Năm 2017, giá Bitcoin (BTC) đạt gần 20,000 đô la và vào tháng 12 năm 2018, tỷ giá của nó đã giảm xuống còn 3,187 đô la mỗi token. Tuy nhiên, đó là một sự chuyển động giá vững chắc đối với một loại tiền tệ được tạo ra từ khoảng 10 năm trước. Bitcoin vẫn thống trị danh mục đầu tư của hầu hết các nhà đầu tư tiền điện tử và cho đến nay nó là loại tiền điện tử phổ biến nhất, điều đó có nghĩa là giá của nó ít bị giảm hơn so với các coin khác trên thị trường. Điều này cũng được biểu thị bằng biểu đồ của CoinMarketCap. Nhưng phần còn lại của thế giới tiền điện tử đã xuất hiện trong vài năm qua thì sao?
Năm 2018, CNBC đã báo cáo rằng có khoảng 800 loại tiền điện tử, xuất hiện do hậu quả của hoạt động ICO, giờ đây có thể được gọi là “token chết”, vì chúng được giao dịch ở mức giá dưới 0.01 đô la. Năm 2019, con số này vẫn tiếp tục tăng.
Các tài nguyên chuyên về tiền điện tử “chết” đã được ra mắt, chẳng hạn như Deadcoins và Coinopsy, theo đó, vào năm 2018, khoảng 1,000 loại tiền điện tử khác nhau đã nhận lấy sự thất bại. Nhiều dự án tiền điện tử “chết” là sự lừa đảo được tổ chức dưới dạng ICO và một số dự án đã không thể chịu được áp lực của thị trường gấu vào cuối năm 2018. Đó là cách Jay Richler, đồng sáng lập Coinopsy, mô tả số lượng lớn các đồng tiền thất bại được liệt kê tại các sàn giao dịch khác nhau:
“Trước năm 2016, hầu hết thất bại là do việc tạo ra một coin cho vui, và sau đó các nhà phát triển chỉ từ bỏ những vụ lừa đảo nhỏ hoặc pump-and-dump. Sau năm 2016, thị trường đã bão hòa với các coin. Do đó, danh sách sàn giao dịch hiện có chi phí rất lớn, ví dụ, Binance có giá khoảng 1 triệu đô la. Vì vậy, sau năm 2016, những trò lừa đảo được lên kế hoạch tài chính và marketing tốt, hoặc có những coin đơn giản là không được tài trợ và định hướng. Hầu hết nhưng không phải tất cả đều như vậy”.
Đội ngũ của Deadcoins đã trả lời Cointelegraph bằng cách nói rằng lý do chính cho sự thất bại của tiền điện tử là do thiếu tiện ích:
“Các altcoin có khả năng thất bại vì nhiều nguyên nhân, tuy nhiên lý do chính là do thiếu tiện ích và use case hoặc do sự chồng chéo với các altcoin khác hoặc use case của chúng đã được thỏa mãn bằng BTC hoặc các coin khác”.
Dưới đây là 5 loại tiền điện tử hàng đầu đã bị một số người coi là “đã chết” – thực chất là lừa đảo hoặc có khối lượng giao dịch thấp trong 3 tháng. Một số coin trong danh sách này có thể sẽ gây bất ngờ lớn.
Bitconnect
BitConnect đứng đầu danh sách các coin “chết”, vì nó được cho là một vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử tiền điện tử. Dự án BitConnect bị cáo buộc là đã tạo ra một kim tự tháp tài chính quy mô lớn.
Cuộc xâm chiếm hoàn toàn của BitConnect trong top 10 của CoinMarketCap, với mức vốn hóa 2 tỷ đô la ngay sau khi khởi động dự án vào tháng 1 năm 2017, khiến nhiều người ngạc nhiên và tin đồn về một dự án đáng ngờ bắt đầu lan truyền nhanh chóng. Tuy nhiên, mãi đến cuối năm 2017, các nhà đầu tư mới quyết định cáo buộc công khai dự án là một vụ lừa đảo đầu tư – một mô hình Ponzi.
Một trong những nhà đầu tư Bitcoin nổi bật nhất Mike Novogratz, người đã tuyên bố trên Twitter rằng BitConnect thực sự giống như một mô hình Ponzi làm tổn thương hình ảnh của toàn bộ ngành công nghiệp: “BitConnect thực sự giống như một trò lừa đảo. Một kiểu ponzi cũ kỹ … các nhân tố xấu làm tổn thương cộng đồng”.
Lý do cho tất cả sự phẫn nộ này là chương trình cho vay BitConnect. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại tiền thưởng đáng kể cho tiền gửi bằng Bitcoin. Nhưng theo người dùng, cơ chế thanh toán tiền thưởng không rõ ràng và bản chất nguồn gốc của nó là một dấu hỏi lớn. Điều này khiến cộng đồng nghi ngờ rằng dự án này đại diện cho một kim tự tháp tài chính được xây dựng bởi một hệ thống giới thiệu đa cấp.
Nhiều nhà phê bình chỉ ra rằng nguồn tiền thưởng duy nhất có thể là tiền gửi từ các nhà đầu tư mới, nhưng thông tin đó được giữ bí mật bởi những nhà sáng lập dự án, mà những người này đều không rõ danh tính. Tuy nhiên, vào đầu năm 2018, BitConnect đã bắt đầu sụp đổ. Các nhà quản lý Texas và Bắc Carolina đã buộc các nhà sáng lập phải đóng cửa chương trình cho vay và sàn giao dịch của họ, làm cho token BitConnect (BCC) trở nên dư thừa và sau đó khiến nó bị giảm giá trị. Sau đó, các vụ kiện tập thể bắt đầu được đệ trình chống lại BitConnect và chính quyền Hoa Kỳ để điều tra các hoạt động của dự án – theo đó một tòa án Hoa Kỳ đã quyết định đóng băng các tài sản.
NEM
New Economy Movement (NEM), là một loại tiền điện tử được ra mắt vào tháng 3 năm 2015. Sự phát triển tích cực của NEM bắt đầu vào năm 2016. Sự độc đáo của NEM nằm ở chỗ sự phát triển của nó được thực hiện trên mã nguồn mở ban đầu, nhờ vào điều này mà NEM đã có thể bắt đầu nhiều đổi mới hữu ích. Việc gửi, rút và trao đổi tiền điện tử NEM diễn ra trên các sàn giao dịch.
NEM được sử dụng để thực hiện chuyển khoản và thanh toán ngay lập tức trên toàn thế giới mà không cần số tiền hoa hồng lớn. Nó có thể được mua cả online và bằng tiền mặt, cũng như được sử dụng cho các hoạt động trao đổi giữa các loại tiền tệ khác. NEM đã trở thành một loại tiền điện tử rất phổ biến và hiện nằm trong top 30 loại tiền tệ theo chỉ số vốn hóa thị trường, theo Coin360.
Tuy nhiên, một trong những sàn giao dịch lớn nhất tại Nhật Bản, Coincheck, đã xác nhận vào tháng 1 năm 2018 rằng một vụ trộm tiền quy mô lớn trên nền tảng đã diễn ra. Tổng cộng 123.5 triệu đô la dưới dạng token NEM (XEM) đã bị đánh cắp. Vào thời điểm đó, Coincheck đã đình chỉ mọi hoạt động với NEM và các altcoin khác. Trong khi đó, các báo cáo chưa được xác nhận cho rằng những kẻ tấn công ẩn danh đã đánh cắp hơn 600 triệu đô la NEM từ sàn giao dịch.
Ngay sau đó, đại diện của Coincheck đã chính thức báo cáo tổng thiệt hại 58 tỷ yên (123.5 triệu USD). Sàn giao dịch đã đệ trình một bản báo cáo với Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) và các cơ quan thực thi pháp luật địa phương liên quan đến vụ tấn công mạng. Ngoài ra, đại diện của Coincheck đảm bảo rằng họ đang tìm cách để bồi thường cho người dùng số tiền bị mất. Bất chấp sự đảm bảo từ NEM Foundation, tin tức về vụ hack Coincheck và vụ đánh cắp số tiền lớn như vậy đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh của XEM: Coin giảm mạnh trong một khoảng thời gian ngắn và đến tháng 2, giá trị của nó là khoảng 0.60 đô la và vẫn đang trôi nổi xung quanh mức đó.
Giá của NEM kể từ khi giảm từ mức cao nhất mọi thời đại là 2.05 đô la | Nguồn: coin360.com
Theo chỉ số đánh giá công nghệ blockchain toàn cầu mới nhất của CCID do Trung Quốc thực hiện, NEM đứng ở vị trí cuối cùng trong chỉ mục. Chỉ số do nhà nước tài trợ đánh giá các dự án dựa trên công nghệ, ứng dụng và sự đổi mới của chúng.
Universa
Dự án Universa có trụ sở tại Nga đã thu hút 28 triệu đô la trong đợt bán token vào tháng 12 năm 2017. Mục tiêu đã nêu là tạo ra một nền tảng blockchain cho các ứng dụng kinh doanh dựa trên giao thức blockchain tốc độ cao của Universa, với công suất lên tới 22,000 giao dịch mỗi giây (TPS). Một thực tế quan trọng đã thúc đẩy dự án là sự hợp tác với Ernst & Young (EY) – và một trong những ngân hàng hàng đầu của Nga, Alfa Bank – chắc chắn đã củng cố hình ảnh của Universa trong lĩnh vực blockchain trong nước.
Nhà sáng lập MGT Capital Investments và người tạo ra phần mềm chống vi-rút McAfee Security, John McAfee, đã trở thành thành viên của ủy ban tư vấn của dự án blockchain Nga, do doanh nhân Alexander Borodich đứng đầu. Tại thời điểm đó McAfee đã nói về điều này trên Twitter:
I am proud to become an advisor @Universa_news and build McAfee Coin on the fastest blockchain. Join the revolution/ICO today! universa.io
— John McAfee (@officialmcafee) October 21, 2017
“Tôi tự hào trở thành cố vấn @Universa_news và xây dựng McAfee Coin trên blockchain nhanh nhất. Tham gia cuộc cách mạng/ICO ngay hôm nay!”
Tuy nhiên, ngay khi thị trường hạ nhiệt, một cuộc xung đột giữa các thành viên trong ban quản lý dự án đã trở nên gay gắt rõ ràng, dẫn đến việc các thủ tục tố tụng được đệ trình sau những cáo buộc làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp giữa các quản lý cấp cao của dự án. Nhưng trong khi ban lãnh đạo công ty tìm ra sự khác biệt của họ, khối lượng giao dịch token hàng ngày khó có thể đạt tới 42,000 đô la, tính thanh khoản gần như không có và sàn giao dịch HitBTC đã delist loại tiền điện tử này.
Bitcoin Diamond
Bitcoin Diamond (BCD) là một fork của Bitcoin. Tiền điện tử này đã được tạo ra vào tháng 11 năm 2017 do kết quả của việc tách chuỗi chính của Bitcoin sau khối #495866. Mục đích của tiền điện tử giống như Bitcoin ban đầu, như một phương tiện thanh toán thuận tiện cho việc mua hàng trực tuyến. Token BCD được tự động công nhận bởi tất cả chủ sở hữu token Bitcoin sau khi rẽ nhánh. Việc tích lũy được thực hiện theo tỷ lệ 1 BTC đến 10 BCD. Do đó, số lượng token BCD tối đa không thể vượt quá 210 triệu token, trong khi đã có 170 triệu token được phát hành ngay lập tức và được phân phối giữa những người nắm giữ Bitcoin.
Bitcoin Diamond khác với Bitcoin ban đầu trong một số lĩnh vực chính:
- Kích thước khối được tăng lên 8 MB, lớn hơn 8 lần so với Bitcoin.
- Một phương pháp mã hóa mới đã được triển khai, giải quyết các vấn đề về bảo mật.
- Tăng tốc độ của từng khối, giảm sự chậm trễ trong việc xác nhận giao dịch và giảm chi phí.
Lộ trình của dự án hứa hẹn rằng, vào đầu năm 2020, Bitcoin Diamond sẽ vượt qua Bitcoin về các use casw. Nhưng kế hoạch phát triển đã có rất nhiều lỗ hổng, với câu hỏi chính là: Khi nào hoạt động trên token BCD sẽ mang tính cạnh tranh?
Theo Coin360, mức vốn hóa của Bitcoin Diamond ở mức khoảng 140.5 triệu đô la và chi phí của các token kể từ thời điểm niêm yết gần như liên tục giảm. Tại thời điểm fork, giá BCD đạt 85 đô la mỗi token. Hiện tại, một coin có giá trong khoảng 0.8 đô la, đánh dấu mức giảm gần như 100%. Những nhà đầu tư chính trong thị trường tiền điện tử đã bày tỏ mối quan tâm của họ về dự án – ví dụ như Ledger cho rằng Bitcoin Diamond có liên quan đến các kế hoạch lừa đảo vào cuối năm 2017:
SCAM WARNING – multiple sites claim to let you collect Bitcoin Diamond. They'll steal your assets. Never enter your mnemonic into a third party website.
— Ledger (@Ledger) December 21, 2017
“CẢNH BÁO LỪA ĐẢO – nhiều trang web tuyên bố cho phép bạn thu thập Bitcoin Diamond. Họ sẽ đánh cắp tài sản của bạn. Đừng bao giờ nhập thông tin của bạn vào trang web của bên thứ ba”.
Theo tuyên bố, khách hàng được chuyển sang các trang web liên quan đến tiền điện tử, trên đó họ được yêu cầu nhập mật khẩu, và token BCD của họ sau đó đã bị đánh cắp.
Emercoin
Có vẻ đáng ngạc nhiên khi một token được giao dịch nằm trong danh sách này, nhưng Emercoin có thể được coi là “kẻ thua cuộc” trong thế giới tiền điện tử.
Dự án bắt đầu vào năm 2013, nhưng nó đã xuất hiện trong danh của sách các sàn giao dịch phổ biến chỉ trong năm 2014. Tiền điện tử Emercoin được hình thành như một công cụ thanh toán trên internet. Hiện tại, Emercoin chỉ phục vụ như một phương tiện thanh toán. Nói cách khác, đây là tiền để mua hàng hóa – chẳng hạn như trò chơi, quần áo, chương trình, v.v. Nhưng nó không cung cấp bất kỳ điều gì thú vị hoặc đưa ra các lựa chọn hấp dẫn cho người mua. Tuy nhiên, các nhà phát triển đang tuyên bố rằng, trong tương lai gần, Emercoin sẽ trở thành một nền tảng độc đáo bảo vệ các trang web, bản quyền, v.v.
Bất chấp những nỗ lực của những nhà sáng tạo, Bittrex đã tuyên bố vào cuối tháng 6 năm 2019 về việc hủy bỏ một số altcoin có tính thanh khoản thấp, bao gồm token Emercoin – EMC. Theo Coin360, đồng coin này đứng vị trí số 493, theo chỉ số mức vốn hóa.
Chỉ có kẻ mạnh mới có thể tồn tại
Cho dù giá của một loại tiền điện tử giảm đến mức nào, nó có thể sẽ còn xuống thấp hơn nữa cho đến khi chạm mức 0, như trường hợp của BitConnect. Trong điều kiện của xu hướng thị trường đi xuống, tất cả các mức hỗ trợ có thể bị phá vỡ và dẫn đến việc giảm giá trị hoàn toàn. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư nên tránh xa các công cụ có tính thanh khoản thấp, vốn không sở hữu dòng tiền ổn định, đặc biệt là khi các công cụ đó bắt đầu giảm. Những ai đầu tư vào nó sẽ rơi vào một cái bẫy: Ngay cả khi các nhà đầu tư muốn bán một loại tiền điện tử đang bị giảm giá, họ cũng không thể làm vậy do thiếu người mua – và buộc phải tự chứng kiến tiền của mình trở thành hư vô. Richler Vanierwitz từ Coinopsy đã nói về việc một số coin không thanh khoản có thể “sống” trong một thời gian, nhưng sau cùng cũng sẽ “chết”:
“Chúng tôi đã phát hiện ra một vụ lừa đảo lớn xung quanh ví tiền điện tử. Có khoảng 500 coin trong ví, nhưng theo thời gian, chủ sở hữu của các coin này đã mất 80-90% tiền của họ, nhưng họ vẫn tiếp tục kiếm thêm. Qua thời gian, các chủ sở hữu đã hồi sinh các coin này như những coin mới và được niêm yết lại trong một số sàn giao dịch và trong một thời gian ngắn, chi phí của những coin này đã tăng trở lại nhưng cũng sẽ sớm “chết” mà thôi. Vì vậy, tôi khuyên bạn không nên mua bất kỳ “coin hồi sinh” nào. Có rất nhiều lý do của sự sụp đổ này”.
Peter Brand, một nhà phân tích và giao dịch tài chính, người đã dự đoán chính xác việc giảm 80% giá của Bitcoin vào năm ngoái, có lập trường khắc nghiệt hơn, ông nói rằng chỉ có một vài loại tiền điện tử có tương lai phía trước:
“Tiền điện tử phát triển là nhờ có BTC. Câu chuyện về tiền điện tử là câu chuyện về Bitcoin. Thật khó để tôi đặt tên cụ thể những coin vô giá trị, nhưng tôi thực sự tin rằng 99% chúng sẽ trở nên vô giá trị vì nguồn gốc của chúng được thúc đẩy bởi nỗ lực của một người, công ty hoặc tập đoàn để điều khiển Bitcoin. Tôi tin rằng LTC và ETH có cơ hội tốt để duy trì giá trị vì có sự chấp nhận hàng loạt trong cộng đồng. Mặt khác, tôi tin rằng các coin thích hợp (được phát triển để giải quyết các mục đích rất cụ thể) và các coin được kiểm soát rộng lớn (như XRP) sẽ phải đối mặt với một hành trình đầy chông gai”.
- Tổng kết về các sàn giao dịch bị hack trong 2019 cho đến nay. Liệu điều này có thể được ngăn chặn?
- CFTC Hoa Kỳ chống lại một dự án Ponzi lừa đảo Bitcoin trị giá $ 147 triệu
Huyền Đinh
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph