Bitcoin đã tồn tại được khoảng mười năm nay, nhưng nhiều người vẫn không thể hiểu được đề xuất giá trị cơ bản của nó. Nhiều người đang rất tự tin về bitcoin đến mức gọi nó là “vàng kỹ thuật số” và tin cả cách mà tài sản có thể hoạt động như một kho lưu trữ giá trị cũng như phương tiện trao đổi toàn cầu, nhưng khái niệm này có thể hơi khó khăn để lĩnh hội.
Đối với một số người, cách duy nhất để hiểu Bitcoin là xem xét các ví dụ về cách khiến nó có thể hữu ích trong thế giới thực. Và đó là lúc mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể hỗ trợ (và tôi không nói về Trumpcoin).
Mặc dù Trump gần đây đã tweet rằng ông không phải là fan hâm mộ dự án tiền điện tử Libra của Facebook hoặc Bitcoin (hãy bỏ qua vấn đề các dự án này không giống nhau lúc này), tổng thống đã trở thành một “nhà giáo dục” vô giá đối với số đông về lý do Bitcoin cần tồn tại.
Bitcoin thường được quảng cáo là một công cụ hữu ích, chủ yếu dành cho những người sống dưới chế độ độc đoán với các quyền tự do tài chính hạn chế, nhưng nhiều hành động và tuyên bố của Trump trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông đã minh họa tại sao Bitcoin lại hữu dụng như một hàng rào chống lại hệ thống tài chính kế thừa.
1. Chiến tranh tiền tệ
Mặc dù Trump đã chế giễu việc áp dụng lãi suất thấp và nới lỏng định lượng trong quá khứ, gần đây ông đã kêu gọi giảm giá đồng đô la Mỹ – thậm chí còn đe dọa sẽ sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell.
Tất nhiên, như nhiều chuyên gia tài chính đã chỉ ra, Chính phủ Hoa Kỳ cuối cùng sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc che đậy thói quen chi tiêu ngoài tầm kiểm soát của họ, vì dường như Quốc hội sẽ không chấm dứt việc “nghiện” tiêu những khoản tiền mà họ không có.
Lý do chính đằng sau mong muốn hạ lãi suất xuống thấp hơn của Trump là mọi ngân hàng trung ương khác dường như đang làm điều đó.
Sự kết hợp của chính sách tiền tệ thoải mái trên toàn thế giới với sự kiện halving Bitcoin sắp diễn ra vào năm tới được mô tả là một “cơn bão hoàn hảo cho Bitcoin” bởi nhiều diễn giả trong hội nghị Bitcoin 2019 vào tháng trước tại San Francisco. Ý tưởng là các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các kho lưu trữ giá trị thay thế, như vàng và bitcoin, khi các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục cuộc đua tập thể chạy xuống đáy vực.
Sự không chắc chắn xung quanh chính sách tài chính và tiền tệ toàn cầu ít nhất có thể giải thích một phần sự quan tâm đối với Bitcoin từ các nhà đầu tư bán lẻ và tuyên bố của Giám đốc điều hành của Pantera, Dan Morehead, rằng Bitcoin tăng vọt tới 42.000 đô la là điều có thể xảy ra vào năm 2019.
2. Các mối đe dọa ngăn chặn chuyển tiền quốc tế
Trong một minh họa hoàn hảo về lý do tại sao một phương tiện thanh toán kỹ thuật số chống kiểm duyệt là cần thiết trên thế giới, Tổng thống Trump đã đe dọa sẽ hạn chế khả năng các cá nhân ở Hoa Kỳ gửi tiền cho gia đình của họ ở các quốc gia khác trong nhiều trường hợp.
Trump lần đầu tiên đưa ra mối đe dọa này trong suốt năm 2016 tranh cử tổng thống. Kế hoạch của ông là hạn chế kiều hối gửi đến Mexico trong nỗ lực thuyết phục Chính phủ Mexico trả tiền cho một bức tường biên giới giữa hai nước.
Đáng chú ý, công ty khai thác Bitcoin Genesis Mining đã chế nhạo Trump bằng một bảng quảng cáo sau khi ông đưa ra những tuyên bố đó.
Bảng quảng cáo Genesis Mining đã chế giễu kế hoạch hạn chế chuyển tiền đến Mexico của Tổng thống Trump. Nguồn: Genesis Mining
Vào tháng Tư năm nay, Nhà Trắng nói với các phóng viên rằng họ đã lên kế hoạch nhắm mục tiêu tới việc chuyển tiền trong nỗ lực giải quyết hàng loạt người di cư ở biên giới phía Nam.
Chỉ trong tuần này, Trump đã tweet về một mối đe dọa sẽ thêm phí hoặc thuế đối với kiều hối gửi đến Guatemala.
Không cần phải nói, một hình thức tiền kỹ thuật số permissionless như Bitcoin có thể là một lựa chọn hữu ích cho những người muốn tránh bất kỳ giới hạn tiềm năng nào đặt ra về khả năng gửi tiền về nhà cho gia đình họ.
3. Tạo áp lực chống mã hóa đầu cuối
Việc tạo áp lực chống mã hóa đầu cuối từ các cơ quan chính phủ khác nhau trong năm nay có thể là ví dụ điển hình nhất về lý do tại sao Trump là một điều tốt cho giá của bitcoin.
Trong tháng qua, các thành viên của Nhà Trắng, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr và Giám đốc FBI Christopher Wray đều nói những điều tiêu cực về tính khả dụng của các ứng dụng bao gồm mã hóa đầu cuối. Một số người thậm chí còn đề xuất một lệnh cấm hoàn toàn đối với việc sử dụng mã hóa đầu cuối.
Tất nhiên, về cơ bản, đây là những lập luận tương đồng đã được đưa ra trong Chiến tranh tiền điện tử thập niên 90 và tiền lệ pháp lý có thể gây khó khăn cho bất cứ điều gì có thể thay đổi trên mặt trận này. Tiền lệ pháp lý tương tự cũng là lí do đứng sau lý thuyết của CEO đến từ Abra, Bill Barhydt, về lý do tại sao Hoa Kỳ sẽ cực kỳ khó thực hiện bất kỳ lệnh cấm nào đối với Bitcoin.
Những khó khăn liên quan đến việc thực hiện thành công lệnh cấm Bitcoin cũng khiến một nhà kinh tế cho rằng cách tốt nhất để các chính phủ tiêu diệt Bitcoin có thể là cạnh tranh với tài sản kỹ thuật số.
Những tuyên bố chống mã hóa từ các quan chức chính phủ là một dấu hiệu khác cho thấy cả chính phủ và gã khổng lồ công nghệ lớn muốn truy cập hiệu quả vào những gì mọi người đang làm vào tất cả các giờ trong ngày. Trong cơn ác mộng sai lầm đó, Bitcoin là lựa chọn duy nhất cho chủ quyền tài chính thực sự.
Một số hành động và chính sách của Trump có thể dẫn đến sự gia tăng trực tiếp về tiện ích của Bitcoin, trong khi những hành động khác chỉ đơn giản là gây chú ý nhiều hơn đến sự tồn tại của loại tiền mới, mang tính chính trị này. Dù bằng cách nào, nó cũng rõ ràng rằng nhiệm kỳ tổng thống của Trump là một kinh nghiệm giáo dục cho Average Joe, người có thể không hiểu tại sao Bitcoin vẫn còn tồn tại sau mười năm.
- Liệu Donald Trump có phải là tác giả của loạt tweet chống đối Bitcoin hay không ? Đây là quan điểm của các chuyên gia
- Liệu Trump có ban hành lệnh cấm Bitcoin?
Thủy Tiên
Tạp chí Bitcoin | Forbes