Trang chủ Bitcoin Quy Định Pháp Lý Tiền điện tử cần được nới lỏng quy định của chính phủ...

Tiền điện tử cần được nới lỏng quy định của chính phủ – chứ không phải thắt chặt hơn

Một ý kiến gần đây của Peter Lin, “Lý do tại sao các quy định là điều tốt nhất đối với tiền điện tử”, đưa ra những lập luận phổ biến về lý do tại sao các tổ chức nhà nước và liên kết nhà nước nên quản lý tiền điện tử. Đi sâu vào lập luận là một ý ngầm giả định rằng: thị trường tự do không thể cung cấp các tiêu chuẩn cần thiết cho tiền điện tử và nhà nước cần phải lấp đầy khoảng trống này.

Trường hợp chống lại các quy định về tiền điện tử

Các lập luận và giả định trong bài viết của Lin trái ngược với sự thực. Tuy nhiên, giả định là khía cạnh quan trọng hơn trong bài viết của Lin, bởi vì các lập luận dựa nhiều vào nó đến mức chúng gần như được đưa ra dưới dạng các xác nhận rõ ràng. Nếu bạn có giả định, bạn đã có được câu kết luận.

Lin mở đầu bằng sự đồng tình với “viễn cảnh kiểm soát của các chính phủ”, chẳng hạn như “phải được theo dõi bởi Sở thuế vụ”, hoặc bị cầm tù vì “sử dụng tiền điện tử ở Ấn Độ”. Phe còn lại là những người tin rằng tự do tài chính là một “phần đã nằm trong huyết quản của tiền điện tử” – một quyền tự do mà trong đó Bitcoin đã được tạo ra. Tuy nhiên, những suy nghĩ này đáng bị bác bỏ.

Lin đáp trả nhanh chóng: “Nếu crypto là tương lai của chúng ta và có những mối quan tâm sâu sắc”, thì sau đó, “chúng ta cần tham gia vào cuộc tranh luận và ủng hộ các quy định hợp lý và có trách nhiệm”. Kết luận của cuộc tranh luận giữa tự do tài chính và kiểm soát nhà nước rõ ràng là đã bị bỏ qua. Điều này có nghĩa là cuộc tranh luận sẽ bị giới hạn ở việc loại quy định nào nên được áp đặt. Xét tới việc Lin là nhà sáng lập và CEO của một sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số – một phần của Tập đoàn giao dịch chứng khoán London, quan mặc định “cần phải có luật pháp” của Lin là có thể hiểu được.

Crypto Needs Less Government Regulation – Not More

“Tôi đến từ chính phủ – Tôi đến đây để giúp bạn trong vấn đề tiền điện tử”

Lin giả định đơn giản rằng chỉ có nhà nước mới có thể giải quyết các mối quan tâm về tương lai của tiền điện tử. Ông đưa ra một lời giải thích chung rằng, vì “ngay cả những người ủng hộ nhiệt tình nhất cũng có thể đồng ý rằng sự tăng trưởng của ngành này phụ thuộc vào việc thiết lập các điều kiện thị trường an toàn, công bằng và đáng tin cậy”. Nhiều người, nếu không muốn nói là hầu hết, những người ủng hộ đều không đồng ý điều này. Hơn nữa, tuyên bố của ông tồn tại một bước nhảy vọt về logic: nó đánh đồng “các điều kiện thị trường” với điều kiện được điều chỉnh bởi một cơ quan trung ương, trong khi thực chất chúng là hai cực của một cái cân đối kháng. Điều kiện thị trường, tốt hay xấu, đều không được “tạo ra” bởi các cơ quan có thẩm quyền; chúng là kết quả tự nhiên của các lựa chọn tích lũy và trao đổi của các cá nhân.

Lin tiếp tục:

“Hiện tại, không gian pháp lý vẫn không chắc chắn và bị phân chia giữa các khu vực pháp lý”.

Ông dường như tin rằng đây là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, đối với “những người ủng hộ nhiệt tình”, những người nghĩ rằng không nên có quy định nào cả, thì điều này không gây khó khăn gì với họ. Thị trường luôn luôn không chắc chắn, do từng cá nhân đều không thể đoán trước được và hoàn cảnh thị trường luôn thay đổi. Cũng không phải mọi thứ đang bị “phân hóa trên các khu vực pháp lý”, đó là một vấn đề đối với thị trường tự do; thật vậy, từ “phân hóa” nên được thay thế bằng “đa dạng và phi tập trung”. Chỉ khi tiền điện tử phục vụ các khu vực pháp lý – cụ thể hơn là các cơ quan tập trung – thì tiền điện tử mới là sự đồng nhất mong muốn. Nếu tiền điện tử phục vụ các cá nhân, thì sự đa dạng sẽ ngự trị.

Crypto Needs Less Government Regulation – Not More

Bạn có tin tưởng IMF không?

Kết luận mà Lin đưa ra cuối cùng cũng đến. “Các đường mức của một khung pháp lý toàn cầu đang được chú trọng và chúng ta nên hoan nghênh nó”. Các đường mức nổi bật bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã công bố một “tài liệu hấp dẫn” – theo Lin. Nó chỉ ra rủi ro thanh khoản, rủi ro mặc định, rủi ro thị trường và rủi ro ngoại hối được đặt ra bởi các coin tư nhân.

Tạm dừng một chút: IMF là kiểu vấn đề đáng tin cậy của bên thứ ba – mà Satoshi Nakamoto và các cypherpunks đã phản đối, hệ thống ngân hàng trung ương là một ví dụ điển hình. Ngân hàng trung ương, không phải tiền tư nhân, là rủi ro lớn đối với sự thanh khoản, mặc định và ngoại hối, không đề cập đến lạm phát, fiat, bảo lãnh, lãi suất âm và nhiều độc quyền tiền tệ khác.

Tuy nhiên, Lin nhận thấy tiền tư nhân mới là rủi ro vì “tài sản kỹ thuật số và tiền điện tử có thể hấp dẫn và sẽ chứng kiến dòng vốn chảy từ các loại tiền tệ tại các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao và các tổ chức kém phát triển”. Nói cách khác, mọi người di chuyển tài sản của họ để thoát khỏi cảnh phải chịu lạm phát cao và các ngân hàng sụp đổ thay vì để các lựa chọn tài chính của họ bị quy định bởi chính quyền ưu tú, điều này đã gây ra lạm phát cao và sự sụp đổ củacác ngân hàng. Hơn nữa, Lin lưu ý rằng các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) chẳng hạn như các sàn giao dịch, đã khó khăn như thế nào để tuân thủ các quy định về phòng chống rửa tiền (AML) và các quy định về chống tài trợ khủng bố (CFT). Giải pháp thực sự là loại bỏ các quy định đó và cho phép các cá nhân độc lập về tài chính.

Tuy nhiên, độc lập tài chính và tự do cá nhân không phải là mục đích viết bài của Lin. Mục đích của ông là bảo vệ sự tập trung cao của tiền điện tử vào tay của các bên thứ ba đáng tin cậy đã tàn phá sự giàu có của xã hội hết lần này đến lần khác. Ý định này xuất phát từ “các quy định hợp lý và có trách nhiệm”, mà ông đưa ra từ IMF.

Hai ví dụ được đưa ra sau đây:

“Các ngân hàng trung ương có thể cấp giấy phép – với điều kiện giám sát – và khiến các VASP chịu trách nhiệm sàng lọc khách hàng, giám sát giao dịch và báo cáo hoạt động đáng ngờ theo các quy định Nhận biết khách hàng (KYC), quy định AML và CFT”.

Và:

“Chúng ta có thể thấy những nỗ lực đầu tiên với quy tắc du lịch đã được giới thiệu gần đây của Financial Action Task Force (FATF), yêu cầu VASP thu thập và chuyển thông tin khách hàng khi xử lý giao dịch”.

Bài viết dường như tiếp tục đề cập đến một sự hủy hoại mọi lợi thế mà tiền điện tử mang lại cho các cá nhân. Các lập luận và kết luận của nó đều dựa trên giả định rằng thị trường tự do không có khả năng phát triển các tiêu chuẩn và kỹ thuật để chống lại các vấn đề tồn tại – những vấn đề nhỏ nhặt so với giải pháp thảm họa được đề xuất.

Câu hỏi đặt ra cho sự giả định

Cuốn sách của tôi: “Cuộc cách mạng Satoshi” đưa ra những câu trả lời về kinh tế, xã hội và đạo đức về lý do tại sao một thị trường tự do không bị cản trở lại tốt hơn trong việc phục vụ các cá nhân hơn là phục vụ nhà nước. Nhưng, đối với nhiều người, không có gì thuyết phục bằng các ví dụ thực tế. Trong số hàng trăm điều có thể, hãy chỉ xem xét hai điều đã tạo ra một bằng chứng về nguyên tắc.

Một số nhà sử học đã kiểm tra nguồn gốc của các tiêu chuẩn thị trường tự do gần giống với học giả Carl Watner. Trong bài tiểu luận “Đặt lên bàn cân: nhà nước hay thị trường?”, ông đối chiếu sự tiến hóa của các trọng số và biện pháp tư nhân trái ngược với các quy định của nhà nước.

Ví dụ: thước đo 42 gallon xăng dầu, ngày nay được sử dụng làm tiêu chuẩn của hầu hết các quốc gia OPEC. Watner giải thích, vào đầu những năm 1860, đơn vị đo của dầu thường theo thùng, bất kể kích thước của thùng đó, vì thời bấy giờ không có thùng có kích thước tiêu chuẩn được sử dụng. Biến động thùng dầu vẫn tồn tại cho đến ít nhất là năm 1872, khi thỏa thuận của nhà sản xuất dẫn đến giá cố định cho một thùng 42 gallon dầu. Ông lưu ý rằng dầu có thể không được vận chuyển trong thùng 42 gallon vì nó bắt đầu được vận chuyển bằng đường ống, tàu chở dầu, và xe tải. Theo Watner: “Điều quan trọng đối với chúng tôi là phong tục vẫn tồn tại trong việc mua và bán dầu bằng thùng”.

Những người tiên phong trong ngành dầu khí đã không thể chờ đợi chính phủ công bố một đơn vị chính thống mà họ nên dùng để đo lường và bán dầu. Thay vào đó, họ áp dụng các phép đo từ các chất lỏng khác (thùng rượu whisky ở phía tây Pennsylvania, nơi dầu được khai thác thương mại lần đầu tiên, là một thùng có sức chứa 42 gallon). Cuối cùng, phát sinh từ sự cạnh tranh vì lợi ích khác nhau (của nhà sản xuất, nhà vận chuyển và người tiêu dùng dầu), tiêu chuẩn công nghiệp của một thùng là 42 gallon. Nó không bắt nguồn từ bất kỳ một hội trường của bất kỳ cơ quan lập pháp nào và cũng không cần sự trừng phạt của chính phủ. Nó vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Crypto Needs Less Government Regulation – Not More

Watner tiếp tục, “Lịch sử của những người khai thác dầu chỉ là một sự cố trong việc tiêu chuẩn hóa trọng lượng và phép đo lường trong nền công nghiệp hiện đại của Mỹ (vẫn còn nhiều vấn đề khác). Ví dụ, sự phát triển của ngành điện giải thích tại sao cần tích hợp và tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Nó cũng minh họa cho cách thức mà thị trường tự do vận hành. Bóng đèn phải được lắp vào đui; các thiết bị điện phải được cung cấp với điện áp phù hợp. Ngành công nghiệp điện Hoa Kỳ đồng ý về các tiêu chuẩn vì nó có ý nghĩa kinh tế, chứ không phải vì chúng bị Quốc hội áp đặt”.

Tương phản với sự phát triển của thị trường tự do trước đó với các trọng số và biện pháp do nhà nước quy định. “Vì việc khai thác và sử dụng vàng và bạc là một đặc quyền được bảo vệ nghiêm ngặt của hoàng gia trong thế giới cổ đại, việc cung cấp tiền đã trở thành độc quyền của chính phủ”. Để duy trì sự độc quyền, chính phủ cần can thiệp vào định nghĩa, ban hành và tiêu chuẩn cho đơn vị cân nặng và đơn vị đo lường. “Chính phủ đã phải cấm các tiêu chuẩn mới, có thể cạnh tranh với các tiêu chuẩn hiện có của nó”. Sự năng động này “được thể hiện rất rõ bởi các pháp lệnh được tìm thấy ở Đức thời trung cổ. Độ chính xác của tiền đúc cổ tại Đức còn nhiều điều bất cập: có người bị thiếu cân, có người thì bị thừa cân. Trong một nỗ lực để ngăn chặn mọi người phát hiện và nung chảy những đồng tiền thừa cân, chính phủ đã cấm quyền sở hữu quy mô riêng”.

“Có rất nhiều cách khác để các chính phủ can thiệp vào vấn đề trọng lượng và đo lường. Trong lịch sử của gần như mọi đơn vị tài khoản quốc gia, có thể tìm thấy các câu chuyện về sự tranh cãi không hề xa lạ, về việc giảm trọng lượng hoặc độ tinh khiết của kim loại trong một đồng tiền nhất định, mà không làm giảm giá trị pháp lý của nó”.

Thị trường tự do vs nhà nước

Watner sử dụng hai ví dụ khác để đối chiếu hiệu quả của sự phát triển các tiêu chuẩn của thị trường tự do với sự phát triển các tiêu chuẩn của nhà nước: “Chaos in the Air: Voluntaryism or Statism in the Early Radio Industry?” (Tranh cãi: Chủ nghĩa tự nguyện hay chủ nghĩa nhà nước trong ngành công nghiệp phát thanh thời kỳ đầu?) và “Voluntaryism and the Evolution of Industrial Standards” (Chủ nghĩa tự nguyện và sự phát triển của các tiêu chuẩn công nghiệp).

Một tập hợp các bài tiểu luận định kỳ tại The Voluntaryist nhấn mạnh về một lợi thế rõ rệt của các giải pháp thị trường tự do so với các giải pháp nhà nước. Luận văn của Watner: “Free Banking and Fractional Reserves” là đối trọng trong bài luận của giáo sư kinh tế Larry White, “Free Banking and Fractional Reserves: A Reply”. Cuộc tranh luận nói về việc dự trữ phân đoạn có phát triển trong hệ thống ngân hàng thị trường tự do hay không. Lợi thế rõ rệt là: cả hai có thể tồn tại trong cạnh tranh, cho phép khách hàng quyết định loại nào phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Lin gần như chắc chắn đề cập đến một sự sắp xếp “không chắc chắn và phân hóa giữa các khu vực pháp lý”, và gần như sẽ kêu gọi pháp luật tạo ra sự chắc chắn và đồng nhất. Watner và White thì không, nhưng khách hàng sẽ có sự lựa chọn.

Tranh luận về tự do tiền điện tử với kiểm soát nhà nước là cần thiết và không thể tránh khỏi. Nhưng hãy để nó là một cuộc tranh luận đúng bản chất. Không ai lại biến từ một giả định sai lầm trắng trợn thành các lập luận xác nhận. Hãy để cuộc tranh luận ít nhất đề cập đến sự kiểm soát của nhà nước là sự chuyển giao quyền lực tài chính không tự nguyện từ các cá nhân sang các bên thứ ba đáng tin cậy. Nhưng, cuối cùng, không thể có cuộc tranh luận trung thực về việc có bao nhiêu sự kiểm soát là đủ để khẳng định hòa bình của người dân và khẳng định khối tài sản của họ. Cũng không thể có cuộc tranh luận đạo đức về việc ăn cắp bao nhiêu là tốt nhất.

Huyền Đinh

Tạp chí Bitcoin | News.bitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Liệu sẽ có một ETF Solana vào cuối năm 2025 không?

Liệu chúng ta có thể chứng kiến một quỹ ETF Solana xuất hiện trên thị trường Mỹ vào cuối năm 2025 không? Các dấu hiệu...
sec

Ủy viên SEC Mark Uyeda đề xuất môi trường thân thiện cho tiền điện...

Là Ủy viên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và ứng cử viên sáng giá cho chức Chủ tịch của...

Các tổ chức sử dụng Bitcoin để hỗ trợ quỹ hưu trí, thêm BTC...

Theo báo cáo của CNBC vào ngày 22 tháng 11, Newmarket Capital đã hoàn thành một khoản vay kết hợp giữa bất động sản...

Bitcoin ETF Hoa Kỳ ghi nhận dòng vào 2,4 tỷ đô la khi ETF...

Các quỹ Bitcoin ETF giao ngay đã có ​​tuần đầu tư tốt thứ tư, trong khi các ETF tại Trung Quốc trải qua tuần...
eth

ETH có thể đạt đỉnh chu kỳ là 20.000 đô la vào năm 2025

Giá Ethereum (ETH) có thể chuẩn bị cho một đợt điều chỉnh trong những tuần tới trước khi tiếp tục đà tăng bền vững...
chính sách của Hoa Kỳ có thể khiến các nhà đầu tư crypto sợ hãi

Coin Center cảnh báo chính sách quản lý của Mỹ có thể khiến các...

Nhóm vận động phi lợi nhuận Coin Center vừa đưa ra cảnh báo rằng, mặc dù chiến thắng của Donald Trump có thể mang...

Thủ tướng Phạm Minh Chính báo hiệu đã đến lúc quản lý Bitcoin tại...

Hôm nay, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về hai dự thảo luật quan trọng: Dự thảo Luật quản lý và đầu tư...

Ethereum vs Solana: Altcoin nào sẽ dẫn đầu trong chu kỳ này?

Sự thống trị của Ethereum trong không gian DeFi khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho các dự án ổn định và...

Tin vắn Crypto 23/11: Bitcoin có khả năng chạm mốc $180.000 vào năm 2026...

Từ nhận định Bitcoin có khả năng cán mốc $180.000 vào năm 2026 đến Aptos công bố kế hoạch tích hợp dịch vụ thanh...

Dòng chảy ra ròng 4,5 tỷ USD tạo nên động lực tăng giá cho...

Dữ liệu từ IntoTheBlock tiết lộ rằng đã có dòng tiền trị giá 4,5 tỷ USD rút khỏi các sàn giao dịch trong bảy...
Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản Hướng dẫn về tiền điện tử

Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản hướng dẫn về tiền điện tử...

Cơ quan Quản lý Công nghiệp Tài chính Hoa Kỳ (FINRA) đã công bố một hướng dẫn toàn diện dành cho các nhà đầu...
ca-voi-mua-altcoin

Cá voi đã tích lũy 3 altcoin này trong tuần qua

Xu hướng tăng của thị trường được kích hoạt bởi chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5...
Bộ trưởng dịch vụ tài chính Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi về tiền điện tử

Bộ trưởng DFS Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về tiền...

Mới đây, tại Hội nghị SBI Banking & Economics Conclave, M. Nagaraju, Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Tài chính (DFS) của Ấn Độ, đã...

Giá Bitcoin có thể tăng lên tới 140.000 USD, quỹ đầu tư sử dụng...

Intelligent Alpha là một quỹ đầu tư trị giá 30 triệu USD, nơi trí tuệ nhân tạo (AI) hoàn toàn đảm nhận vai trò...

Ví Phantom vượt Coinbase trong bảng xếp hạng Apple App Store nhờ cơn sốt memecoin

Sự thay đổi trong xu hướng ưa chuộng của người dùng đối với các ứng dụng tiền điện tử đã tạo ra bất ngờ...
sol-tang-gia

Giá Solana (SOL) đạt ATH mới, mục tiêu tiếp theo ở đâu?

Solana (SOL) đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục $264,50 vào ngày 23/11, được thúc đẩy bởi đà tăng của Bitcoin (BTC) tiến...