Vào thứ 3, Ủy ban Dự trữ Liên bang đã công bố về việc thành lập Quỹ thương phiếu (Commercial Paper Funding Facility – CPFF) để hỗ trợ dòng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình. Với tình hình biến động tiếp tục gia tăng ở các thị trường truyền thống do lo ngại về virus Corona, đó có thể là cơ hội để Bitcoin lấn lướt quyền thống trị của đồng đô la Mỹ với tư cách là tiền dự trữ thế giới.
Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn lưu động và nhiều ngành công nghiệp có khả năng bị phá sản. Do đó, ngân hàng trung ương trên toàn cầu bắt đầu nới lỏng lãi suất. Điều này đã làm dấy lên lo ngại về tiền mới gia nhập thị trường, tương tự như những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Nỗi sợ virus Corona thúc đẩy in tiền mới
Sau hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, mô hình tái vốn hóa của Anh do Thủ tướng Gordon Brown tiên phong đã trở thành tiêu chuẩn của châu Âu và được các ngân hàng trung ương tại đây áp dụng. Tổng chi phí ước tính khoảng 2K tỷ đô la cho tất cả quốc gia EU. Các ngân hàng trung ương châu Âu đã cứu trợ hầu hết ngân hàng bằng cách phát hành tiền tệ mới.
Nếu suy thoái kinh tế tái diễn trong tương lai gần do đại dịch Corona, rất có khả năng ngân hàng trung ương một lần nữa phát hành tiền mới. Tự nhiên, điều này sẽ gây mất giá nhanh chóng các loại tiền tương ứng của họ.
Mặt khác, Bitcoin khan hiếm và có nguồn cung cố định 21 triệu với tỷ lệ lạm phát được xác định trước, loại bỏ hoàn toàn khả năng mất giá. Khi thị trường ngoại hối trở nên biến động mạnh, nhiều quốc gia sẽ gặp tình trạng bất ổn lan rộng. Một số trong đó có thể ảnh hưởng đến thị trường vốn và trái phiếu. Cuối cùng, điều này sẽ tác động đến thương mại quốc tế và hình thức thanh toán toàn cầu giữa các nhà cung cấp. Do đó, diễn biến suy giảm tài chính mới nhất mang đến cơ hội tuyệt vời để tiền kỹ thuật số thay thế đồng đô la Mỹ như là tiền dự trữ và tiền tệ thế giới.
Tuy nhiên, trong thời gian tạm thời, Cục Dự trữ Liên bang có thể cải thiện tính minh bạch và duy trì niềm tin với số đông bằng cách sử dụng công nghệ blockchain để giao dịch trái phiếu và thương phiếu.
Các ngân hàng trung ương thực hiện bước đi quyết liệt để xoa dịu khủng hoảng tiền tệ
Trước đại dịch Corona, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã công bố một loạt các biện pháp nhằm xây dựng niềm tin của công chúng và nhắc lại sự hỗ trợ của họ đối với các doanh nghiệp trong tuần qua. Vào ngày 15/3/2020, họ đã tuyên bố giảm lãi suất 100 điểm cơ bản và lãi suất chuẩn là 0-0,25%. Fed cũng thông báo mua thêm tài sản trị giá 700 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ thị trường tín dụng.
Hôm thứ 2, ngành hàng không báo cáo với chính phủ Mỹ rằng họ sẽ cần khoản hỗ trợ tiền mặt trị giá 50 tỷ đô la để tồn tại đến cuối tháng 5 này.
ECB và các ngân hàng trung ương khác cũng đã giảm lãi suất, đồng thời thực hiện các biện pháp kích thích tài khóa để tránh trì trệ hoạt động kinh tế. Nếu không có sự can thiệp đúng lúc của các ngân hàng trung ương, nhiều người lo ngại đợt bán tháo mạnh trên thị trường vốn và trái phiếu có thể biến thành cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện và đẩy thị trường toàn cầu lâm vào bước đường suy thoái.
Trong thông báo thành lập CPFF, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ nhấn mạnh thương phiếu chiếm phần lớn số tiền tài trợ cho các khoản vay mua ô tô, nhà và hỗ trợ một loạt các hoạt động kinh tế. Cục Dự trữ Liên bang dự kiến lĩnh vực này sẽ gây căng thẳng nên đã đảm bảo đủ tín dụng để tránh mọi thảm họa tài chính trong những tuần tới.
Virus Corona khiến thị trường chứng khoán sụp đổ
Hoạt động giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ đã phần nào bị đình trệ khi chỉ số S&P tiếp tục giảm vào thứ 2, đánh dấu lần thứ 3 như vậy trong vòng chưa đầy 1 tuần. Diễn biến tiêu cực mới nhất tại thị trường truyền thống này buộc Cục Dự trữ Liên bang phải lao vào hành động và tuyên bố cắt giảm lãi suất khẩn cấp để cung cấp hỗ trợ cho nền kinh tế suy yếu. Thị trường chứng khoán chưa từng bán tháo khủng khiếp như vậy kể từ khi anh em nhà Lehmann nộp đơn xin phá sản vào năm 2008.
Vậy nguyên nhân là gì? Các công ty sẽ không đáp ứng chỉ tiêu doanh thu trong vài quý tới, khiến các nhà đầu tư hoảng loạn. Theo một số ước tính của JP Morgan, nền kinh tế Mỹ dự kiến sẽ giảm 2% trong quý đầu tiên và 3% trong quý thứ hai.
Châu Âu, nơi đã trở thành tâm chấn mới nhất của đợt bùng phát virus gần đây, cũng dự kiến suy thoái kinh tế vào cuối năm nay. Các quốc gia như Ý, Đức, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh có thể gặp khó khăn trong hoạt động kinh tế. Ước tính cho thấy nền kinh tế châu Âu sẽ giảm mạnh mẽ 1,8 và 3,3% tương ứng trong trong quý đầu tiên và thứ hai.
Theo Trung tâm nghiên cứu CSIS của Mỹ, dịch bệnh COVID-19 đã tạo ra những cú sốc về cung và cầu vang dội khắp nền kinh tế toàn cầu. Do tình hình ảm đạm này, Liên Hợp Quốc dự báo dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ giảm từ 5 đến 15%, là mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Suy thoái kinh tế tiếp theo có thể đưa tiền điện tử lên ngôi
Cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó vào năm 2008 đã sản sinh ra Bitcoin do nhà phát triển giả danh Satoshi Nakamoto đặt nền móng. Khối genesis Bitcoin, khối đầu tiên được khai thác trên blockchain, đã nhắc đến tiêu đề The Times: “Bộ trưởng đứng bên bờ vực cứu trợ các ngân hàng”.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, các loại tiền kỹ thuật số chỉ được sử dụng bởi những người đam mê tin vào tầm nhìn của một loại tiền tệ phi tập trung. Gần đây hơn, bull run năm 2017 đã khiến Bitcoin và các crypto khác đình hình trong mắt công chúng.
Tuy nhiên, giá tiền điện tử giảm mạnh không ngăn cản các tập đoàn lớn, doanh nhân, nhà đầu tư tổ chức và học giả. Một số công ty tài chính chính thống đã hoàn thành thành công các thử nghiệm liên quan đến công nghệ blockchain. Ngoài ra, bộ quy tắc mới dưới dạng giấy phép BaFin sẽ giúp các công ty liên quan đến tiền điện tử sử dụng dịch vụ ngân hàng dễ dàng hơn sau khi quy định có hiệu lực vào cuối năm nay.
Theo các cuộc khảo sát như ING (2018), Statista (2018), Bitpanda và GlobalWeb Index (2019), thị phần của châu Âu trong thị trường tiền điện tử ước tính khoảng 30%. Trong một báo cáo về chủ đề token hóa tài sản, Deloitte dự đoán ngành tài chính có thể trở nên dễ tiếp cận hơn, rẻ hơn, nhanh hơn và thuận lợi hơn nhờ vào token hóa. Điều này có thể mở khóa hàng nghìn tỷ Euro hiện đang được giữ trong các tài sản không có thanh khoản và khối lượng giao dịch tăng lên rất nhiều.
Cuộc suy thoái sẽ khiến niềm tin của công chúng vào các ngân hàng trung ương và chính phủ suy giảm. Dòng vốn từ thị trường vốn và trái phiếu sẽ chảy vào không gian tiền điện tử. Các loại tiền tệ kinh tế mới nổi đặc biệt bán tháo mạnh so với đô la Mỹ. Bitcoin có thể là lựa chọn ưa thích của các nhà đầu tư để phòng ngừa khoản lỗ này.
Hơn nữa, Ngân hàng Trung ương châu Âu và các ngân hàng dự trữ khác sẽ buộc phải đơn giản hóa luật pháp cho ngành công nghiệp tiền điện tử trong trường hợp không xảy ra suy thoái kinh tế. Các ngân hàng trung ương sẽ chịu áp lực nghiêm trọng từ phía dân chúng để cải thiện nền kinh tế và thậm chí có thể chuyển sang thị trường tiền điện tử để đảm bảo dòng vốn trôi chảy hơn.
Các doanh nghiệp không được trang bị cho kỷ nguyên của việc làm từ xa
Ngành công nghiệp hàng không đã quay cuồng với những tổn thất lớn, do lệnh cấm du lịch từ phía các chính phủ và thậm chí có khả năng phá sản vào tháng 5/2020 mà không làm gì được.
Trung Quốc, nổi tiếng là thủ đô sản xuất của thế giới, đã bị gián đoạn chưa từng có trong mạng lưới chuỗi cung ứng. Điều này gây ảnh hưởng cho các quốc gia khác từng có phản ứng với những hạn chế khác nhau về việc xuất khẩu mặt hàng thiết yếu.
Trong khi đó, một số chính phủ đưa ra khuyến cáo tự cách ly. Chính điều này đã buộc các công ty phải cho nhân viên làm việc tại nhà nhưng hầu như các công ty sản xuất không thể áp dụng cách làm này.
Nghiên cứu hoàn thành vào năm 2018 đã kết luận rằng 1/5 doanh nghiệp ở Liên minh châu Âu có tốc độ băng thông trung bình khoảng từ 2 đến 10Mb/giây. 24% có tốc độ internet trung bình từ 10 đến 30Mb/giây. Cả 2 loại này phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ sẽ cần hỗ trợ tài chính đáng kể trong trường hợp suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Báo cáo tương tự cũng tính toán chỉ có 26% doanh nghiệp tại Liên minh châu Âu sử dụng dịch vụ điện toán đám mây. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ trên khắp châu Âu sẽ không thể cung cấp cơ hội làm việc từ xa cho nhân viên của họ.
Không ai chối bỏ được rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần vào sự thịnh vượng kinh tế và cũng cung cấp việc làm cho người dân. Theo chuyên gia kinh tế Maeva Cousin, việc nhân viên làm việc tại nhà có thể là giải pháp dự phòng khả thi cho một số công ty, chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, lựa chọn này phần lớn không khả thi đối với hầu hết 17% người châu Âu làm việc trong ngành sản xuất, 7% trong lĩnh vực xây dựng, 14% trong thương mại và 5% khác trong dịch vụ khách sạn – nhà hàng. Cô cũng ước tính đại dịch Corona có thể gây thiệt hại 2,7K tỷ đô la cho nền kinh tế thế giới và có ảnh hưởng đến xã hội sâu rộng.
- Bitmex Research: Khủng hoảng kinh tế thời dịch Corona là bài kiểm tra lớn nhất với Bitcoin kể từ khi ra mắt
- Phóng viên báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng xuất bản bài viết về virus Corona trên mạng Ethereum để tránh kiểm duyệt của Trung Quốc
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin