Đồng tiền điện tử mới của Facebook sẽ có ảnh hưởng như thế nào? Theo báo cáo tin tức, Facebook sẽ sớm ra mắt Libra, một loại tiền điện tử toàn cầu có sẵn cho người dùng bộ phần mềm của nó (bao gồm cả Messenger và WhatsApp). Có vẻ như bất kỳ người bán nào có tài khoản trên các nền tảng này đều có thể giao dịch bằng tiền điện tử với những khách hàng cũng có tài khoản – chẳng hạn như mua hàng trực tuyến, và mua hàng trong thế giới thực như cửa hàng tạp hóa và nhà hàng. Tuần này Facebook tiết lộ kế hoạch công bố thông tin chi tiết vào ngày 18 tháng 6, và xác nhận tiền điện tử của họ sẽ là một “stablecoin”, và giá trị của nó sẽ được gắn với nhiều loại tiền tệ fiat. Dựa trên tuyên bố của Facebook và một số bình luận ẩn danh được thực hiện bởi những người có liên quan đến dự án trong các cuộc phỏng vấn với The Information, dưới đây là sáu dự đoán của tôi.
1. Tiền điện tử của Facebook sẽ là một nguồn lực mạnh mẽ đối với các nước đang phát triển, đó là nơi Facebook dự định quảng cáo sản phẩm của mình.
Tại sao vậy? Bởi vì các ngân hàng trung ương ở các nước đang phát triển “nổi tiếng” vì sự thiếu kỷ luật trong việc duy trì giá trị của các loại tiền tệ fiat của họ, điều này thường làm mất sức mua. Ví dụ điển hình nhất trong số các nước đó là Venezuela, quốc gia đang trải qua siêu lạm phát tồi tệ hơn cả nước Đức sau Thế chiến I. Bằng cách cung cấp cho công dân của các quốc gia đang phát triển quyền truy cập vào một kho lưu trữ giá trị đáng tin cậy hơn so với các loại tiền tệ được hỗ trợ bởi chính phủ, tiền điện tử của Facebook sẽ gián tiếp thực hiện kỷ luật tài chính và tiền tệ đối với các quốc gia đang phát triển, điều này sẽ cải thiện cuộc sống của nhiều người trên toàn cầu.
2. Facebook sẽ trả lãi cho những người nắm giữ tiền điện tử của mình, và điều này sẽ dẫn đến các yêu cầu để hủy bỏ trợ cấp của công ty cho các ngân hàng ở trung tâm của hệ thống ngân hàng Mỹ.
Tôi tự dự đoán Facebook sẽ trả lãi cho người dùng tiền điện tử của mình. Tại sao tôi lại làm vậy? Bởi vì các tài sản hỗ trợ tiền điện tử sẽ tạo ra thu nhập lợi tức (đặc biệt là nếu các tài sản hỗ trợ đó bao gồm các “chứng khoán có rủi ro thấp”.) Nếu Facebook không chia sẻ những chiến lợi phẩm này với người dùng, một dàn các nhà phê bình sẽ công khai về số tiền mà Facebook và các đối tác của họ đang kiếm được.
Cường độ của thu nhập lợi tức là gì? Ví dụ, nếu Facebook để toàn bộ số dư đô la Mỹ tại Cục Dự trữ Liên bang thông qua một trong những đối tác ngân hàng của mình, thì họ có thể kiếm được 2,35% mà không phải gặp bất kỳ rủi ro nào – đó là 235 đô la cho mỗi 10 tỷ đô la gửi vào tiền điện tử của họ. Những lợi nhuận này sẽ nhanh chóng biến thành “chủ đề nóng hổi” cho Facebook về mặt chính trị, nếu không được chia sẻ với người dùng.
Nhưng còn có một lợi ích khác – sự hỗn độn mà vấn đề này có thể tạo ra sẽ cho thấy tầm quan trọng của phúc lợi doanh nghiệp tại hệ thống ngân hàng Mỹ. Con số 2,35% là lãi suất thực tế mà Fed trả cho các ngân hàng thành viên của mình để trả lãi cho khoản dự trữ vượt mức (IOER) – và năm nay dự kiến sẽ lên tới 36 tỷ đô la phúc lợi doanh nghiệp trả cho các ngân hàng Mỹ, tương đương với khoảng một nửa số tiền Mỹ dành cho chương trình Tem Phiếu Thực Phẩm của mình. Các nhà phê bình sẽ chắc chắn sẽ nhân cơ hội để hét lên câu “Phúc lợi doanh nghiệp cho Facebook!” nếu Facebook và các đối tác của họ bỏ túi được khoản tiền như vậy.
Đúng là các nhà phát hành stablecoin khác hầu như luôn bỏ túi các khoản tiền thay vì chia sẻ nó với khách hàng của họ. Tuy nhiên, có thể nói, stablecoin của Facebook sẽ quá lớn và quá “hữu hình” để có thể thoát khỏi trường hợp này – vì vậy nó không có khả năng che giấu được bất kỳ bất lợi nào.
3. Nền tảng của FB sẽ phát triển để thu hút sức mạnh lớn trên thị trường vốn toàn cầu.
Facebook có kế hoạch nhượng quyền kiểm soát quản trị dự án của mình thành một nền tảng độc lập, mà nó mới được thành lập ở Thụy Sĩ. Đây là một động thái tích cực, nó không chỉ giúp Facebook chống lại các cáo buộc chống độc quyền mà còn giúp giảm mức độ tập trung vào tiền điện tử. Nền tảng này có khả năng trở thành một thế lực lớn trên thị trường vốn toàn cầu khá nhanh chóng – bởi vì nó sẽ làm những gì các ngân hàng trung ương làm, đó là xác định trọng số basket cho các loại tiền tệ fiat mà được gắn với stablecoin, và quản lý tài sản để đảm bảo sự gắn giá trị đó không bị phá vỡ. Có rất nhiều “basket-setter” mạnh mẽ trên thị trường vốn, và khả năng di chuyển thị trường của họ có thể rất lớn – hãy nghĩ đến ủy ban có vai trò xác định các thành phần của Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) hoặc Chỉ số S&P 500, hoặc ngân hàng trung ương gắn tiền tệ của họ vào các basket (chẳng hạn như PBOC của Trung Quốc).
Đọc lại các dòng này, tôi nhận ra rằng Facebook đang bán quyền tham gia vào mạng của họ với giá 10 triệu đô la, vì thông thường các bộ xử lý giao dịch (các miner) trong các thị trường tiền điện tử được trả tiền cho sự đóng góp của họ, thay vì cần phải trả tiền để tham gia. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng có một khoản thu nhập lợi tức lớn để tất cả bọn họ tự chia cho mình, đặc biệt nếu họ không trả lãi cho người dùng và rất nhiều khối lượng giao dịch ngoại hối đang bị đe dọa. Đó là lý do tại sao hàng chục ngân hàng sẽ có khả năng tham gia vào.
4. Facebook sẽ phải đối mặt với sự không chắc chắn về quy định, điều này sẽ chỉ ra nhiều quy định tài chính lỗi thời trong quá trình này.
Tiền điện tử của Facebook có phải là chứng khoán không? Nếu đúng, người dùng sẽ phải đối mặt với sự vô lý khi cần một tài khoản môi giới ở Mỹ để mua một tách cà phê với đồng tiền đó? Liệu Facebook có thể có cơ hội từ các nhà quản lý và startup nhỏ hơn – bởi dữ liệu thuế mà dự án của Facebook tạo ra cho các chính phủ?
5. Chương trình báo cáo theo quy định của FB sẽ mở ra những thảo luận thú vị.
Chúng ta có thể sắp biết được có bao nhiêu trong số 2,3 tỷ người dùng Facebook là thật- vì người dùng tiền điện tử của Facebook sẽ cần xác minh danh tính của họ và đáp ứng được các yêu cầu về know-your-customer (KYC). The Information cho biết Facebook “có kế hoạch cung cấp các hình thức xác minh danh tính và phát hiện gian lận nghiêm ngặt hơn so với hầu hết các loại tiền điện tử khác.”
Các cuộc thảo luận về quyền riêng tư về dữ và quyền lợi doanh nghiệp liệu của Facebook đang dần xuất hiện.
Điều này sẽ mở ra tất cả các cuộc hội thoại về mức độ riêng tư dữ liệu, quyền riêng tư tài chính, báo cáo tài sản ở nước ngoài và tuân thủ thuế và báo cáo về gánh nặng chi phí – và có thể thách thức các yêu cầu báo cáo ngoài lãnh thổ do chính phủ Hoa Kỳ áp dụng đối với các doanh nghiệp ngoài Hoa Kỳ. Các chính phủ ở khắp mọi nơi sẽ xem tiền điện tử của Facebook như một khối dữ liệu khổng lồ về cách người dùng tiêu tiền với tất cả các quyền liên quan đến quyền riêng tư và báo cáo thuế mà dữ liệu honeypot yêu cầu, bởi vì mọi giao dịch đều có thể theo dõi bởi chính phủ. Điều này sẽ cung cấp cho một số quan chức điều mà họ mong muốn, đó là khả năng theo dõi, giám sát và phân tích mỗi đô la chi tiêu thay vì chắp nối từng báo cáo lại với nhau (hiện tại, các ngân hàng nộp báo cáo về các hoạt động đáng ngờ của các giao dịch trên 10.000 đô la). Dưới đây là một ví dụ trong một tuyên bố được đưa ra trong bài phát biểu tháng 5 năm 2019 của Sigal Mandelker, Thứ trưởng Cơ quan Tình báo Tài chính và Khủng bố:
“Khi FinCEN phân tích hàng triệu đô la trong các giao dịch chuyển tiền bị nghi ngờ là có sự liên kết đến khủng bố, họ nhận thấy trung bình chưa đến 600 đô la mỗi giao dịch. Trong thời đại mà một kẻ đánh bom tự sát cực đoan có thể mang lại kết cục bi thảm cho cuộc sống của hàng trăm người không hơn gì giá băng keo, áo vest và vật tư, chúng ta không thể để cho bất kỳ khoản tiền nào chảy vào túi của những kẻ khủng bố nữa.”
Hơn nữa, các yêu cầu báo cáo này sẽ tăng lên đáng kể sau khi Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế FATF khuyến nghị rằng tất cả các giao dịch tài chính (bao gồm cả tiền điện tử) nhúng dữ liệu về chủ sở hữu có lợi trong mỗi giao dịch, cho cả người gửi và người nhận.
Như tôi đã giải thích trong một bài đăng trước đây của Forbes.com, tôi nghi ngờ việc kéo dữ liệu theo yêu cầu báo cáo của Hoa Kỳ sẽ tồn tại trong một thách thức mang tính hiến pháp. Thật thú vị nếu Facebook là trung tâm của một thách thức như vậy. Họ sẽ chiến đấu hay hợp tác??
6. Tiền điện tử FB cuối cùng sẽ trở thành “một con ngựa thành Tơ-roa” có lợi cho bitcoin.
Đây dự đoán lớn nhất của tôi: Đồng tiền điện tử của Facebook sau cùng sẽ mang lại lợi ích cho bitcoin. Điều này sẽ mất thời gian, nhưng Facebook sẽ đẩy nhanh tốc độ giáo dục mọi người về tiền điện tử. Và khi điều này xảy ra, nhiều người sẽ chuyển sang bitcoin vì một lý do đơn giản đó là Bitcoin khan hiếm, trong khi tiền điện tử của Facebook thì không. Qua thời gian, mọi người sẽ di chuyển đến sổ cái đáng tin vậy nhất để lưu trữ tài sản của họ, và đó không phải là tiền tệ hoặc các công cụ phái sinh của họ, bao gồm cả tiền điện tử Facebook.
Hiện tượng này thực sự đã xảy ra ở Venezuela, vì nhà ủng hộ bitcoin Nick Spanos gần đây đã chỉ ra cho tôi. Khi chế độ Maduro giới thiệu đồng tiền điện tử petro xấu số, chính phủ đã nỗ lực phối hợp để giáo dục người dân Venezuela về tiền điện tử và – nó có liên quan đến việc sử dụng bitcoin của người Venezuela.
Việc Facebook tham gia vào không gian tiền điện tử có thể sẽ trở thành một đường vòng có lợi trên con đường dẫn đến việc chấp nhận bitcoin rộng rãi hơn.
- GlobalCoin là gì? Tổng quan về dự án Libra của Facebook
- Facebook bí mật đăng kí công ty Fintech “Libra Networks LLC” tại Thụy Sĩ để phát triển stablecoin
Diệu Anh
Tạp chí Bitcoin/Forbes