuộc cách mạng công nghệ. Thật vậy, hầu hết là không. Chúng ta vẫn cần phải xét xem crypto thuộc vào lĩnh vực nào.

Vậy Perez giải thích gì về bong bóng ICO?

Bà giải thích logic của sự điên cuồng, sự thúc đẩy của dòng vốn tài chính và sự khoa trương của sự thay đổi mô hình (“tất cả các công ty sẽ trở nên phi tập trung hóa”). Bà giải thích dòng người đầu tư bán lẻ (“góa phụ và trẻ mồ côi”), vốn tài chính truyền thống chồng chất với mức giá chóng mặt (Telegram, Filecoin, Hashgraph), và cơn lũ của các doanh nhân truyền thống tự xoay xở để theo mô hình mới.

Cận cảnh một bong bóng

Cuối cùng, chúng ta nên cho rằng mình may mắn khi bong bóng ICO không mang tính phá hủy như bong bóng dotcom. Khoảng 15 tỷ đô la đã được ICO huy động trong năm 2017 – 2018, nhưng đó là một sự sụt giảm so với tất cả các khoản đầu tư mạo hiểm, qua đó đã triển khai khoảng 500 tỷ đô la trong cùng kỳ. Và sự cố ICO gần như không gây bất ổn như bong bóng dotcom. Sau khi xảy ra, bong bóng dotcom đã xóa sạch khoảng 5 nghìn tỷ đô la giá trị và được tập trung nhiều ở Hoa Kỳ. Thiệt hại trong bong bóng ICO là ~ 15% trong số đó, được hấp thụ trên nhiều nền kinh tế hơn và trong thời kỳ thịnh vượng kinh tế tương đối. (Ngoài ra, chúng ta nên thận trọng khi kết hợp giá trị vốn hóa thị trường của tiền điện tử với NASDAQ.)

Bong bóng ICO không có nguyên nhân duy nhất. Những sự giải thích “một-nguyên-nhân” luôn bị thiết sót trong việc lý giải các hiện tượng phức tạp. Nhưng kết quả của nó thì dễ xác định hơn.

Hiện nay có rất nhiều nhóm đẳng cấp thế giới được vốn hóa một cách kỹ càng để xây dựng, mở rộng quy mô và phát triển công nghệ blockchain, và hàng chục triệu người trên thế giới giờ đã hiểu được phân cấp, bằng chứng công việc và các khóa riêng. Nhìn lại thì nó thật sự rất tuyệt vời! Nó có chi phí cao, nhưng Perez gợi ý rằng: có khả năng những bong bóng kiểu như thế này là cách duy nhất để vượt qua quán tính công nghệ.

Đồng thời, hầu hết mọi người đã có được sự tương tác đầu tiên với tiền điện tử ngay trong giai đoạn mới phát triển của nó. Nó không phải là một cái nhìn tuyệt vời. Nhưng điều này đã đúng với mọi cuộc cách mạng công nghệ trong 250 năm qua. Và vì vậy, tiền điện tử được coi là “một người bạn đồng hành” tốt.

Lúc đó tôi còn quá trẻ để đánh giá cao bong bóng dot com khi nó xảy ra. Thật lạ khi nói ra điều này, nhưng tôi vui mừng khi được chứng kiến “cận cảnh” một bong bóng đầu cơ như vậy. Bây giờ tôi có những câu chuyện chiến tranh để chia sẻ với các thế hệ tương lai. Đó là một thời kỳ hoang dã, khi bất cứ ai trên thế giới cũng có thể phát hành một đồng tiền và huy động hàng chục triệu đô la để xây dựng một mạng lưới mà không ai có thể kiểm soát. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ được thấy bất cứ điều gì như vậy một lần nữa trong một thời gian dài.

Giờ sao?

Nếu bạn tin rằng tiền điện tử có những thứ của một cuộc cách mạng công nghệ, thì như Perez nói, sự sụp đổ sẽ mở đường cho một giai đoạn triển khai hiệu quả hơn. Vào cuối ngày, tôi vẫn là một người lạc quan về công nghệ. Vậy nên bạn sẽ không ngạc nhiên tôi nghĩ rằng giai đoạn triển khai này đang đến. Nhưng nó sẽ đến chậm, với sự “khiêm tốn”, và có lẽ sẽ không hẳn là một điều gì đó quá đặc sắc để được cho lên trang nhất.

Diệu Anh

Theo Tapchibitcoin.vn/ Hackernoon

MỚI CẬP NHẬT

Kraken và a16z đang chạy đua cho vị trí chủ tịch CFTC

Lãnh đạo Kraken và a16z đang chạy đua cho vị trí chủ tịch CFTC

Theo phóng viên Eleanor Terrett của Fox Business, đội ngũ chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang tích cực...

Pyth Network và Revolut hợp tác để kết nối Web3 và tài chính truyền...

Pyth Network và Revolut đã chính thức hợp tác nhằm đóng góp vào sự phát triển của cả thị trường tài chính tập trung...

Solana thúc đẩy các trình xác thực kiểm tra sớm bản nâng cấp “Firedancer”

Solana đang tăng tốc thử nghiệm Firedancer, một bản nâng cấp phần mềm đầy triển vọng hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể tốc...
eth-giam

Động lực suy yếu, ETH đối mặt nguy cơ giảm sâu hơn

Giá Ethereum (ETH) giảm gần 8% trong 24 giờ qua, tiến sát mức vốn hóa thị trường 400 tỷ USD. Đợt bán tháo đã đẩy...

Tiểu bang Hoa Kỳ giới thiệu giới thiệu Đạo luật Tự do Bitcoin, cho...

Thượng nghị sĩ tiểu bang Oklahoma của Hoa Kỳ, Dusty Deevers, đã đề xuất một dự luật cho phép người lao động nhận lương...

5 giao thức DeFi hàng đầu ghi nhận 158 triệu USD doanh thu trong...

Năm giao thức DeFi lớn nhất đã tạo ra tổng cộng 158 triệu USD doanh thu chỉ trong tháng 12 năm 2024, trong đó...
ena-giam-gia

Giá Ethena (ENA) giảm 18% khi death cross chỉ ra nhiều khoản lỗ hơn

Giá Ethena (ENA) giảm 18% trong 24 giờ qua, đẩy vốn hóa thị trường xuống dưới 3 tỷ USD. Dù vậy, ENA vẫn nằm...

Movement Labs gọi vốn 100 triệu USD, định giá 3 tỷ USD

Movement Labs, startup Web3 phát triển mạng lưới layer-2 (L2) trên Ethereum, đang chuẩn bị khép lại vòng gọi vốn trị giá 100 triệu...

Sonic SVM ra mắt quỹ hàng triệu đô cho Web3 gaming và AI

Sonic, mạng lưới layer-2 trên Solana tập trung vào mảng gaming, cùng công ty đầu tư Galaxy Interactive vừa công bố quỹ G.A.M.E. Fund...

DOJ Hoa Kỳ được phép bán 6,5 tỷ đô la Bitcoin tịch thu từ...

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã nhận được sự chấp thuận của tòa án để bán khoảng 69.370 Bitcoin bị tịch thu liên...

Giá Coin hôm nay 09/01: Bitcoin trượt về dưới $93.000, altcoin đỏ lửa, chứng...

Bitcoin giảm điểm trong ngày thứ 2 liên tiếp khi thị trường tiếp tục đối mặt với áp lực bán dai dẳng. Chứng khoán Mỹ S&P...

NFT lấy cảm hứng từ Trump ra mắt trên Bitcoin thông qua Ordinals

Bộ sưu tập NFT được Tổng thống đắc cử Donald Trump hậu thuẫn vừa ra mắt 160 sản phẩm đầu tiên mang tên “Trump...
Gary Gensler sec

Gary Gensler duy trì thái độ thù địch với Crypto dù chuẩn bị rời...

Chủ tịch SEC Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Gary Gensler tiếp tục khẳng định lập trường phản đối tiền điện tử của mình trong...
ngay-9-1-phan-tich

Phân tích kỹ thuật ngày 9 tháng 1: BTC, ETH, XRP, BNB, SOL, DOGE,...

Bitcoin (BTC) đã giảm xuống gần mức $95.000, cho thấy phe gấu đang nỗ lực củng cố vị thế của mình. Tuy nhiên, một...

Máy chủ Discord của Virtuals Protocol bị hack

Nền tảng AI Agent Virtuals Protocol đã bị tấn công vào máy chủ Discord vào ngày 8 tháng 1, trong đó một số liên...

Thái Lan thí điểm thanh toán bằng tiền điện tử tại Phuket

Thái Lan có kế hoạch thử nghiệm thanh toán bằng crypto tại Phuket, một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của nước...