Trang chủ Tạp chí Tin tức Scam -Hack 6 hình thức lừa đảo kinh điển trên thị trường tiền điện...

6 hình thức lừa đảo kinh điển trên thị trường tiền điện tử mà người dùng cần tránh trong năm 2022

Người dùng có thể rơi vào một vụ lừa đảo tiền điện tử và thậm chí không hề hay biết. Những kẻ lừa đảo ngày càng trở nên tinh vi hơn và đã đánh cắp hàng tỷ USD từ những nạn nhân.

Trong video mới nhất, Coin Bureau, kênh Youtube nổi tiếng tập trung vào tiền điện tử, đã tổng hợp 6 hình thức lừa đảo phổ biến nhất mà nhà đầu tư cần tránh trong năm 2022.

Giveaway

Một trong những trò lừa đảo phổ biến nhất hiện là giveaway (tặng quà), chúng tràn ngập gần như trên mọi ngóc ngách của internet.

Giveaway là dạng lừa đảo trong đó tiền điện tử được phát miễn phí, với điều kiện là người dùng gửi một lượng nhỏ tiền điện tử cho người khác và họ sẽ gửi lại gấp đôi, gấp ba hoặc gấp 10 lần khoản đầu tư đó.

Đây không phải là hình thức lừa đảo mới trên thị trường. Thông thường, người dùng sẽ được yêu cầu truy cập vào một số liên kết dẫn đến một trang web trình bày chi tiết các bước giveaway. Tại đây, những kẻ lừa đảo sẽ cố gắng thuyết phục người dùng rằng mọi người thực sự nhận được khoản lợi nhuận tương xứng.

Hầu hết những trò gian lận này thường diễn ra trên Twitter, Youtube, Instagram, với việc giới hạn thời gian để khiến người dùng đưa ra quyết định nhanh chóng, thiếu sự cân nhắc.

Trong trường hợp lừa đảo trên Youtube, chúng thường là các buổi phát trực tiếp đơn giản, nơi sẽ có một người nổi tiếng hoặc một nhóm người tham gia vào cuộc trò chuyện.

Những kẻ lừa đảo thường tấn công vào những kênh Youtube có lượt theo dõi cao, chiếm quyền truy cập và xóa nội dung của các kênh này, sau đó, sẽ phát trực tiếp thông tin về dự án lừa đảo.

Cách tốt nhất để tránh những trò lừa đảo theo hình thức này là người dùng cần phải hiểu rằng, không ai trên Internet sẽ cung cấp cho họ thứ gì đó hoàn toàn miễn phí.

lừa đảo

Rug pull (kéo thảm)

Rug pull là trò lừa đảo khá phổ biến trong không gian NFT và DeFi. Trong trường hợp của NFT, những nhà sáng tạo thường sẽ nhờ ai đó tạo ra những hình ảnh đẹp, phát hành chúng trong thời gian ngắn, hứa hẹn về lộ trình thú vị hoặc trả tiền cho một số người có ảnh hưởng để quảng bá dự án.

Sau khi hoàn thành quá trình đúc và mọi người có NFT, những nhà tạo lập dự án sẽ xóa tất cả các trang web, mạng xã hội và truyền thông, sau đó bỏ trốn cùng với toàn bộ số tiền của các nhà đầu tư và bỏ mặc họ.

Kéo thảm không nhất thiết phải xảy ra chóng vánh. Có những trường hợp nhà phát triển dự án từ từ tách mình ra khỏi dự án trong vài tuần hoặc vài tháng. Mục tiêu của họ là để người mua mất hứng thú và từ bỏ hy vọng về khả năng tăng trưởng.

Kéo thảm chậm phổ biến hơn và có thể khó khoanh vùng hơn, do người dùng không thể chắc chắn 100% rằng dự án là lừa đảo.

Do đó, người dùng cần phải sáng suốt hơn về các loại NFT mà họ mua hoặc các đợt đúc NFT mà họ tham gia.

Tình trạng kéo thảm cũng đang diễn ra trong không gian DeFi. Không giống như ICO hoặc NFT, thay vì gửi tiền đến giao thức, nhà đầu tư phải cung cấp thanh khoản cho giao thức.

Thanh khoản này thường được sử dụng trong một sàn giao dịch phi tập trung và nhà đầu tư có thể nhận được lợi nhuận khá hấp dẫn từ việc cung cấp thanh khoản.

Trong thời gian này, những nhà sáng tạo sẽ quảng bá dự án để thu hút nhu cầu và tính thanh khoản trong pool. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các phương thức trả phí tương tự như kéo thảm NFT. Khi ngày càng nhiều nhà đầu tư mua tiền điện tử, những kẻ lừa đảo sẽ dần dần trao đổi nó lấy stablecoin và ETH.

Lượng thanh khoản của các dự án này có thể lên đến hàng chục triệu hoặc thậm chí hàng trăm triệu USD. Đây là khi các nhà phát triển tấn công và rút tất cả thanh khoản từ pool, khiến các nhà đầu tư lỗ nặng.

Các nhà phát triển có thể làm điều này vì họ không bị hạn chế về thanh khoản trong pool. Họ vẫn kiểm soát các hợp đồng thông minh và do đó hoàn toàn có quyền quyết định với số tiền trong pool.

Để tránh rơi vào các dự án kéo thảm, người dùng phải đảm bảo rằng họ không khóa tiền của mình trong một số giao thức ngẫu nhiên, đồng thời đảm bảo rằng các nhà quản lý hợp đồng thông minh vẫn không có quyền kiểm soát nó, nhằm tránh trường hợp họ rút tất cả thanh khoản.

Tấn công phishing

Các âm mưu tấn công phishing thường nhắm mục tiêu người dùng trực tiếp thông qua ví tiền điện tử của họ. Một trong những điều tai hại nhất là kẻ tấn công có thể đánh cắp thành công khóa cá nhân thông qua việc xâm nhập vào thiết bị của người dùng, hoặc lừa họ tự nguyện đưa khóa của mình cho chúng.

Có 2 kiểu tấn công giả mạo, phổ biến nhất là hacker lừa nhà đầu tư chuyển giao các từ hạt giống của họ. Kẻ tấn công có thể yêu cầu người dùng truy cập vào một trang web nào đó và nhập cụm từ hạt giống để có thể tiếp tục giao dịch.

Phương pháp khác là kẻ tấn công sẽ cung cấp cho người dùng cụm từ hạt giống. Thông qua liên kết giả mạo, người dùng sẽ sử dụng hạt giống này để thiết lập một ví mới dưới sự kiểm soát của kẻ lừa đảo mà không hề hay biết. Thời điểm họ gửi tiền vào ví, kẻ lừa đảo sẽ có quyền rút sạch số tiền đó.

Để tránh các trò tấn công giả mạo, nhà đầu tư phải cẩn thận khi cấp quyền truy cập cho các dApp trước khi ký bất kỳ giao dịch nào. Cũng cần xác minh rằng, người dùng đang truy cập vào trang web chính thức của dApp và không phê duyệt các hợp đồng thông minh “đáng ngờ” trong quá khứ. Người dùng có thể dễ dàng kiểm tra điều này thông qua các công cụ trên Etherscan.

lừa đảo

Mạo danh

Đây là khi một kẻ lừa đảo cố gắng mạo danh người khác, đặc biệt là những người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng. Có hàng nghìn kẻ mạo danh đang cố gắng lừa gạt người theo dõi của người nổi tiếng.

Những trò lừa đảo này có thể khá thành công vì chúng lợi dụng danh tiếng của người khác để trục lợi cho bản thân và chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, trên gần như mọi nền tảng mạng xã hội.

Bất kỳ ai trong không gian tiền điện tử hoặc có lượng người theo dõi lớn sẽ trở thành mục tiêu của những kẻ mạo danh.

Kế hoạch Ponzi

Ponzi là hệ thống duy trì các khoản tiền chi trả bằng cách lấy tiền từ các nhà đầu tư mới. Nó đã tồn tại trong hệ thống tài chính truyền thống hơn một thế kỷ và đôi khi dẫn đến khoản thua lỗ cho các nhà đầu tư tham gia.

Các kế hoạch Ponzi này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong không gian tiền điện tử và hàng nghìn người đã thua lỗ hoặc mất trắng tài sản trong những năm qua.

Mọi người có xu hướng tin rằng kế hoạch cho vay gói khai thác trên đám mây hoặc bot giao dịch kiếm tiền hàng ngày có xu hướng trả lợi nhuận khá đáng tin cậy. Thế nhưng, dòng lợi nhuận hàng ngày càng đáng tin cậy, thì càng có nhiều khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, và đó là tất cả những gì mà Ponzi cần.

Các kế hoạch Ponzi thường khuyến khích người dùng giới thiệu bạn bè và gia đình tham gia để nhận thêm phần thưởng. Chúng được gọi là các kế hoạch tiếp thị đa cấp hoặc MLM. Tuy nhiên, với sự ra đời của DeFi, ranh giới giữa kế hoạch Ponzi và giao thức cho vay hợp pháp ngày càng trở nên mờ nhạt.

Để tránh mắc bẫy các kế hoạch Ponzi, cần chắc chắn 100% rằng người dùng biết chính xác cách dự án hoặc giao thức tạo ra lợi nhuận. Một số kế hoạch Ponzi lớn thường có các luận điểm đầu tư cực kỳ khó hiểu. Trong những trường hợp này, nhà đầu tư cần tìm cách rút lui an toàn.

Pump & dump

Nội bộ dự án hoặc người tham gia thị trường thường khác cố gắng pump token, tăng giá trị của nó nhằm thu hút sự chú ý và khiến nhiều người đổ xô tham gia thị trường. Khi điều này xảy ra, những người đã mua trước đó sẽ dump token khiến giá của nó sụt giảm mạnh. Đó là hình thức thao túng đôi khi được sử dụng trong thị trường chứng khoán.

Các đợt pump & dump này thường được lên kế hoạch xảy ra vào một ngày cụ thể, tại một thời điểm cụ thể. Những người tham gia sẽ cố gắng phối hợp với nhau thông qua Telegram và các nền tảng mạng xã hội khác. Hành động này bị xem là bất hợp pháp và người dùng cần tránh xa những nhóm này.

Làm thế nào để phát hiện ra hành động pump & dump?

Đầu tiên, những đợt pump có xu hướng xảy ra ở những altcoin vốn hoá thấp. Chúng thường dễ di chuyển hơn, do chỉ cần áp lực mua nhỏ là đủ khả năng đẩy giá tăng lên.

Thứ hai, người dùng cần xem xét danh sách niêm yết trên các sàn giao dịch, nhất là các sàn giao dịch nhỏ lẻ, mờ ám, vì nhiều khả năng dự án đó sẽ dễ dàng pump. Hơn nữa, những người tham gia ít lo lắng về việc bị “lộ tẩy” vì không cần hoàn thành KYC.

Thứ ba, các đợt pump & dump có khả năng diễn ra đối với token “vô danh” và không thể tìm thấy lý do chính xác tại sao điều này xảy ra.

Bên cạnh đó, nếu token đã ở trong tình trạng ảm đạm suốt nhiều tháng, nhưng khối lượng giao dịch bắt đầu tăng dần trong vài ngày, thì đây có thể là một dấu hiệu rõ ràng của một đợt tích luỹ. Các nhà điều hành kế hoạch sẽ phải mua những token này trước khi triển khai, và những làn sóng tích lũy này là những gì mà người dùng cần chú ý. Vì vậy, nếu thấy token nào đó di chuyển và đáp ứng tất cả các đặc điểm trên, đừng FOMO trừ khi muốn mất trắng.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Việt Cường

Theo AZCoin News

MỚI CẬP NHẬT

Mùa Altcoin đầy sôi động: Đừng bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào các...

Thị trường tiền điện tử vài tuần gần đây liên tục ghi nhận đà tăng trưởng bùng nổ mạnh mẽ. Đồng Bitcoin (BTC) gần...

Tập đoàn Charles Schwab cân nhắc giao dịch crypto, tân CEO ‘cảm thấy ngớ...

Charles Schwab, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Hoa Kỳ, có kế hoạch tham gia thị trường crypto giao ngay khi...

Giá Popcat giảm mạnh, CatSlap bùng nổ ngày ra mắt. Meme coin hệ mèo...

Hãy quên Popcat đi! Một meme coin mới có tên CatSlap ($SLAP) vừa chính thức ra mắt và nhanh chóng trở thành cái tên...
tiền điện tử

Khối lượng giao dịch tiền điện tử liên tiếp thiết lập kỷ lục vào...

Khối lượng giao dịch tiền điện tử hàng ngày trên các sàn giao dịch đã đạt mức cao nhất trong 12 tháng là 117...
Sandeep Nailwal của Polygon cảnh báo Rug Pulls memecoin

Các vụ kéo thảm memecoin như QUANT có thể thu hút sự đàn áp...

Sandeep Nailwal, đồng sáng lập mạng Ethereum layer-2 Polygon, cảnh báo rằng sự gia tăng các vụ lừa đảo liên quan đến memecoin có...

Các vụ kiện của SEC sẽ “âm thầm khép lại” sau khi Gensler từ...

Nhiều vụ kiện liên quan đến chứng khoán nhằm vào các công ty crypto tại Hoa Kỳ có khả năng sẽ “âm thầm khép...

[QC] Dogizen, ICO Đầu Tiên Trên Telegram, Thu Hút Được 1,4 Triệu USD Khi...

Trong thời gian ngắn, Dogizen đã thu hút sự chú ý trên khắp thế giới tiền điện tử, huy động được hơn 1,4 triệu...

The Graph (GRT) giới thiệu tiêu chuẩn GRC-20 cho cấu trúc dữ liệu Web3

The Graph, một hệ thống lập chỉ mục phi tập trung tương tự Google dành cho blockchain, đã giới thiệu một tiêu chuẩn dữ...
xrp-chau-au

Giá XRP tăng hơn 30% sau khi nhà quản lý tài sản toàn cầu...

Công ty quản lý tài sản Wisdomtree đã thông báo vào thứ Năm về việc ra mắt sản phẩm giao dịch hoán đổi (ETP)...

Tòa án Hoa Kỳ ra phán quyết SEC vượt quá thẩm quyền, hủy bỏ...

Một tòa án liên bang đã hủy bỏ quy định gây tranh cãi liên quan đến 'dealer - đại lý' của Ủy ban Chứng...
TruthFi

Trump Media tiết lộ tham vọng về giao dịch và thanh toán tiền điện...

Công ty truyền thông xã hội Trump Media and Technology Group (TMTG) của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tiết lộ tham vọng...

Ngành công nghiệp crypto tranh giành vị trí trong hội đồng cố vấn của...

Nhiều công ty crypto hàng đầu, bao gồm Ripple, Kraken và Circle, đang tích cực tìm kiếm vị trí trong hội đồng cố vấn...

BiT Global tuyên bố Coinbase delist wBTC để đạt được ‘lợi thế cạnh tranh’...

BiT Global cáo buộc Coinbase delist Wrapped Bitcoin (wBTC) nhằm củng cố “lợi thế cạnh tranh” cho sản phẩm Bitcoin wrapped độc quyền của...
MicroStrategy-bong-bong-bitcoin

MicroStrategy có tạo nên bong bóng Bitcoin không?

Chiến lược mua Bitcoin (BTC) của MicroStrategy đã thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư, nhưng liệu nó có khả thi...

Quai Network ra mắt testnet cuối cùng với phần thưởng 10 triệu token QUAI

Quai Network đã chính thức ra mắt testnet cuối cùng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của nền tảng....

Solana vượt $260 để đạt mức giá cao nhất mọi thời đại mới sau...

Sau ba năm dài, Solana đã chính thức vượt qua mức giá cao nhất mọi thời đại, thiết lập cột mốc mới trên 260 USD...