Trang chủ Kiến Thức Crypto Hiểu cơ bản về blockchain, cryptocurrency (coin & token), whitepaper, ICO và...

Hiểu cơ bản về blockchain, cryptocurrency (coin & token), whitepaper, ICO và nguồn gốc của chúng một cách trần trụi, đơn giản nhất

Bài viết của anh Nguyễn Việt Hùng, chủ trang blog https://hungkaka.xyz/, nơi chia sẽ những câu chuyện khởi nghiệp, được sự đồng ý của tác giả, Tạp Chí Bitcoin xin đăng bài và giữ nguyên văn phong tác giả (chỉ dịch ra một vài từ tiếng anh cho là cần thiết). 

Bài viết này trước tiên là dành cho các bạn blogger; các bạn nhà báo chưa tìm hiểu về ngành… Và bài viết này đặc biệt dành cho các cryptocurrency trader (nhà giao dịch)/investor (nhà đầu tư) không chuyên, đầu tư vào các cryptocurrency qua các sự kiện ICO mà không hiểu gì nhiều về lĩnh vực này.

Một số định nghĩa chuyên ngành thì tôi diễn giải một cách đơn giản nhất có thể hiểu được theo ngôn ngữ tự nhiên, còn một số quan điểm, nhận định khác thì tôi đưa vào theo ý thích cá nhân để các vấn đề liền mạch, bao gồm cả những góc nhìn. Các thương hiệu trong bài được đưa vào theo ý kiến cá nhân, có thể không đúng, và không bao gồm mục đích quảng cáo hay mục đích thương mại khác, trong mọi tình huống.

1. Blockchain:

Tạm dịch là chuỗi khối. Bạn cứ hiểu nôm na là một Chuỗi có nhiều khối. Bạn cứ hình dung về một chuỗi gồm nhiều “khối thông tin của một bảng tính (excel) nào đó”.

Wikipedia (Trang thông tin, từ điển mở) định nghĩa blockchain với đoạn đầu tiên là:
A blockchain, originally block chain, is a continuously growing list of records, called blocks, which are linked and secured using cryptography. (Links: https://vi.wikipedia.org/wiki/Blockchain)

Tôi tạm dịch: Một chuỗi-khối, từ gốc là chuỗi khối, là một danh sách liên tục tăng dần gồm các biên bản ghi chép, được gọi là các khối, được liên kết với nhau và được bảo mật thông tin bằng cách sử dụng mật mã.

Và đi kèm với blockchain chúng ta có các cụm từ như: công nghệ blockchain (blockchain technology), nền tảng blockchain (blockchain platform), ứng dụng blockchain (blockchain application), dự án blockchain (blockchain project)…

Các công ty có các phần mềm (software), ứng dụng (application), nền tảng (platform) và tích hợp/phát triển công nghệ blockchain vào mô hình có sẵn của mình… và khi triển khai, họ gọi đó là dự án blockchain.

Ngoài ra blockchain còn được hiểu là “Sổ cái” (Ledger) (trong lĩnh vực kế toán). Tại sao chúng ta gọi blockchain là sổ cái?

Sổ cái xuất hiện trong lĩnh vực kế toán, kế toán là một bộ phận của doanh nghiệp, vậy bạn hãy hình dung một cách đơn giản nhất rằng bạn là chủ một cửa hàng hay hộ kinh doanh gia đình nhỏ, khi bạn bán hàng và tổng hợp bảng tính hóa đơn đầu ra, đầu vào thì bạn dùng quyển sổ để ghi chép, người ta gọi quyển sổ đó là Sổ cái và công việc đó của bạn gọi là Kế toán.

Công việc kinh doanh của bạn bắt đầu được mở rộng, có nhiều cửa hàng hơn, mỗi nơi có 1 người (kế toán) tổng hợp thông tin sổ sách, ghi chép hóa đơn, sau đó cuối ngày/tuần/tháng/quý/năm tổng hợp lại ở một quyển sổ chính thì quyển sổ chính đó gọi là Sổ cái (“Cái” nghĩa là “Chính” trong Chính thức. Tại một số vùng người ta gọi con đường chính, to nhất là đường cái, từ địa phương). Bạn nào nghe trường ca “con đường cái quan” của Nhạc sĩ Phạm Duy sẽ nhớ (PV).

Như vậy, vào cuối ngày/tuần/tháng/quý/năm bạn hoặc bất kì ai nhìn vào quyển sổ Cái đó thì biết được cửa hàng/doanh nghiệp của bạn đã chi bao nhiêu, thu bao nhiêu, vào lúc nào… và biết được việc kinh doanh là lỗ hay lãi trong khoảng thời gian đó.

Nếu bạn không dùng sổ ghi chép thì bạn có thể dùng phần mềm máy tính và biến quyển sổ cái bằng giấy đó thành một phần mềm máy tính, và phần mềm đó có chức năng của một quyển sổ cái. Phần mềm giúp bạn tối ưu hiệu quả và năng suất làm việc.

Công việc kinh doanh thuận lợi và bạn xuất rất nhiều hoá đơn cho khách hàng, đối tác. Nhà nước đánh thuế bạn từ những hóa đơn và ngồi thu tiền của bạn mà không phải nỗ lực kinh doanh như bạn. Họ ngẫu nhiên có 10% cổ phần trên doanh thu của công ty bạn mà không lo nghĩ về vấn đề doanh nghiệp của bạn thua lỗ hay phá sản…

Dù thua lỗ bạn vẫn phải chia 10% doanh thu cho họ và nếu bạn phá sản thì họ tạm dừng thu tiền và bật chế độ chờ, khi nào bạn bắt đầu kinh doanh trở lại thì họ lại thu tiền.

Hãy lấy một ví dụ ở Việt Nam như sau: Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, doanh thu bán lẻ Việt Nam năm 2017 đạt 2,9 triệu tỉ đồng, tương đương 130 tỉ đô la Mỹ. Đối với chỉ riêng ngành bán lẻ, nhà nước thu về 2,9 triệu tỉ đồng. Số đếm sẽ là: 2.900.000.000.000.000 đồng.
Và nhiều số 0 hơn nữa khi tổng hợp tất cả các ngành nghề…

Vấn đề xảy ra tiếp theo là, khi Nhà nước thu tiền quá nhiều và quá dễ dẫn đến nạn tham ô và tham nhũng của một số con người trực tiếp/gián tiếp quản lý số tiền đó.

Vì “quản lý” quá nhiều tiền trong tay và số tiền đến được quá dễ dàng, một số họ “đẻ” ra dự án để tiến hành chung chi, đục khoét túi tiền nhà nước của chúng ta, và không làm gì có lợi cho xã hội của chúng ta cả. Khi làm việc thì một số họ chẳng phải đau đáu như chúng ta vì nếu thua lỗ thì họ lại tìm cách “sưu cao thuế nặng” doanh nghiệp của chúng ta. Thậm chí họ có thể in thêm tiền và tự vỗ béo các vấn đề thua lỗ của mình, còn bạn và khách hàng của bạn chịu thiệt vì lạm phát dâng cao…

Vấn đề của nhà nước cần làm là loại bỏ một số người/bộ phận tham ô, tham nhũng để làm trong sạch nhà nước của mình.

Ở một góc độ khác, một số chúng ta thấy không hề hài lòng về việc đó và thấy thật không công bằng, họ bắt đầu tìm cách trốn thuế, dưới mọi hình thức…

Cứ như thế, hệ thống tiền tệ cứ quay theo mô hình centralized và ở giữa là hệ thống ngân hàng, chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước (state bank) / ngân hàng trung ương / trung tâm (central bank)… và là cơ quan duy nhất có thể in và phát hành tiền nhằm cân bằng cán cân tài chính tiền tệ, mà theo họ, là chỉ mang tính lý thuyết…

Chúng ta gọi đó là mô hình kinh tế tập trung (centralized). Tạm hiểu như sau: Các hoạt động kinh doanh, hình thành nên nền kinh tế, của các doanh nghiệp, chịu sự quản lý từ một “trung tâm” là nhà nước.

… Hơn 2000 năm sau Công nguyên,

Satoshi Nakamoto, một người được cho là người Nhật, đã nhìn được vấn đề trên và quyết tâm tìm ra một mô hình kinh tế phi tập trung (decentralized). Trái ngược hoàn toàn với mô hình kinh tế centralized…

Đến tháng 01/2009, dựa vào thông tin trên whitepaper ( tạm dịch: Sách trắng), ông tuyên bố đã phát minh ra nền tảng công nghệ blockchain (Tạm dịch: Chuỗi khối); cùng tiền tệ mã hoá (cryptocurrency) là Bitcoin với đơn vị tiền tệ là BTC sẽ tạo nên một mô hình kinh tế phi tập trung.

Tôi không đồng ý với cách dịch whitepaper là Sách trắng. Vì paper không có nghĩa là sách. Nếu là sách thì ông ý sẽ đưa ra khái niệm là Whitebook. Mà ở đây, paper có nghĩa là certificate (chứng thư) hoặc essay (bài luận) / thesis (luận văn) giống như “làm luận văn tiến sĩ”, công bố một công trình nghiên cứu khoa học.

Tóm lại, chúng ta hiểu Whitepaper là một chứng thư công khai minh bạch về công trình khoa học (ở đây là khoa học công nghệ blockchain) và không thể sửa đổi nội dung chính.

Bạn hình dung một ví dụ minh hoạ không có thật như sau:

Một ngày thứ Tư đẹp trời, Jimmy Bùi – đang là Ph.D candidate (Ứng viên Tiến sĩ) ngành Kế hoạch hoá Nông thôn làm luận văn tiến sĩ và công bố một công trình nghiên cứu khoa học là “Tiếq việt mới 4.0 co qười Việt”.

Hội đồng khoa học duyệt cái “paper” là luận văn đó của Bùi. Bộ trưởng giáo dục lại là nhà nho thông thái, có bằng tiến sĩ tất nhiên là hiểu tầm tiến sĩ… nên chuẩn y cho áp dụng và tiến hành phổ cập rộng rãi. Như thế, nước ta trở nên đoàn kết hơn bao giờ hết: cả 54 dân tộc anh em nói chung một ngôn ngữ, viết chung một chữ viết: Tiếq Việt.

3 tháng sau văn đoàn nhân sĩ trí thức hồng hoa hội lên Facebook chửi Jimmy, còn bố mẹ bạn mắng bạn vì nhắn tin mà không hiểu gì. Bạn lên Facebook chửi đổng. Bạn bè của bạn bè của bạn trên Facebook tát nước theo mưa cùng chửi thề….

Sau 4 tháng áp lực dư luận, bạn thấy Jimmy Bùi lên báo xin lỗi… “Tôi sai rồi”, “Tôi sẽ nghiên cứu sau, tạm thời không áp dụng…”. Giật mình, bạn thốt lên “What the fock!”, và bạn cảm thấy bị “lừa đảo”… Bao nhiêu tiền của mua sách mới công cốc, đọc chả hiểu…

Giống như thể bạn đầu tư cryptocurrency với dự án có solution A, technology B ghi trong whitepaper, giờ bạn thấy họ làm C, Technology D hoặc không làm gì tức là không phải A,B như ban đầu… thì đích thị là lừa đảo. Bạn mua cryptocurrency của họ, sẽ là một đống “mã” mất hút trên Coinmarketcap.

Như vậy Whitepaper của các dự án blockchain giống như những luận văn khoa học, chứng thư khoa học cùng mô hình hoạt động của nền tảng công nghệ, phương pháp áp dụng, mô thức kinh doanh… Nên dịch sát nghĩa thì phải là: Chứng thư trắng / Luận văn trắng.

Sau đây chúng ta thống nhất gọi Whitepaper là “whitepaper”.

Một thắc mắc nhẹ là tại sao ko gọi là bluepaper, greenpaper, greypaper, pinkpaper….?

Lý do đơn giản như sau: Mô hình decentralized nên mọi thông tin phải minh bạch. Bạn thấy chữ minh bạch có chữ “bạch” nghĩa là trắng… và trắng là white, ok? Tóm lại whitepaper với white là màu trắng chỉ sự trong sáng, trong sạch, thuần khiết, minh bạch…

Lý do tại sao blockchain cùng cryptocurrency tạo nên một mô hình phi tập trung (decentralized):

1.1. Thứ nhất, “phi tập trung” với khả năng minh bạch (transparency):

Toàn bộ các bản sao lưu giao dịch được công khai minh bạch cho bất kì ai muốn biết/xem/theo dõi…

Satoshi theo đuổi một lý tưởng là: Nhà nước là đơn vị cần áp dụng công nghệ blockchain đầu tiên rồi mới đến các doanh nghiệp công nghệ. Để những người dân trả tiền cho công việc của họ và biết được họ làm gì khi nắm giữ nguồn tiền đó. Loại bỏ bộ phận tham ô, tham nhũng, làm cho nhà nước của chúng ta phát triển mạnh.

Bạn biết không, nếu nhà nước loại bỏ được một phần tham nhũng, tham ô thì GDP bình quân trên đầu người của chúng ta tăng cao lên ngay lập tức.

Giả sử, bạn có thể “in sao kê ngân hàng” của tất cả các tài khoản của nhà nước (Tạm hiểu: Nhà nước là “cơ quan chủ quản tập trung của các doanh nghiệp”), như vậy bạn biết được rằng tiền mà bạn nộp thuế, nhà nước sẽ dùng như thế nào.

Bạn thử tượng tượng rằng, bạn vào website của nhà nước, click vào các địa chỉ tài khoản công khai để scan (quét) thông tin giao dịch của từng ban ngành và biết được ngân sách nhà nước đã chi vào việc gì, một cách minh bạch, thì chắc chắn không thể xảy ra tình trạng tham nhũng, tham ô được.

(Tạm hiểu: Tình trạng tham nhũng, tham ô thường được bắt nguồn từ đường dây hối lộ, một động thái được diễn ra khi chỉ 2 đối tượng biết mà không một đối tượng thanh tra thứ 3 nào dòm ngó, kiểm soát đối chiếu được.)

Khi ứng dụng công nghệ blockchain nói trên thì khó có thể, hầu như không, xảy ra tình trạng trên được… vì 100% các giao dịch trên blockchain network (mạng lưới blockchain) là transparency.

Hai câu hỏi so sánh đối kháng được đặt ra như sau:

Bạn có thể tự mình in sao kê các tài khoản ngân hàng truyền thống của nhà nước được không?
– Không thể.

Nếu nhà nước áp dụng công nghệ Blockchain thì bạn có thể “in sao kê” bất kì giao dịch nào của các tài khoản nhà nước được không?
– 100% Có thể. Và như vậy bạn luôn biết được, dù chỉ 1 đồng nộp thuế, ngân sách nhà nước sẽ đi về đâu, đang ở đâu.

Vì đặc điểm thứ nhất của Blockchain là phi tập trung, nên không một ai điều khiển chi phối (manipulate) chúng cả. Khi không một ai chi phối hệ thống đó thì mọi thứ phải được minh bạch là hoàn toàn logic.

Như vậy nhờ vào công nghệ blockchain với đặc tính minh bạch, tạo nên một sự quản lý phi tập trung là hoàn toàn hợp lý, kể cả khi kết hợp với mô hình centralized hiện tại.

1.2. Thứ hai, “phi tập trung” với khả năng ẩn danh (anonymous):

Bởi vì 100% giao dịch từ 100% tài khoản trên một mạng lưới blockchain là minh bạch, nên các thông tin chủ sở hữu là ẩn danh. Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn với nội dung ở trên. Nhưng tự nhiên phải xảy ra đặc tính như vậy mới tạo nên sự minh bạch 100%, tạo nên mô hình phi tập trung được.

Khi toàn bộ 100% các giao dịch trên toàn hệ thống/mạng lưới là minh bạch rồi thì chúng ta không cần quan tâm ai là chủ sở hữu của các tài khoản đó nữa. Hạn chế mọi rủi ro vật lý cho người nắm giữ tài sản. Chúng ta chỉ cần biết là có n tài khoản “ví” hiện hữu trên blockchain network đó. Và chúng ta có thể xem toàn bộ giao dịch, số dư của n địa chỉ “ví” đó theo nghĩa đen.

Bạn hình dung một ví dụ như sau:

Giả sử cả thế giới này thu bé lại bằng Việt Nam và cả Việt Nam này thu bé lại vừa bằng toà chung cư của bạn, nơi có 100 hộ dân, mỗi hộ dân có 4 người. Như vậy tổng cộng có 396 người là hàng xóm của bạn. Có 50 hộ kinh doanh và còn lại là “người dân lao động”. Cả nước bầu ra 10 người lãnh đạo, điều hành (tức là mô hình centralized). Không thể nào thoát khỏi mô hình centralized được, vì một nhóm thì cần lãnh đạo, còn một quốc gia thì cần một nhà nước.

Bây giờ, kết hợp áp dụng blockchain và xây dựng mô hình decentralized. Cả 400 con người đều nộp thuế. Và bất cứ ai đều có thể nắm giữ sổ cái của nhà nước, tức là của 10 người đó. Nên họ làm gì cho cộng đồng chung cư của bạn là bạn nắm được ngay… Họ có chi tiêu đúng đắn cho việc xây dựng và phát triển cộng đồng chung cư của bạn không là bạn biết được ngay.

Tôi lấy ví dụ một nhà nước với số lượng nhỏ để bạn hình dung. Tóm lại, bạn cứ tưởng tượng rằng, với blockchain, bạn có thể biết được sổ cái của tất cả mọi người nhưng không biết được cái nào là của ai cả.

Không ai biết ai đang giữ bao nhiêu tiền, tuy rằng sổ cái của mỗi người trong cộng đồng là hiện hữu trước mặt. Dù bạn muốn cướp của người khác thì bạn không có cơ sở nào chắc chắn là cướp đúng người cả.

Và bạn có thể nắm giữ toàn bộ sổ cái của toàn bộ các cơ quan đoàn thể mà do số đông có bạn bầu/lập ra.

Có thể là doanh nghiệp, có thể là nhà nước của bạn. Còn đối với các cá nhân khác? Bạn cần biết để làm gì?
Bạn muốn giàu hơn, hãy làm việc tốt hơn… đại để là thế.

Có câu hỏi quan ngại đặt ra là, như vậy sẽ không tránh khỏi vấn đề “rửa tiền” nếu các chủ tài khoản là ẩn danh?
Trả lời:
Làm gì tồn tại vấn đề “rửa tiền” trên đời này được nữa khi không có nạn tham ô, tham nhũng? Bạn không thể rửa tiền được vì không có tồn tại nạn tham ô tham nhũng.

Câu hỏi đặt ra tiếp theo là, thế còn hoạt động tài trợ cho các tổ chức khủng bố?
Trả lời:
Sở dĩ có khủng bố là vì tồn tại sự bất công, khi mọi thứ công khai minh bạch thì sẽ hạn chế tối thiểu sự bất công nhất có thể. Tình trạng khủng bố sẽ bị giảm thiểu tối đa nhất có thể, những vẫn tồn tại, tất nhiên rồi, vì như thế mới là xã hội, không bao giờ chúng ta có được 100% sự đồng thuận từ toàn bộ con người… Lúc này nhà nước và quân đội chắc chắn sẽ làm rất tốt vai trò chức năng của mình.

Một số nước tiên tiến áp dụng chế độ lương thưởng rất cao cho các nhân viên nhà nước với mong muốn họ không cần phải tham ô tham nhũng mà vẫn đảm bảo nguồn lực tài chính gia đình, để làm tốt công việc của mình, mang lại sự công bằng cho mọi người… Nhưng nạn tham ô tham nhũng vẫn xảy ra, vì không công khai minh bạch 100% các giao dịch… Chỉ cần có 1% hoặc 0,1% không minh bạch là dẫn đến sự bất bình đẳng, bất công…

1.3. Thứ ba, “phi tập trung” với khả năng phát hành tiền tệ mã hóa (cryptocurrency issuen):

Với 02 khả năng trên của công nghệ blockchain, để hoàn thiện mô hình phi tập trung một cách hoàn thiện nhất, nền tảng blockchain cho phép tất cả mọi người, bất kì ai đều có thể phát hành một đơn vị tiền tệ riêng cho mình. Nếu chưa thì bạn cũng có thể làm việc đó ngay bây giờ, với điều kiện là bạn biết ngôn ngữ lập trình.

Còn nếu không biết? Hãy hợp tác với/thuê các kỹ sư lập trình.

Vấn đề đặt ra là, khi bạn phát hành đồng tiền mã hóa của bạn ra thì ai đồng ý dùng chúng? Đó là vấn đề của người phát hành tiền tệ. Họ phải xây dựng được cộng đồng mua chúng và sử dụng chúng.

Hiện tại Bitcoin có giá trị khoảng 10.000 USD. Giả sử 100% những ai đang nắm giữ bitcoin bán tháo hết toàn bộ số lượng bitcoin mình có thì giá trị tiền tệ đồng Bitcoin sau đó sẽ trở về 0 USD khi không còn ai mua chúng nữa (cho mục đích sử dụng… trong tương lai…).

Giả sử, tôi chuẩn bị phát hành 1 cryptocurrency và nếu sau khi phát hành chúng, không có một ai mua để sử dụng (trong tương lai) chúng cả. Lúc đó đồng tiền mã hóa của tôi sẽ có giá trị bằng 0 USD.

2. Cryptocurrency:

Tạm dịch là Tiền mã hóa. Cryptocurrency là một danh từ ghép giữa crypto (là một dạng viết rút gọn của cryptography: mã hóa, mật mã, bằng mật mã) và currency (tiền tệ). Vì vậy, chúng ta dịch nghĩa đen là: Tiền tệ mã hóa. Chứ không phải là Tiền mã hóa. Nếu là Tiền mã hóa thì tiếng Anh là Cryptomoney. Và tiền tệ thì mới liên quan đến loại tiền tệ và đơn vị tiền tệ. Ví dụ như đơn vị tiền tệ của Việt Nam là đồng, tiền tệ có 02 loại là giấy và kim loại (Đã ngừng phát hành từ lâu bởi NHNN VN).

Các bạn có thể so sánh giữa Tiền (Links: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiền) và Tiền tệ (Links: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiền_tệ).

Đơn vị tiền tệ của Bitcoin là BTC.
Đơn vị tiền tệ của Ethereum là ETH

Tùy trường hợp chúng ta nói là tiền tệ hay tiền.

Ví dụ: Bạn cầm tờ tiền 500.000 đồng trên tay và nói với người bạn nước ngoài của mình: “Đây là tiền tệ của nước tao: Việt Nam đồng. Tờ tiền này có mệnh giá 500.000 đồng. Bạn kia cầm tờ tiền mệnh giá 20 USD và 7 USD trên tay và nói: “Tôi có thể đổi 27 đơn vị tiền tệ USD thành 500.000 đơn vị tiền tệ Việt Nam đồng được không?” Bạn cười và nói: “Tiếng Việt của mày chuẩn từng từ một nhưng nghe buồn cười quá, mày chỉ cần nói: Cho tao đổi tiền với nhé, tao đổi 27USD của tao lấy 500.00đ của mày được không? Tao mời mày bia Saigon ở Bùi Viện nhé! Là okay.”

Như vậy bạn gọi là tiền tệ hay gọi là tiền đều được, sau đây chúng ta thống nhất gọi là Tiền mã hóa đối với cryptocurrency. Các bạn đừng gọi chúng là Tiền ảo, vì nếu là tiền ảo thì từ tiếng Anh phải là virtual-money, tương ứng có virtual-currency.

Theo định nghĩa của wikipedia: A cryptocurrency (or crypto currency) is a digital asset designed to work as a medium of exchange that uses cryptography to secure its transactions, to control the creation of additional units, and to verify the transfer of assets. Cryptocurrencies are a type of digital currencies, alternative currencies and virtual currencies. (Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Cryptocurrency)

Phiên bản tiếng Việt: Tiền mã hóa là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế để làm việc như là một trung gian trao đổi mà sử dụng mật mã để đảm bảo các giao dịch của nó, để kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác minh việc chuyển giao tài sản. Tiền mã hóa được phân loại như là một tập con của các loại tiền kỹ thuật số và cũng được phân loại là một tập con của các loại tiền tệ thay thế và các loại tiền ảo.

Theo định nghĩa trên thì tiền-mã-hóa là một “hình thức” tiền ảo, một trong những loại tiền ảo với ý nghĩa chung của tiền ảo được hiểu là tiền nhưng “ảo” vì không cầm, nắm được, so sánh với tiền giấy/polymer/kim loại… có thể cầm nắm được.

Chúng ta sẽ hiểu về “Tiền ảo” ở một số ví dụ như sau:

Một ví dụ tiền ảo được phát hành để chơi game online:

Công ty VTC Games phát hành thẻ Vcoin dành cho các game thủ mua và nạp Vcoin vào tài khoản chơi game của mình. Và trong game của VTC Games sẽ qui định 1 loại tiền ảo gọi là “Kim Nguyên Bảo”. VTC games qui định: 1 Vcoin = 10 Kim Nguyên Bảo (KNB). Người chơi nạp Vcoin, đổi thành KNB và mua các vật dụng trong game… Khách hàng của VTC games có thể dùng Vcoin để mua bán giao dịch nội bộ các dịch vụ của VTC, có thể chuyển đổi thành tiền thật và rút về tài khoản ngân hàng, chỉ ngân hàng nào có liên kết với VTC. Như vậy KNB hay Vcoin được gọi là “tiền ảo”. Và nếu có một game khác do công ty khác phát hành, thì chắc chắn bạn không thể dùng Vcoin hay KNB để mua/bán các hạng mục trong game đó được. KNB hay Vcoin ở đây gọi là tiền ảo.

Một ví dụ tiền ảo được phát hành theo hình thức Điểm tích lũy.

Khi bạn mua sắm trên Tiki thì bạn được tặng Tiki Xu. Tiki định nghĩa Tiki Xu như sau: Tiki Xu là đơn vị thay thế tiền tệ có thể dùng thanh toán khi mua hàng trực tuyến tại Tiki.vn. Tiki Xu sẽ không thể được tặng, gộp hoặc chuyển qua lại giữa các tài khoản.
Giá trị quy đổi Tiki Xu: Mỗi 1 Tiki Xu trong tài khoản có giá trị tương đương 1 VNĐ.

Bạn có thể nhận được Tiki Xu chỉ từ Tiki và sử dụng Tiki Xu chỉ trong nội bộ các dịch vụ của Tiki mang lại. Thực chất Tiki Xu được hiểu là “Customer Loyalty Point”: Điểm khách hàng trung thành được mô phỏng như một dạng “tiền ảo”.

Một ví dụ khác về tiền ảo là tiền điện tử:

Bạn có biết về ứng dụng momo? Đó là ví điện tử số 1 tại Việt Nam, theo cảm nhận của tôi. Bạn có thể liên kết tài khoản ngân hàng e-banking của mình với ví momo, khi thực hiện thao tác thanh toán hóa đơn, bạn có thể chọn nguồn tiền để trích xuất thực hiện giao dịch là tài khoản ngân hàng, thì lúc này ví momo có chức năng như một cổng thanh toán (payment gateway).

Còn nếu bạn chọn Ví momo thì bạn phải nạp tiền vào ví. Đó là ví điện tử nên tiền nạp vào đó gọi là tiền điện tử. Tiền điện tử được cất giữ ở ví điện tử. Bạn có thể nạp/rút tiền tại các cửa hàng đại diện của momo. Lúc này, momo như 01 “ngân hàng điện tử” của bạn (Xin nhớ là của bạn chứ không phải bản thân momo là ngân hàng điện tử).

Chúng ta sẽ không gọi tiền ở trong ví momo là tiền ảo vì đơn giản chúng ta gọi momo là ví điện tử. Nhưng thực chất, tiền điện tử trong ví momo là một loại tiền ảo, và bạn không thể sử dụng tiền đó đối với các dịch vụ ngoài momo, không thuộc hệ thống của momo, không thuộc mạng lưới đối tác dịch vụ của momo.

Và đây là một đoạn định nghĩa Tiền ảo của Wikipedia:

Virtual currency, also known as virtual money, is a type of unregulated, digital money, which is issued and usually controlled by its developers (Bitcoin is an exception), and used and accepted among the members of a specific virtual community. (Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Virtual_currency)

Tôi tạm dịch: Tiền tệ ảo, cũng được hiểu như là Tiền ảo, là một loại tiền kỹ thuật số không được quy định (Tạm hiểu là nhà nước không qui định), chúng được phát hành và thường bị điều phối bởi những người phát triển ra nó (Bitcoin là một trường hợp ngoại lệ), và được sử dụng, được chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo.

Vậy bạn có nên gọi Cryptocurrency là Tiền ảo (Virtual currency) không? Còn tôi gọi nó là Tiền-mã-hóa. Đúng theo dịch nghĩa tiếng Anh gốc của nó. Và ở trên, wikipedia cũng gọi đó là một ngoại lệ.

Tại sao Cryptocurrency lại được xuất bản?

Được tạo ra vào năm 2009, có thể nói Bitcoin là Cryptocurrency đầu tiên trên thế giới, là một đồng tiền mã hóa của “nền kinh tế “phi tập trung. Và sau đó, một số đồng Cryptocurrency khác được tạo ra, người ta gọi chúng là altcoin, nghĩa là những đồng khác (Altcoin là danh từ ghép giữa Alternative và Coin). Tức là: Bitcoin là Bitcoin, tất cả các coin khác trên thị trường được gọi là Altcoin.

Như vậy, có thể xem Bitcoin là bản vị của tất cả các đồng khác.

Cryptocurrency có 02 loại:

2.1. Một là coin (đồng):

Được tạo ra bởi một blockchain network riêng ví dụ như: Bitcoin (Đồng BTC), Ethereum (Đồng ETH), Ripple (Đồng XRP), Litecoin (Đồng LTC), Cardano (Đồng ADA)… Bạn có thể xem danh sách Top các đồng tại: https://coinmarketcap.com/coins/views/all/

2.2. Hai là token (Tạm dịch: Đồng Token; tạm hiểu: Tiền mã hóa qui ước):

Được tạo ra trên một nền tảng blockchain khác như Ethereum, Neo, Omni, Waves, Stellar… Ví dụ Kyber Network (KNC Token) được phát triển trên nền tảng Ethereum.

Ở đây, coin thì chúng ta có thể dễ dàng hiểu được, nghĩa là “Đồng”.

Đồng trong: đồng USD (Mỹ); đồng Việt Nam; đồng Euro (Châu u); đồng Pound (Anh); đồng SGD (Singapore); đồng Nhân Dân Tệ (Trung Quốc); đồng Won (Hàn Quốc); đồng Yen (Nhật Bản)….

“Đồng” tức là tiền. Bạn cho tôi 5 đồng USD tức là bạn cho tôi tiền có giá trị 5 USD.
Còn Token chúng ta hơi khó hiểu ngữ nghĩa vì ít thấy/nghe nói đến “token”. Token được rút gọn từ Token Money, vì bản thân Token có giá trị như tiền.

Nói chung, trong thế giới centralized, token được hiểu là “Tiền qui ước” dựa trên bản vị là tiền Việt Nam đồng (Ở Việt Nam). Còn token trong thế giới decentralized được hiểu là “Tiền mã hóa qui ước” dựa trên bản vị là “Coin” của nền tảng blockchain mà người ta sử dụng nó để phát hành.

Ví dụ:
– Vcoin là tiền qui ước do VTC games phát hành, giá trị của Vcoin dựa trên bản vị tiền đồng Việt Nam.
– Kyber Network có cryptocurrency là KNC, KNC là Tiền mã hóa qui ước/Đồng token dựa trên bản vị là đồng (coin) Ether (ETH) của nền tảng Ethereum blockchain.

Tóm lại token sẽ được hiểu là: Tiền qui ước.

Tại sao lại gọi là “Tiền Qui Ước” vì đơn giản, đồng tiền qui ước đó không được công nhận hoàn toàn 100%, rộng rãi 100%, toàn diện 100%, mà chỉ được công nhận, được qui ước trong một cộng đồng nhỏ bởi 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức đại diện.

Tôi lấy một số ví dụ về token đối với mô hình cetralized như sau:

Trường hợp Vcoin của VTC games:
– Vcoin không phải là 1 coin (đồng) như tên gọi của nó, chẳng qua đó chỉ là cách đặt tên của họ.
– Vcoin là 01 token money, gọi là tiền qui ước.
– Ai qui ước? VTC games qui ước như vậy.
– Tại sao bạn chấp nhận Vcoin như 01 loại tiền và bạn phải dùng chúng thay vì đồng VN? Để bạn chơi game online của VTC games phát hành.
– Bạn có dùng Vcoin để chơi game của Cty VNG phát hành được không? Được, trừ khi cả hai bên cùng hợp tác và đưa ra qui ước chung như vậy.
– Bạn có dùng Vcoin để chơi game của Cty SUPERCELL phát hành được không? Không, vì SUPERCELL chẳng biết VTC Games là ai cả. (Giả sử 02 công ty này không biết nhau, không hợp tác với nhau. Nếu ngược lại, trở về ý trên)
– Bạn có dùng Vcoin để mua hàng (cái đồng hồ) do cá nhân là tôi bán được không? Không được. Vì tôi không chơi games hay dịch vụ của VTC Games và tôi cũng chẳng quan tâm đến họ nên Vcoin đối với tôi là rác. Tôi không chấp nhận việc qui ước đó.
– Bây giờ cá nhân là tôi cùng cá nhân là bạn, qui ước rằng hai chúng ta có thể dùng Vcoin để trao đổi tiền đồng VN cho nhau thì sao?
Tôi sẽ đi mua lại Vcoin từ người khác với giá khuyến mãi là 0.8 đồng và bán lại cho bạn 1 đồng để kiếm lời 20%. Qui ước này có thời hạn như nào? Cho đến khi cả 02 bên dừng qui ước? Qui ước này có được pháp luật tại nước sở tại, Việt Nam, bảo trợ không? Không.

Trường hợp ví điện tử Momo (Ví dụ ở trên):

Giả sử ví điện tử Momo phát hành một đồng Token, gọi là Momotoken. 01 đồng Momotoken này có giá trị bằng 01 đồng VN. Tôi nạp vào ví Momotoken của tôi là 1000000 đơn vị bằng hình thức thanh toán cho Momo qua chuyển khoản ngân hàng hoặc ra cửa hàng đại diện của Momo trả bằng tiền mặt.

Sau đó tôi có thể dùng Momotoken để thanh toán các dịch vụ có trên ứng dụng Momo như: Mua vé xem phim của rạp phim CGV; nạp tiền điện thoại Viettel; thanh toán hóa đơn điện nước (Nhà nước); mua hàng từ Lazada, đặt vé máy bay của Vietjetair…

Các vấn đề xuất hiện từ ví dụ trên như sau:

– Momotoken cũng là một đồng tiền qui ước như Vcoin ở trên, có đúng không? Đúng.
– Ai đưa ra qui ước này? Công ty Momo.
– Tại sao bạn chấp nhận nạp tiền Momotoken? Vì bạn muốn sử dụng tiện ích của Momo và các dịch vụ của Momo. Bạn không muốn thì thôi. Không ai bắt buộc cả.
– Cá nhân là tôi bán cho bạn 01 chiếc đồng hồ với giá trị 2000000 Momotoken. Tôi chỉ chấp nhận thanh toán bằng Momotoken vì tôi qui ước như vậy. Bạn không mua thì thôi. Nếu muốn mua, bạn phải chuyển 2000000 Momotoken từ ví Momo của bạn vào ví Momo của tôi. Hoặc bạn nạp 2000000 Momotoken vào ví Momo của tôi.
– Bạn muốn đổi tiền từ Momotoken về tài khoản ngân hàng hoặc nhận tiền mặt từ cửa hàng đại diện Momo được không? Được. Vì họ liên kết với nhau và chấp nhận Momotoken đó.
– Tại sao bạn có thể mua hàng/sử dụng dịch vụ của CGV, Viettel, Lazada, Vietjetair bằng Momotoken trên ứng dụng momo mà không thể dùng chúng trực tiếp với các nhà cung cấp đó. Ví nếu mua sản phẩm/dịch vụ trực tiếp với các nhà cung cấp đó thì bạn phải dùng tiền nhà nước ấn hành là Đồng VN chứ không thể dùng tiền Momo qui ước.
Nếu các nhà cung cấp trên tích hợp cổng thanh toán Momo thì bạn có thể thanh toán bằng Momotoken của bạn khi thực hiện giao dịch chuyển tiếp qua ứng dụng của momo. Lúc này Momo là một cổng thanh toán (payment gateway) nhé.

– Ở ví dụ trên có chi tiết “Hóa đơn điện nước (nhà nước)”, mà Momotoken không được qui ước bởi nhà nước là tiền, thì làm sao chúng ta có thể thanh toán điện nước bằng Momotoken được?

Đơn giản là vì, khi Momo qui ước 1 đồng VN là 1 Momotoken, bạn thanh toán Hóa đơn điện nước cho nhà nước qua ứng dụng momo, giả sử là 500.000 Momotoken. Thì khi thao tác hoàn thành giao dịch thanh toán bằng Momotoken xong, nhân viên Kế toán của Momo sẽ thấy có phát sinh giao dịch của bạn như trên, rồi nhân viên Kế toán đó sẽ chuyển 500.000 đồng Việt Nam cho Cơ quan Điện nước của nhà nước như một người “thư ký” làm thay công việc của bạn, hoặc Momo có thể tự động thực hiện thao tác chuyển khoản liên ngân hàng cho Cơ quan Điện nước đó…

Trên đây là ví dụ. Nếu thực tế hiện tại bạn dùng ứng dụng ví điện tử Momo bạn sẽ không thấy Momotoken.

Từ 02 ví dụ trên, ta có câu hỏi như sau: Tại sao VTC Games phát hành Tiền qui ước là Vcoin còn Momo cũng như một số Công ty khác thì không?

Trả lời: Thực chất cả 02 công ty đều phát hành tiền qui ước (Token money).

Công ty VTC games đặt tên token đó là VCoin, nghe cái tên bạn thấy dễ hiểu vì rõ nghĩa.

Còn Momo, vô hình chung, họ đặt tên nó là đồng (ký hiệu: đ) nhưng “không nói” đó là Token, vì chúng ta ngầm hiểu chúng đều là tiền. Vì giá trị tương đương với bản vị đồng Việt Nam hiện tại. Còn Vcoin trong game thì có tỷ lệ qui đổi khác so với tiền qui ước “đ” của momo…

Khi bạn chuyển tiền để nạp tiền vào ví Momo. Bạn chuyển cho Momo 100000 đồng thì số tiền này chạy thẳng vào tài khoản ngân hàng của công ty Momo. Còn số tiền tương ứng mà Momo qui định và báo cáo trên màn hình ứng dụng của bạn là: Ví momo – 100000 đ.

Thì bản chất, 100000 đ này là Tiền qui ước (Token money), hiển thị trên ứng dụng Momo, ở tài khoản Momo của bạn. Còn khi bạn thanh toán mua vé xem phim CGV 50000đ bằng token “đ” đó thì lập tức tài khoản ngân hàng của momo sẽ chuyển khoản trực tiếp liên ngân hàng đến tài khoản của CGV hoặc hai bên chốt công nợ sau đó.

– Tại sao VTC games và Momo lại đưa ra hình thức Token money.
Trả lời: Vì nếu là mô hình kinh doanh truyền thống, offline, thì bạn và họ đưa tiền đồng VN tay trao tay cho nhau, đưa thêm hệ thống tiền token thành ra dư thừa. Còn họ là mô hình kinh doanh online, nên mặc định tiền trên ví điện tử/ví ảo là tiền qui ước. Họ có thể đặt tên Token bất kì, thay đổi bất cứ lúc nào, miễn sao tỷ lệ chuyển đổi giữa Tiền token và tiền đồng Việt Nam là không đổi.

Giả sử nếu bạn nạp 50000 đồng VN và có 50000 đ Tiền qui ước trong ví điện tử Momo ở thời điểm hiện tại. Sau đó, một ngày đẹp trời, Momo đưa ra tỷ lệ 50000 đ trong ví Momo chỉ đổi được ra tiền đồng VN là 25000 đồng. Giá trị thực tế bị giảm 50%, lúc đó bạn hãy đưa Momo ra tòa, tôi đảm bảo bạn sẽ thắng kiện mà không cần phải có một luật sư giỏi làm gì.

Như vậy chúng ta đã hiểu được Token là gì? Dù trong thế giới decentralized hay centralized thì các khái niệm vẫn tương đồng nhau. Token đều được hiểu là Tiền qui ước.

Tóm lại, cryptocurrency là tiền mã hóa bao gồm hai loại: Đồng coin và Đồng token. Người ta phân loại Coin và Token dựa vào nền tảng công nghệ blockchain được tạo ra. Một bên xây dựng một nền tảng blockchain mới hoàn toàn (Có thể fork); một bên xây dựng dựa trên một nền tảng blockchain có sẵn.
(Tôi sẽ giải thích tiếp phần Coin khác với Token ở chi tiết đào (mining) cryptocurrency ở bài sau).

Đến đây, chúng ta thấy rằng cryptocurrency gồm có token, token là tiền qui ước, vậy tạm thời cứ hiểu cryptocurrency như một loại tiền qui ước và đặt giả định là nhà nước công nhận/chấp nhận cryptocurrency là Tiền qui ước.

Thì những doanh nghiệp như Momo và VTC Games sẽ chấp nhận cryptocurrency như một loại tiền qui ước, một lần nữa, chúng ta hiểu rằng Tiền token Vcoin, đ ở trên cũng giống như tiền token cryptocurrency. Vai trò của chúng là giống nhau (identical) chỉ khác ở mặt công nghệ nền tảng.

Tóm tắt lại, để dễ hiểu nhất, token là TIỀN QUI ƯỚC.

Thực tế cho đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà nước cấm cryptocurrency như một loại tiền tệ lưu thông trên thị trường.

– Tại sao nhà nước cấm cryptocurrency?

Vì họ chưa tìm được cách thức quản lý triệt để, khi bản chất của blockchain, cryptocurrency là mô hình phi tập trung. Không ai chi phối được.

– Nếu nhà nước tìm ra cách quản lý và chấp nhận cryptocurrency gồm coin và tokens, ít nhất, như những loại tiền qui ước thì sao?
Có rất nhiều lợi ích mang lại (tôi sẽ nói ở bài sau) và một trong những lợi ích đầu tiên là nhà nước có thêm một nguồn thu thuế, tăng ngân sách….

– Ai có thể xuất bản/phát hành cryptocurrency?
Bất kì ai.
Bất kì ai.
Bất kì ai.

– Sử dụng nền tảng công nghệ gì để xuất bản cryptocurrency?
Blockchain.

– Nếu không có cryptocurrency, điều gì sẽ xảy ra với công nghệ blockchain?

Các nhà phát triển các ứng dụng blockchain, một phần, phải bỏ tiền mặt ra mua server lưu trữ các block chains. Lúc này, đây không còn là công nghệ Blockchain đúng nghĩa nữa, vì khi ứng dụng công nghệ blockchain thuần túy, chúng ta không cần đến server lưu trữ như những website www.

(Server (Dịch nghĩa: Máy chủ), được hiểu đơn giản nhất là một thiết bị máy tính được lập trình nhằm lưu trữ dữ liệu và đảm bảo cho các phần mềm máy tính khác hoạt động được trên mạng internet)

– Nếu sản xuất cryptocurrency, điều gì sẽ xảy ra với công nghệ blockchain?

Ít nhất, các nhà phát triển sẽ không phải bỏ tiền mặt ra mua server lưu trữ block chain mà trả thưởng cryptocurrency cho các thợ đào (miner).

Như vậy có thể nói, blockchain không thể tồn tại nếu thiếu cryptocurrency và ngược lại, cryptocurrency không tồn tại nếu không có blockchain. (Hai vế câu trên khác nhau ở một từ “thể”).

Và bất kì ai cũng có thể xuất bản cryptocurrency, với điều kiện là họ hiểu biết về công nghệ và họ có thể lập trình, phát triển công nghệ blockchain được. Nếu họ không biết, họ có thể thuê những người biết.

3. ICO

Tôi xin kể vắn tắt một câu chuyện không chắc chắn về sự thật như sau:

Tôi đã từng được nghe kể đến nhóm KMP gồm ba thành viên sáng lập Kim, May, Pat là một nhóm lập trình viên được cho là thông minh, dựa vào công nghệ blockchain cùng bitcoin ra đời vào năm 2009, họ nghiên cứu và phát triển một nền tảng công nghệ blockchain khác khi nhìn thấy một số điểm bất lợi của bitcoin. Kể từ đó Matercoin ra đời, vào năm 2013.

Họ phát hành một đồng cryptocurrency gọi là MTC để “chạy/vận hành” mạng lưới (network) đó.

Pat kể lại câu chuyện ICO cho Matercoin như sau…

Khi họ đã có coin để trả thưởng cho các thợ đào (miner), dần dần họ có thêm nhân lực làm việc, nhiều nhà lập trình viên khắp nơi trên thế giới tham gia vào cộng đồng lập trình, họ cũng được trả thưởng bằng MTC.

Ban đầu, trụ sở chính là căn hộ của May, khi tính toán đến chi phí vận hành (Cost of Operation), May thấy rằng tiền cryptocurrency thì có sẵn nhưng chưa dùng được vì network này chỉ có chúng ta, những nhà phát triển (developers) và các thợ đào… Cộng đồng càng ngày càng lớn nhưng tiền túi bỏ ra vận hành thì đã cạn… Hơn 8000 người tham gia phát triển Matercoin network tại thời điểm đó…

Cả nhóm ngồi suy nghĩ qua bao nhiêu đêm tối, cho đến khi chẳng còn gì ăn ngoài MTC mà họ có thì một ý tưởng lóe sáng. Chúng ta làm IPO giống như Apple, Google, Facebook đã làm.

Ok, không nghi ngờ gì nữa, chúng ta sẽ làm IPO. Nhưng làm cách nào?

IPO là từ viết tắt của Initial public offering hay còn gọi là Stock market launch, là việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên thị trường chứng khoán. Tức là bạn phát hành cổ phiếu và chào bán công khai cho các nhà đầu tư ở thị trường chứng khoán. Họ sẽ mua cổ phiếu (là một mã chứng khoán, ví dụ Vingroup có mã cổ phiếu là VIC) của bạn trên các sàn giao dịch chứng khoán và trả tiền để bạn mở rộng kinh doanh.

Ví dụ bạn sở hữu CTCP ABCD với hơn 20 cổ đông, sau khi đủ điều kiện qui định, bạn tiến hành IPO và phát hành 50.000.000 cổ phiếu với giá chào bán là 10.000 đồng/cp, bán hết bạn thu về 500.000.000.000 đồng để mở rộng và phát triển kinh doanh. Việc kinh doanh của bạn thuận lợi, người ta thấy thế, nhiều người lại mua vào thì giá trị cổ phiếu của bạn tăng hơn so với mệnh giá 10.000đ lúc ban đầu IPO… Như vậy, tất cả đều có lợi nhuận thu về. Nếu bạn kinh doanh thua lỗ, 100% nhà đầu tư mất lòng tin, bán tháo hết toàn bộ cổ phiếu mà họ nắm giữ, lúc đo giá trị cổ phiếu của bạn về 0 trên các sàn giao dịch. Bạn và nhà đầu tư còn lại phá sản hoàn toàn.

Kim cất tiếng nói:
– Đúng, chúng ta sẽ làm IPO. Chúng ta sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán như những công ty khác.

May trầm ngâm một lúc rồi nói.

Không được, chúng ta không thể làm IPO. Chúng ta chưa kinh doanh, chưa có sản phầm, chưa có doanh thu. Nhà nước chúng ta lại chưa công nhận cryptocurrency, làm sao có thể làm IPO được???

“Chúng ta gọi nó là ICO” – Kim nói.

Chúng ta làm ICO, gọi là Initial Coin Offering, tương tự như IPO, chúng ta bán Coin thay vì cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Chúng ta chào bán Tiền mã hóa lần đầu tiên ra công chúng. Người ta sẽ tin tưởng và đầu tư vào chúng ta. Bây giờ chúng ta hãy viết Whitepaper như “Bitcoin” đã làm….

Từ đó, khái niệm ICO ra đời.

Vậy là mọi người bắt tay vào việc để tiến hành ICO. ICO chỉ có một mục đích duy nhất đó là gọi vốn. Có vốn để phát triển doanh nghiệp. Không phải có vốn để “bỏ túi” và “trốn chạy”.

ICO là một hình thức crowd-funding (huy động vốn cộng đồng), giống như mô hình của Indiegogo hay Kickstarter tại Mỹ. Đó là mô hình gọi vốn cộng đồng khi một số nhóm người có nguồn lực, có ý tưởng nhưng thiếu vốn. Họ có thể làm trước một bản prototype (Bản mẫu/mô hình dùng thử đầu tiên của một sản phầm/dịch vụ) và đăng lên Kickstarter (https://www.kickstarter.com/ ), Indiegogo (https://www.indiegogo.com/ ) để bán/cung cấp trước.

Họ cho khách hàng đặt trước và bắt buộc phải trả tiền trước và dù đã trả tiền nhưng vẫn phải chờ đợi họ gọi đủ vốn, rồi họ sẽ sản xuất sản phẩm, sau đó mới giao đến tận tay cho khách hàng. Nếu họ không gọi đủ vốn, nhóm kinh doanh đó phải hủy kế hoạch và trả lại toàn bộ tiền cho toàn bộ khách hàng đặt trước đó. Indigogo, Kickstarter đứng ra đảm bảo cho qui trình đó, nên việc lừa đảo bị giảm thiểu tối đa.

Còn với một dự án kinh doanh phi tập trung? Khó có ai đứng ra đảm bảo được. Đó là lý do lừa đảo rất nhiều ở Việt Nam và quốc tế.

Bạn phải cực kì cẩn thận khi đầu tư vào ICO.

Đến đây, chúng ta đã biết ICO là gì? ICO không phải là một dự án, nhiều người nói/viết “Dự án ICO” là sai. Chúng ta nói/viết là “Dự án blockchain” chứ không nói “Dự án ICO”. Chúng ta không hỏi là “Bạn làm dự án ICO à” thay vì “Bạn làm dự án Blockchain à” hoặc dự án của bạn có ICO không?

Bạn thường thấy một số báo nước ngoài hoặc trên whitepaper viết: ICO event (Sự kiện ICO), đó mới là cụm từ đúng nghĩa.
Hoặc bạn có thể nói: Lên kế hoạch ICO (Lên kế hoạch tổ chức sự kiện ICO); đầu tư ICO; tham gia đầu tư vào ICO…

MỚI CẬP NHẬT

Liệu sẽ có một ETF Solana vào cuối năm 2025 không?

Liệu chúng ta có thể chứng kiến một quỹ ETF Solana xuất hiện trên thị trường Mỹ vào cuối năm 2025 không? Các dấu hiệu...
sec

Ủy viên SEC Mark Uyeda đề xuất môi trường thân thiện cho tiền điện...

Là Ủy viên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và ứng cử viên sáng giá cho chức Chủ tịch của...

Các tổ chức sử dụng Bitcoin để hỗ trợ quỹ hưu trí, thêm BTC...

Theo báo cáo của CNBC vào ngày 22 tháng 11, Newmarket Capital đã hoàn thành một khoản vay kết hợp giữa bất động sản...

Bitcoin ETF Hoa Kỳ ghi nhận dòng vào 2,4 tỷ đô la khi ETF...

Các quỹ Bitcoin ETF giao ngay đã có ​​tuần đầu tư tốt thứ tư, trong khi các ETF tại Trung Quốc trải qua tuần...
eth

ETH có thể đạt đỉnh chu kỳ là 20.000 đô la vào năm 2025

Giá Ethereum (ETH) có thể chuẩn bị cho một đợt điều chỉnh trong những tuần tới trước khi tiếp tục đà tăng bền vững...
chính sách của Hoa Kỳ có thể khiến các nhà đầu tư crypto sợ hãi

Coin Center cảnh báo chính sách quản lý của Mỹ có thể khiến các...

Nhóm vận động phi lợi nhuận Coin Center vừa đưa ra cảnh báo rằng, mặc dù chiến thắng của Donald Trump có thể mang...

Thủ tướng Phạm Minh Chính báo hiệu đã đến lúc quản lý Bitcoin tại...

Hôm nay, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về hai dự thảo luật quan trọng: Dự thảo Luật quản lý và đầu tư...

Ethereum vs Solana: Altcoin nào sẽ dẫn đầu trong chu kỳ này?

Sự thống trị của Ethereum trong không gian DeFi khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho các dự án ổn định và...

Tin vắn Crypto 23/11: Bitcoin có khả năng chạm mốc $180.000 vào năm 2026...

Từ nhận định Bitcoin có khả năng cán mốc $180.000 vào năm 2026 đến Aptos công bố kế hoạch tích hợp dịch vụ thanh...

Dòng chảy ra ròng 4,5 tỷ USD tạo nên động lực tăng giá cho...

Dữ liệu từ IntoTheBlock tiết lộ rằng đã có dòng tiền trị giá 4,5 tỷ USD rút khỏi các sàn giao dịch trong bảy...
Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản Hướng dẫn về tiền điện tử

Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản hướng dẫn về tiền điện tử...

Cơ quan Quản lý Công nghiệp Tài chính Hoa Kỳ (FINRA) đã công bố một hướng dẫn toàn diện dành cho các nhà đầu...
ca-voi-mua-altcoin

Cá voi đã tích lũy 3 altcoin này trong tuần qua

Xu hướng tăng của thị trường được kích hoạt bởi chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5...
Bộ trưởng dịch vụ tài chính Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi về tiền điện tử

Bộ trưởng DFS Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về tiền...

Mới đây, tại Hội nghị SBI Banking & Economics Conclave, M. Nagaraju, Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Tài chính (DFS) của Ấn Độ, đã...

Giá Bitcoin có thể tăng lên tới 140.000 USD, quỹ đầu tư sử dụng...

Intelligent Alpha là một quỹ đầu tư trị giá 30 triệu USD, nơi trí tuệ nhân tạo (AI) hoàn toàn đảm nhận vai trò...

Ví Phantom vượt Coinbase trong bảng xếp hạng Apple App Store nhờ cơn sốt memecoin

Sự thay đổi trong xu hướng ưa chuộng của người dùng đối với các ứng dụng tiền điện tử đã tạo ra bất ngờ...
sol-tang-gia

Giá Solana (SOL) đạt ATH mới, mục tiêu tiếp theo ở đâu?

Solana (SOL) đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục $264,50 vào ngày 23/11, được thúc đẩy bởi đà tăng của Bitcoin (BTC) tiến...