Theo một báo cáo từ nền tảng tương tác thực tế ảo tin tức địa phương (newsAR) Baza, Ngân hàng Trung ương Nga và Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) đã áp đặt lệnh cấm sử dụng tiền điện tử để thanh toán. Bên cạnh đó, họ vẫn có thể ban hành các biện pháp nghiêm ngặt hơn. Động thái này đi kèm với bối cảnh nền kinh tế Nga ngày càng lung lay và đây có thể là nguyên nhân giải thích cho quyết định này.
Nga cấm tất cả các khoản thanh toán bằng tiền điện tử nhưng cho phép đổi tiền điện tử với fiat
Ngân hàng Nga đang đẩy mạnh lệnh cấm hoàn toàn đối với mọi thứ liên quan đến crypto, khiến tiền điện tử hoàn toàn bất hợp pháp. Bất chấp thỏa thuận, FSB thừa nhận rằng việc cấm hoàn toàn là không thể.
FSB cũng sẵn sàng cho phép đổi tiền mã hóa lấy rúp hoặc fiat khác nhưng chỉ thông qua các nhà khai thác chuyên dụng. Điều đó có nghĩa là người Nga không thể mua cà phê từ Starbucks ở Nga, nhưng nếu họ sở hữu một số tiền điện tử, họ có thể đổi chúng ngay lập tức. Bên cạnh đó, những người tìm cách rút coin hoặc thậm chí giữ chúng sẽ phải chịu sự giám sát về danh tính và nếu vi phạm thì bị FSB xử phạt hành chính hoặc thậm chí hình sự.
Nếu tiền điện tử hoàn toàn bị cấm ở Nga, nó sẽ ngay lập tức trở thành một ngành công nghiệp thị trường black market béo bở. Tiền điện tử là loại tiền tệ an toàn, bất biến, tức thời và ẩn danh, đặc biệt là các coin riêng tư như XMR. Ngay cả các giao dịch BTC cũng có thể được thực hiện hoàn toàn ẩn danh nếu sử dụng mạng ảo riêng tư (VPN), Tor hoặc bộ trộn.
Điều đó có nghĩa là tiền điện tử dễ dàng tiếp tục hoạt động bất chấp lệnh cấm, cung cấp cơ hội kiếm tiền mới cho tội phạm. Và đó là chưa kể đến việc những người đam mê thông thường có thể sẽ phải ngồi tù.
Giải pháp đề xuất của FSB là ủy quyền cho các nhà khai thác chuyên dụng để cung cấp dịch vụ đổi coin và fiat cũng như xác định danh tính của tất cả người dùng crypto.
Nếu đề xuất này trở thành luật, bất kỳ ai nắm giữ tiền điện tử, ngay cả khi họ không sử dụng, cũng sẽ phải trải qua quy trình nhận dạng chuyên sâu và chịu trách nhiệm hình sự nếu không tuân thủ.
Nói cách khác, holder và người sử dụng crypto ở Nga phải từ bỏ khả năng ẩn danh vì nếu không họ sẽ vướng vào vòng lao lý. Điều này có nghĩa là tương lai của tiền kỹ thuật số ở Nga không mấy khởi sắc và đầy rẫy những khó khăn. Tiền điện tử sẽ bị cấm hoàn toàn như Ngân hàng Nga muốn hoặc sẽ hợp pháp hóa cho việc nắm giữ, khai thác và trao đổi, nhưng không được sử dụng để thanh toán. Đồng thời, người dùng không được ẩn danh.
Đáng chú ý, luật này sẽ được thông qua vào mùa xuân, do vậy, không gian tiền điện tử của Nga sẽ có tương lai không chắc chắn cho đến lúc đó. Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia về Thị trường Tài chính tự tin rằng 99% luật sẽ được thông qua và ít nhất phải trung thực về tiền điện tử ở Nga nếu không muốn biến nó thành bất hợp pháp hoàn toàn.
Cách tiếp cận tương tự như Trung Quốc
Nga cấm tiền điện tử có lẽ không phải là ngẫu nhiên. Nó đến vào thời điểm nền kinh tế Nga hoạt động không tốt, chủ yếu là do đại dịch Corona. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga và virus đã lây nhiễm mạnh mẽ, gây thiệt hại nặng nề cho Trung Quốc. Để ngăn chặn sự lây lan của Corona, Nga đã đóng cửa hoàn toàn biên giới với Trung Quốc, nghĩa là tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu bị đình trệ. Rõ ràng điều này có tác động tiêu cực đáng kể đến nền kinh tế Nga và không rõ khi nào biên giới sẽ được mở lại.
Do đó, nền kinh tế Nga vốn dĩ đã suy yếu vào năm 2019 và virus Corona cuối cùng có thể trở thành một đòn chí mạng khi thương mại quốc tế lao dốc, đầu tư toàn cầu và giá dầu giảm hơn nữa. Trong bối cảnh đó, việc cấm tiền điện tử rất có ý nghĩa. Các quốc gia khác từng cấm tiền điện tử làm vậy để ngăn tình trạng tháo vốn. Nếu bị cấm hoàn toàn hoặc một phần, người Nga sẽ không thể bán Rúp Nga (RUB) để lấy crypto hoặc rút tiền để mua nó, do đó, họ giữ nhiều RUB hơn và tăng cường đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Nhưng kế hoạch hạn chế tiền điện tử của Nga sẽ không cứu được nền kinh tế. Lượng tiền chảy ra khỏi chứng khoán và đồng Rúp Nga (RUB) vào tiền điện tử tương đối nhỏ so với thiệt hại trong một vụ sụp đổ kinh tế, ngay cả khi tiền điện tử hoàn toàn hợp pháp.
Lệnh cấm của Nga tương tự như của Trung Quốc: Lưu tâm đến blockchain nhưng cấm tiền điện tử. Giống như Nga, Trung Quốc phản đối crypto với lệnh cấm tương tự. Nhưng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn nước này theo đuổi công nghệ cung ứng tiền kỹ thuật số.
Ngân hàng trung ương Nga cũng đã theo đuổi blockchain và đề xuất khung pháp lý để token hóa tài sản vào thứ 2. Nhưng 2 nước khác nhau ở chỗ Trung Quốc tham vọng một loại tiền điện tử của riêng họ. Trung Quốc đã cố gắng hạ bệ Libra vì coi đó là mối lo ngại do Mỹ khởi xướng mặc dù Facebook và các tập đoàn khác mới là chủ thể đề xuất Libra.
Tiền điện tử có thể bị cấm vì một số lý do, nhưng một trong số đó là các trường hợp gian lận. Cũng có trường hợp một số người Nga sử dụng máy tính thuộc sở hữu của chính phủ để khai thác tiền điện tử.
Lệnh cấm mới dự kiến được thông qua tại quốc hội vào mùa xuân có thể nhằm mục đích hạn chế điều đó.
- Chính phủ Hàn Quốc đối mặt với phiên điều trần công khai về lệnh cấm tiền điện tử năm 2017
- Tòa án tối cao Ấn Độ hoãn lệnh cấm tiền điện tử của Ngân hàng dự trữ Ấn Độ lần thứ ba
Minh Anh
Theo AZCoin News