Heath Tarbert, Chủ tịch Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ (CFTC) cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới nên đi đầu trong việc chấp nhận tiền điện tử toàn cầu, bằng cách tạo ra các giải pháp sáng tạo trong không gian crypto mới nổi.
Vị lãnh đạo của cơ quan giám sát tài chính cũng muốn các nhà lập pháp Hoa Kỳ thiết lập môi trường pháp lý phù hợp hơn cho các tài sản kỹ thuật số tại Hoa Kỳ.
Đầu năm nay, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã cảnh báo Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới trong cuộc đua giành quyền kiểm soát lĩnh vực kỹ thuật số. Một số bên liên quan khác cũng chỉ trích môi trường pháp lý nghiêm ngặt và khó hiểu của Hoa Kỳ mà họ cho là đang cản trở việc áp dụng tiền điện tử rộng rãi.
Hoa Kỳ nên là số một về đổi mới kỹ thuật số
Xuất hiện tại hội nghị được tổ chức vào ngày 12/11, Chủ tịch Tarbert nhận xét Hoa Kỳ nên dẫn đầu trong việc chấp nhận tiền điện tử toàn cầu. Cụ thể:
“Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ cần đi đầu. Các quốc gia khác đã bắt đầu xâm nhập vào lĩnh vực này. Vì vậy, với tư cách là một cơ quan quản lý, tôi muốn tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển sự đổi mới và giảm thiểu mọi rủi ro tiềm tàng”.
Việc chấp nhận tiền điện tử và sử dụng blockchain gần đây là chủ đề “hot” ở Trung Quốc. Theo đó, một số cơ quan nhà nước ở Bắc Kinh đã đưa ra những bình luận tích cực liên quan đến tiền kỹ thuật số và công nghệ phi tập trung.
Chính vì mức độ tâm lý lạc quan như vậy ở Trung Quốc đã khiến các nhà bình luận ở phương Tây lo ngại châu Âu và Hoa Kỳ có thể bị tụt lại phía sau. Một số bên liên quan thậm chí đã kêu gọi các ngân hàng trung ương chuẩn bị kế hoạch tạo ra tiền kỹ thuật số quốc gia để theo kịp nỗ lực của Trung Quốc.
Quy định chắp vá ở Hoa Kỳ không có ích gì cho xu hướng chấp nhận tiền điện tử
Là một phần trong bài phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Tarbert xác định các quy định chắp vá của Nhà nước và Liên bang là một trở ngại lớn đối với việc áp dụng và đổi mới tiền điện tử của Hoa Kỳ trong không gian kỹ thuật số. Theo Tarbert, các nhà quản lý nên làm tốt hơn để tạo môi trường hoạt động tích cực cho các startup tiền điện tử và blockchain ở nước này.
Nhận xét về môi trường điều tiết “không lành lặn” của Hoa Kỳ, Tarbert nói:
“Các stablecoin và sản phẩm kỹ thuật số khác cần được 51 khu vực pháp lý và chính phủ liên bang quy định. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta là những nhà lãnh đạo thực thụ, chúng ta nên cân nhắc cẩn thận về điều này – và đây thực sự là một câu hỏi cho Quốc hội Hoa Kỳ, cũng như những người khác”.
Một số người chơi lớn trong ngành công nghiệp tiền điện tử và blockchain của Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối bối cảnh ngột ngạt, đặc biệt là liên quan đến các token bị coi là chứng khoán. Về phần mình, CFTC đã cố gắng làm rõ vấn đề này. Theo đó khẳng định Ethereum là một loại hàng hóa.
Tuy nhiên, sự rõ ràng như vậy không đến với hơn 2.000 token khác hiện có trên thị trường. Một số sàn giao dịch buộc phải đặt ra “hàng rào địa lý” cho một số coin kỹ thuật số đối với trader Hoa Kỳ.
Theo Tarbert, Quốc hội Hoa Kỳ và các cơ quan quản lý khác phải có quan điểm thống nhất về token kỹ thuật số nếu không sẽ chứng kiến việc chấp nhận tiền điện tử của Hoa Kỳ bị tụt hậu. Chủ tịch CFTC cho biết các nhà lập pháp Hoa Kỳ nên cung cấp nền tảng pháp lý cần thiết để các cơ quan quản lý dựa vào đó và đưa ra hệ thống phân loại rõ ràng cho các tài sản kỹ thuật số.
Một số tên tuổi lớn liên quan đến tiền điện tử của Hoa Kỳ cũng đã tạo ra các tổ chức tự điều chỉnh (SRO) như một cách hướng tới phân loại tiền điện tử trong tương lai. Chủ tịch Tarbert cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự luật được đề xuất như Đạo luật phân loại token để cung cấp sự rõ ràng trong quy định triệt để cho các token tiền điện tử.
- Mike Novogratz: Hoa Kỳ sẽ tụt hậu nếu không chuyển sang tiền điện tử
- Liệu có phải quy định của Hoa Kỳ là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng “pump Tập Cận Bình”?
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | Blockonomi