Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đang một lần nữa mở rộng bảng cân đối kế toán, và các chuyên gia nổi tiếng tin rằng có thể là tín hiệu tích cực đối với bitcoin trong dài hạn.
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ bao gồm một số lượng lớn tài sản và nợ phải trả riêng biệt. Khi lãi suất bắt đầu tăng, Fed bơm thêm tiền vào hệ thống bằng cách mua kho bạc. Vì vậy các ngân hàng sẽ có sẵn nhiều tiền mặt hơn để cho vay và giảm lãi suất.
Vào tháng 10, tài sản của Fed đã tăng hơn 162 tỷ đô la, ghi nhận mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2008.
Nhà phân tích nổi tiếng Rbeattrader đã ám chỉ đây là một dấu hiệu của sự hỗn loạn sắp xảy ra trong một tweet ngày 7 tháng 11.
Fed’s balance sheet grew by over $162 billion last month.
That’s the largest monthly increase since October of 2008, the height of the financial crisis.
Everything is fine though. 🙃
— Rhythm (@Rhythmtrader) 7 tháng 11, 2019
“Bảng cân đối kế toán của Fed đã tăng hơn 162 tỷ đô la vào tháng trước.
Đó là mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 10 năm 2008, đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính.
Bên cạnh đó thì mọi thứ vẫn ổn.”
Ngoài ra, theo báo cáo, 270 tỷ đô la đã được thêm vào bảng cân đối kể từ ngày 11 tháng 9, trong đó ngụ ý tốc độ tăng trưởng trung bình hàng ngày là 5,8 tỷ đô la. Tính đến ngày 15 tháng 11, tổng tài sản của Fed là 4,04 nghìn tỷ đô la, theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis.
Fed can thiệp vào thị trường tiền tệ
Ngân hàng trung ương một lần nữa bắt đầu mua kho bạc sau khi thị trường tiền điện tử tăng vọt vào tháng 9, đẩy lãi suất ngắn hạn lên tới 10%, đe dọa sẽ làm gián đoạn hệ thống cho vay nói chung.
Điều đáng chú ý là Fed không có thẩm quyền thực thi một mức lãi suất liên bang cụ thể, và thay vào đó ảnh hưởng đến nguồn cung tiền để giữ lãi suất trong phạm vi mục tiêu, hiện là 1,5 đến 1,75%.
Khi lãi suất bắt đầu tăng, nó sẽ bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Các ngân hàng nhờ đó sẽ có sẵn nhiều tiền mặt hơn để cho vay và giảm lãi suất.
Trở lại vào tháng Chín, phạm vi mục tiêu là 1,75 đến 2 phần trăm. Vì vậy, với tỷ lệ tăng vọt lên tới 10%, Fed đã buộc phải hành động.
Các thị trường không tin tưởng Fed
Chủ tịch Fed, Jerome Powell, đã nhiều lần nói rằng việc mua kho bạc không phải là nới lỏng định lượng (QE), theo đó, ngân hàng trung ương lấy trái phiếu chính phủ để thúc đẩy cung tiền và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng ngân hàng trung ương đang có hiệu lực thực hiện vòng thứ tư của chương trình QE, sau ba vòng từ năm 2009 đến 2015.
“Sự bùng nổ trong thị trường repo đang cho chúng ta thấy rằng rủi ro và tích lũy nợ cao hơn nhiều so với ước tính, và họ phải thực hiện một chương trình QE “trá hình” để khống chế nó,” Daniel Lacalle, tác giả của cuốn “Thoát khỏi cái bẫy của ngân hàng trung ương”, đã viết trong một bài viết cho mises.org.
Trong khi đó, Peter Boockvar, giám đốc đầu tư của Bleakley Advisory Group, biên tập viên của The Boock Report và CNBC, cho rằng thị trường coi bất kỳ sự gia tăng nào về quy mô của bảng cân đối Fed là QE.
“Whether it should be considered QE4 or not, in the eyes of the market it’s just semantics. Markets view any increase in the size of the Fed’s balance sheet as QE and the $250b increase in just two months is no doubt helping to lift stock prices.” @pboockvar
Fed balance sheet: pic.twitter.com/pmiYUfrg95
— Carl Quintanilla (@carlquintanilla) 18 tháng 11, 2019
“Cho dù đó có nên được coi là QE4 hay không, trong mắt thị trường, đó chỉ là ngữ nghĩa. Các thị trường coi bất kỳ sự gia tăng nào về quy mô của bảng cân đối Fed là QE và mức tăng 250 tỷ đô la chỉ trong hai tháng chắc chắn sẽ giúp nâng giá cổ phiếu.”
Sự phục hồi gần đây trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng cho thấy các nhà đầu tư không tin những lời nói hoa mỹ của Fed, và coi việc mở rộng bảng cân đối kế toán là QE, điều này được chỉ ra bởi Sven Henrich, thường được biết đến với cái tên NorthmanTrader.
No more down weeks since the Fed introduced “not QE” and started bloating up its balance sheet again.
“We don’t target asset prices” – Fed*We don’t believe you pic.twitter.com/bffgBxV130
— Sven Henrich (@NorthmanTrader) 18 tháng 11, 2019
“Không còn xuất hiện những tuần giảm giá nữa kể từ khi Fed tuyên bố rằng “không phải QE” và bắt đầu mở rộng bảng cân đối kế toán một lần nữa.
“Chúng tôi không nhắm mục tiêu đến giá tài sản” – Fed
*Chúng tôi không tin bạn”
S&P 500 đã tăng trong sáu tuần liên tiếp, bắt đầu từ tuần thứ hai của tháng 10 đến tuần thứ hai của tháng 11. Chỉ số này đã giảm 0,33% trong tuần trước chỉ để đạt mức cao kỷ lục mới là 3.154 vào thứ Tư.
BTC là một hàng rào chống lại sự vô kỷ luật về tiền tệ?
Câu chuyện phổ biến trong các thị trường tiền điện tử là bitcoin là vàng kỹ thuật số hiệu quả, và là một hàng rào chống lại sự vô kỷ luật về tiền tệ và tài chính.
Anthony Pompliano, nhà sáng lập và đối tác tại Morgan Creek Digital Assets đã nói với CoinDesk rằng:
“Bitcoin đang hướng tới một tình huống độc đáo – lãi suất thấp hơn, nhiều QE hơn và sự kiện halving vào năm 2020. Ba sự kiện này xảy ra gần như cùng lúc sẽ đóng vai trò là nhiên liệu thúc đẩy cho Bitcoin trong 2 đến 3 năm tới.”
Thật vậy, chính sách tiền tệ hàng đầu về tiền điện tử đã được chỉnh sửa – phần thưởng khai thác giảm 50% sau mỗi bốn năm. Về cơ bản, tốc độ mở rộng nguồn cung giảm một nửa cứ sau bốn năm so với các ngân hàng trung ương lớn, vốn đang mở rộng cung tiền kể từ năm 2009.
Nhìn về phía trước, Fed có thể sẽ tiếp tục mở rộng bảng cân đối kế toán trong tương lai gần, vì thị trường tiền điện tử khó có thể sớm trở lại bình thường bất cứ lúc nào, điều này được chỉ ra bởi JPMorgan Chase. Với việc bitcoin sẽ trải qua sự kiện halving vào tháng 5 tới, sự phân kỳ chính sách tiền tệ của Fed được thiết lập để mở rộng hơn nữa.
Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi những người như Cameron Winklevoss, nhà sáng lập Winklevoss Capital Management, cực kỳ lạc quan về BTC:
“Fed đã in 2 nghìn tỷ đô la kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 (làm tăng gấp ~3 lần bảng cân đối kế toán). Như vậy là có 2 nghìn tỷ lý do vì sao bạn nên sở hữu bitcoin.”
Bitcoin có thể được hưởng lợi từ Hiệu ứng Cantillon của QE
Hiệu ứng Cantillon đề cập đến sự thay đổi trong giá cả tương đối do sự thay đổi trong cung tiền. Nó lập luận rằng việc bơm tiền (QE và các chính sách thúc đẩy lạm phát khác) có thể không làm thay đổi sản lượng của nền kinh tế trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi tiền mới được tạo ra di chuyển qua nền kinh tế, nó ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế khác nhau.
Ví dụ, sự gia tăng dự kiến trong cung tiền do QE hoặc cắt giảm lãi suất được định giá đầu tiên bởi thị trường tài chính. Nói một cách đơn giản, những người đầu tư nhiều nhất vào thị trường chứng khoán, bất động sản là những người đầu tiên được hưởng lợi từ các chính sách lạm phát.
Vào thời điểm các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, các tài sản đã được định giá quá cao. Hơn nữa, việc tiết kiệm trở nên khó khăn với lãi suất thấp và sức mua của đồng tiền giảm.
Do đó, một giai đoạn QE kéo dài có thể buộc các nhà đầu tư đa dạng hóa các khoản đầu tư của họ vào bitcoin, điều này sẽ làm giảm lạm phát, như nhà phân tích Pierre Rochard lưu ý vào tháng 8.
1/2
Cantillon effect:
1. QE bids up price of bonds
2. Old investors rebalance, drives equity and real estate prices up
3. Small fraction of capital gains goes towards increased consumption
4. Can’t save USD due to inflation, new investors have to buy over-priced stocks and RE— Pierre Rochard (@pierre_rochard) 6 tháng 8, 2019
“Hiệu ứng Cantillon:
1. QE làm tăng giá trái phiếu
2. Tái cân bằng các nhà đầu tư cũ, thúc đẩy vốn chủ sở hữu và giá bất động sản tăng
3. Một phần nhỏ của lãi vốn sẽ hướng tới tiêu dùng tăng
4. Không thể tiết kiệm USD do lạm phát, các nhà đầu tư mới sẽ phải mua cổ phiếu với giá cao.”
Ủng hộ quan điểm của Rochard, là Gabor Gurbacs, chiến lược gia/giám đốc tài sản kỹ thuật số tại VanEck/MVIS, người đã nói với CoinDesk rằng cả bitcoin và vàng đều có thể hưởng lợi từ việc phá giá đồng đô la do QE và lạm phát tài sản.
Gurbacs nói rằng:
“Việc các ngân hàng trung ương mở rộng bảng cân đối kế toán của họ chính là nới lỏng định lượng “trá hình”. Thực tế, các ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ và mở rộng chương trình thị trường repo với mục đích kiểm soát thị trường tiền tệ. Bitcoin và vàng có thể cung cấp một biện pháp thay thế và có khả năng ngăn cản sự thất bại thảm hại trong các hệ thống ngân hàng trung ương được kiểm soát chặt chẽ như vậy.”
Một số người có thể lập luận rằng BTC không phải là tài sản trú ẩn và có xu hướng theo dõi cổ phiếu chặt chẽ hơn.
“Các đợt tăng giá bitcoin trước đó được đặc trưng bởi sự giảm dần của biến động thị trường vốn cổ phần. Ví dụ, chúng tôi đã lưu ý rằng, mặc dù có mối quan hệ nghịch đảo và không hoàn hảo với Chỉ số VIX trong khoảng thời gian dài hơn (ví dụ như năm 2017)”, theo các nhà phân tích tại Delphi Digital.
Ngay cả khi chúng tôi coi BTC là một tài sản rủi ro, phương thức QE của Fed vẫn có vẻ là một sự phát triển có thể thúc đẩy giá.
Ngân hàng trung ương đã tiến hành ba vòng của QE từ năm 2009 đến 2015, trong thời gian đó S&P 500, một chuẩn mực cho các tài sản rủi ro trên toàn cầu, đã tăng hơn 200%. Vàng, một tài sản trú ẩn an toàn cổ điển, đã tăng từ 800 đô la lên 1.921 đô la trong ba năm đến 2011, chỉ để giảm xuống còn 1.050 đô la vào tháng 12 năm 2015.
- Jerome Powell: Fed không có kế hoạch ra mắt một loại tiền tệ kỹ thuật số (CBDC)
- Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại của Bitcoin chiếm 87% của 104 tỷ đô la Mỹ được Fed rót vào thị trường
Diệu Anh
Tạp chí Bitcoin | Coindesk