Một báo cáo của Oxfam cho thấy khoảng cách giàu nghèo đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua. Satoshi Nakamoto đang nằm trong nhóm những nhà tỷ phú đang phát triển, với giá trị ròng hiện tại ước tính là 9 tỷ USD.
Oxfam, một liên minh của các tổ chức từ thiện đang nỗ lực xóa đói giảm nghèo, đã công bố một báo cáo gây sửng sốt trong đó kết luận rằng 2.153 nhà tỷ phú trên thế giới đang giàu bằng một nửa dân số thế giới.
Báo cáo hàng năm đưa ra rất nhiều kết luận về tình trạng bất bình đẳng tài chính trên thế giới, đây luôn là vấn đề lớn hơn trong các cuộc tranh luận chính trị và chính sách quốc gia. Theo báo cáo của Oxfam, tài sản của các nhà tỷ phú đã tăng 7,4% kể từ năm 2009, và top 500 đã tích lũy được 1,2 nghìn tỷ đô la trong năm 2019.
Bản thân Oxfam đang thử nghiệm một giải pháp stablecoin bằng cách sử dụng tiền điện tử DAI. Tổ chức phi lợi nhuận này, cùng với startup Ethereum Consensys và công ty công nghệ Sempo, đã thí điểm một hệ thống thẻ tại các làng Pango và Mele Maat trên đảo Efate. Người dân địa phương đã được cấp thẻ và thẻ thanh toán được nạp sẵn DAI trị giá $ 50, sau đó có thể được sử dụng tại các cửa hàng. Kết quả sau thử nghiệm rất tích cực, trong đó dẫn đến sự gợi ý về việc hợp tác sâu hơn trong tương lai.
Bất bình đẳng tài chính đang trầm trọng đến mức nào?
Sự thật là tình trạng bất bình đẳng tài chính đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn, và một số báo cáo chi tiết hướng đến xu hướng gia tăng tài sản được tích lũy.
Lạm phát và giờ năng suất đã tăng đều đặn kể từ những năm 1970 – nhưng mức lương tối thiểu và số tiền phải trả thì lại không tăng như vậy. Tương tự, ở Hoa Kỳ, các chi phí như nhà ở và học phí đại học đã tăng đáng kể trong vài thập kỷ qua, trong khi số giờ làm việc và mức lương tối thiểu lại không được điều chỉnh để phù hợp.
Nền kinh tế Hoa Kỳ thường được minh họa để làm nổi bật các vấn đề bất bình đẳng, nhưng Châu Âu cũng có những vấn đề tương tự, mặc dù ít trầm trọng hơn. Top 10% ở Đức sở hữu gần hai phần ba của cải, trong khi Vương quốc Anh lại kém hơn Mỹ về khả năng di động của tầng lớp kinh tế, theo báo cáo.
Những kết luận này đã làm dấy lên sự phẫn nộ về cách vận hành của thế giới, điều này khiến cho nhu cầu về một loại tiền tệ dân chủ và phi tập trung hơn càng trở nên cấp bách hơn.
Satoshi Nakamoto đã tạo ra Bitcoin để khắc phục bất bình đẳng tài chính
Trong thời điểm mà sự bất bình đẳng tài chính đang gia tăng, Bitcoin và các loại tiền điện tử khác đã nổi lên như một phương tiện để mang lại sự cân bằng cho nền kinh tế.
Thật vậy, Bitcoin được thúc đẩy đặc biệt với mong muốn làm cho các hệ thống kinh tế trở nên công bằng hơn. Satoshi Nakamoto đã đăng lên genesis block một tiêu đề từ tờ The Times, trong đó đề cập đến sự lay chuyển của các ngân hàng sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2008.
Bản thân Satoshi Nakamoto cũng nằm trong danh sách các nhà tỷ phú, vì Satoshi đang nắm giữ 1 triệu BTC, ước tính trị giá khoảng 9 tỷ đô la. Ở đỉnh của Bitcoin, Nakamoto sẽ có giá trị 19 tỷ USD, đưa cha đẻ của Bitcoin lên vị trí người giàu thứ 44 trên thế giới.
- Craig wright tiết lộ nguồn gốc bút danh Satoshi Nakamoto ‘của mình’
- Tại sao Satoshi Nakamoto chỉ giới hạn nguồn cung Bitcoin trong 21 triệu BTC?
Diệu Anh
Tạp chí Bitcoin | Beincrypto