Hôm qua (21-2), Nhóm nghiên cứu Blockchain thuộc Viện nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số Trung Quốc đã xuất bản một bài báo trên tờ Sina để báo cáo tình trạng hiện tại của blockchain. Viện nghiên cứu này chịu trách nhiệm phát triển đồng tiền kỹ thuật số (CBDC) của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), còn được gọi là DC / EP hoặc đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số. Bài viết đánh giá ưu và nhược điểm của blockchain và kết luận rằng blockchain chưa sẵn sàng để được sử dụng trong các hệ thống thanh toán khối lượng cao.
Bài báo tiếng Trung trên tờ Sina của Viện nghiên cứu Blockchain
Mặc dù DC / EP không được đề cập, trước đây, ngân hàng trung ương sẽ không sử dụng blockchain cho loại tiền kỹ thuật số của mình. Tuy nhiên, sau đó đã có những tuyên bố mâu thuẫn về khả năng hợp nhất.
Bài báo tiếng Trung được viết bởi các nhân vật chủ chốt trong Viện, bao gồm cả nhà lãnh đạo viện Mu Changchun, cựu chủ tịch PBoC. Họ kết luận: Công nghệ Blockchain với chi phí lưu trữ đồng bộ và tính toán một lượng lớn dữ liệu dư thừa, hy sinh hiệu quả xử lý hệ thống và một số quyền riêng tư của khách hàng và chưa phù hợp với các tình huống xử lý cao (high-concurrency) trong thanh toán bán lẻ truyền thống.
Đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của TQ dự kiến sẽ được ra mắt vào năm nay, có thể sớm hơn dự kiến vài tháng do ảnh hưởng của virus Corona khiến tiền giấy ngày càng bị hắt hủi.
Ngân hàng Nhân dân TQ sử dụng Blockchain
Tuy nhiên, ngân hàng trung ương tin rằng blockchain phù hợp hơn với các yêu cầu xử lý đồng thời thấp hơn để giải quyết, tài trợ thương mại và chuyển nhượng quyền tài sản.
Về mặt ứng dụng blockchain của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, họ đã vạch ra ba lĩnh vực. Đầu tiên là tham gia vào thiết lập tiêu chuẩn, họ đã tham gia nghiên cứu cùng với Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB), ISO và ITU. PBoC cũng tuyên bố mình có nhiều bằng sáng chế blockchain hơn các tất cả các ngân hàng trung ương khác.
Thứ hai là nền tảng tài chính thương mại PBoC, còn được gọi là Bay Area Trade Finance Blockchain. Nó hiện hỗ trợ tài chính chuỗi cung ứng, nộp thuế, tái chiết khấu và giám sát thương mại quốc tế. Tính đến ngày 17 tháng 12, có 38 ngân hàng tham gia với giá trị kinh doanh là 87 tỷ RMB (12,37 tỷ USD). Chỉ trong năm tháng, khối lượng gần như tăng gấp ba – tăng từ 4,5 tỷ đô la vào đầu tháng Bảy.
Và thứ ba, PBoC đã thiết lập một nền tảng giao dịch hóa đơn kỹ thuật số được liên kết với Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải, nơi đã thí điểm thành công vào đầu năm 2018.
Cuối cùng, bài viết tiếp tục cảnh báo chống lại các dự án tiền điện tử hơi hướng scam, bánh vẽ và các dự án blockchain phù phiếm, mang tính chất chém gió, ăn theo và nói quá sự thật. Viện nghiên cứu muốn ngành công nghiệp blockchain phát triển một cách có trật tự và để làm được điều đó đòi hỏi phải có tiêu chuẩn.
Trung Quốc, thiên đường của tiền điện tử
Người dân TQ đã quá quen thuộc với thanh toán online.
Trung Quốc hiện là quốc gia không tiền mặt lớn nhất thế giới, ước tính khối lượng giao dịch thông qua các ví điện tử như Alipay và Wechatpay lên tới hàng ngàn tỷ đô la mỗi năm, lớn gấp 3 lần quốc gia đứng thứ 2 là Hoa Kỳ. Người dân tại đây hầu hết chuyển qua hình thức thanh toán online từ bó rau cho tới lạng thịt, phổ biến tới nổi Chính phủ phải ra lệnh cấm các cửa hàng kỳ thị người sử dụng tiền mặt bởi rất nhiều nơi không chấp nhận thanh toán tiền mặt.
Như Tạp Chí Bitcoin đã báo cáo hôm qua, Ngân hàng trung ương Thụy Điển Riksbank tuyên bố họ đang thử nghiệm một CBDC mang tên e-Krona bằng cách sử dụng blockchain Corda. Tuy nhiên, Corda hoàn toàn không phải là một blockchain mà là một công nghệ sổ cái phân tán (DLT) và không sao chép tất cả các giao dịch trên mỗi node.
- Thụy Điển đi trước Trung Quốc một bước, bắt đầu thử nghiệm tiền kỹ thuật số quốc gia e-Krona
- Bitcoin có thể tăng giá khi Ngân hàng nhân dân Trung Quốc công bố chính sách nới lỏng tiền tệ
Vũ Hán
Theo AZCoin News