Brad Garlinghouse, giám đốc điều hành của Ripple – công ty mạng lưới và giao thức thanh toán tại Mỹ – đã trao đổi với Cointelegraph tại hội nghị Blockchain Connect ở San Francisco đầu năm nay về những vấn đề Ripple có thể giải quyết trên thị trường giao dịch toàn cầu và cách công ty tiếp cận với quy định của chính phủ cũng như tài chính truyền thống.
Garlinghouse tốt nghiệp trường Kinh doanh Harvard, trước đây từng làm việc tại nhiều vị trí khác nhau ở Yahoo!, bao gồm cả phó chủ tịch cấp cao, và AOL, nơi ông làm chủ tịch của các ứng dụng khách hàng. Garlinghouse cũng đã phục vụ trong hội đồng quản trị của Ancestry.com, Tony Health và Animoto.
Ripple, với đứa con đẻ của mình XRP, đã hợp tác với hơn 100 công ty và tổ chức tài chính để gửi tiền trên toàn thế giới bằng công nghệ Blockchain của Ripple.
Sự trỗi dậy của Ripple
Theo dữ liệu của Coinmarketcap, giá của Ripple bắt đầu từ xu hướng uptrend điên cuồng vào giữa tháng 12 năm 2017, đạt đỉnh điểm vào khoảng 4 USD mỗi đồng vào ngày 04 tháng Giêng. Sự trỗi dậy của Ripple vào tháng 12 có thể do một phần là sự hợp tác của họ với các công ty tài chính truyền thống như đã đề cập ở trên.
Thêm vào đó, thị trường crypto ở Hàn Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa vốn hóa thị trường của XRP lên cao hơn 100 tỷ USD vào đầu tháng Giêng, XRP chính là altcoin đầu tiên đạt được con số đó.
Khi Coinmarketcap tham dự vào sàn giao dịch lớn ở Hàn Quốc vào đầu tháng 01 năm 2018, XRP đã co sụt giảm hơn 20 tỷ USD vốn hóa thị trường. (ảnh Coinmarketcap)
Kể từ đầu năm 2018, Ripple đã công bố một số đối tác mới với các tổ chức tài chính trên thế giới. Vào ngày 07 tháng 2, Ripple đã báo cáo về mối quan hệ hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán Lian-Lian, và chỉ 1 tuần sau đó, Ripple công bố mối quan hệ với Cơ quan tiền tệ Ả rập Xê út để thực hiện các chương trình thanh toán đa quốc gia cho các ngân hàng.
Ngày 14 tháng 2, Western Union xác nhận rằng đang bắt đầu thử nghiệm hệ thống thanh toán dựa trên công nghệ blockchain của Ripple trong hệ thống ngân hàng.
Với mức vốn hóa thị trường 37 tỷ USD, Ripple hiện là altcoin lớn thứ hai trên Coinmarketcap, giao dịch ở mức trung bình tren dưới 1 USD tại thời điểm viết bài, giảm 4,67% trong ngày.
Cointelegraph: Xem xét đề xuất lớn của Ripple vào tháng 1, cũng như các luồng thông tin về sự thiết lập đối tác mới, yếu tố nào khiến ông nghĩ là có ảnh hưởng tới sự tăng vọt của Ripple trong vài tháng qua?
Brad: Điều đầu tiên tôi nghĩ rất khó để biết chính xác những gì thúc đẩy thị một thị trường cụ thể nào. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều sự cường điệu hóa trong không gian Blockchain và tôi nghĩ rằng theo quan điểm dài hạn thì giá trị của bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào sẽ được khẳng định bằng tiện ích của nó.
Nếu bạn không giải quyết được vấn đề thực sự cho những khách hàng thực sự, bạn sẽ không thể đuổi kịp được tốc độ và hoạt động của đống tài sản kỹ thuật số đó.
Những gì bạn đã thấy trong thời gian qua, khi tôi nói thời gian là tôi đang nói về tất cả thị trường chứ không riêng gì crypto hay Blockchain. Nếu bạn có thể giải quyết được vấn đề thực sự cho khách hàng thực sự, đặc biệt nếu đó là một vấn đề rất lớn, rất lớn.
Đối với Ripple, vấn đề thanh khoản toàn cầu được tính bằng nghìn tỷ USD, tôi nghĩ rằng mọi người đang nhận ra Ripple thu hút được sự quan tâm, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Có rất nhiều thí nghiệm khoa học trong không gian Blockchain. Tôi nghĩ rằng chúng tôi vẫn còn đang ở vạch xuất phát trong không gian đó, và trong tổng thể cũng vậy. Nhưng chúng tôi đang là người duy nhất có khả năng vượt qua được vạch xuất phát. Chặng đường rất dài đang còn ở phía trước. Nhưng rõ ràng là Ripple đã có một cuộc khởi đầu tốt đẹp, và tôi tin rằng có rất nhiều người vẫn đang thử nghiệm để tìm ra sản phẩm phù hợp với thị trường.
Ripple trong bối cảnh luật pháp nước Mỹ
2017 là năm có những sự sắp đặt lớn trên toàn cầu – từ việc cấm crypto ở Trung Quốc đến việc quy định lại crypto ở Nhật. Nhưng Mỹ vẫn chưa đưa ra một khuôn khổ pháp lý vững chắc cho các đồng tiền này, công nghệ Blockchain nói chung và ICO nói riêng.
Vào tháng 12 năm ngoái, chủ tịch Cục dự trữ Liên bang, Janet Yellen đã nhắc lại vị trí của FED vào năm 2014 rằng họ không có quyền điều chỉnh các khoản tiền ký quỹ, và giải thích rằng FED không phân biệt giữa tiền kỹ thuật số với tiền mặt khi giám sát các ngân hàng để đảm bảo rằng họ tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ.
Sau khi Ủy ban Chứng khoán và Ủy ban giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đưa ra một số cảnh báo cho các nhà đầu tư về rủi ro của các khoản đầu tư vào ICO năm 2017, SEC và Ủy ban giao dịch Hàng hóa và Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) đã tổ chức một cuộc điều trần chung về các đồng crypto vào ngày 06 tháng 2 năm nay. Trong buổi điều trần, các nhà quản lý đã quyết định cùng hợp tác để cung cấp các quy tắc thông minh cho crypto, khuyến khích phát triển Blockchain và chú ý hơn đến các ICO, để đảm bảo tuân thủ luật chứng khoán Hoa Kỳ.
Gần đây vào này 16 tháng 2, SEC đã ngừng giao dịch ở ba công ty liên quan tới crypto vì mục đích bảo vệ nhà đầu tư. Vào ngày 28 tháng 2, các phương tiện truyền thông đã đưa tin rằng SEC đã tiến hành thăm do 80 công ty có liên quan tới crypto, bao gồm Overstock.com và quỹ crypto được sáng lập bởi techCrunch.
Vào tháng 2 năm 2018, các tiểu bang Arizona, Wyoming và Georgia đã đưa ra các dự luật liên quan tới thuế và luật chứng khoán.
Cointelegraph: Vì Ripple có trụ sở tại Hoa Kỳ, ông có cách tiếp cận nào để đối phó với các quy định trong nước và quốc tế không?
Brad: có 2 ý
Một là điều tôi thấy thú vị ở Ripple chính là bằng cách nào đó người ta xem Ripple là đối thủ. Ngay từ ban đầu chúng tôi đã quan sát cách chúng tôi làm việc với chính phủ, với ngân hàng. Và tôi nghĩ rằng ở trong cộng đồng crypto khá lâu “làm thế nào để chúng ta tiêu diệt được chính phủ? Làm thế nào để phá vỡ các ngân hàng?”
Tôi nghĩ rằng cuối cùng các chính phủ chẳng đi đâu cả. Ở đời tôi thì điều đó chưa xảy ra đâu.
Tôi tự hào rằng Ngân hàng trung ương Anh Quốc là một khách hàng thanh toán của Ripple. Chúng tôi tin rằng sẽ có những quy định chu đáo cho crypto, cho Blockchain.
Khi chúng tôi giao dịch với khách hàng, chúng tôi không thay đổi khuôn khổ pháp lý hiện tại, có nghĩa là, ví dụ như ngân hàng X có tài khoản, bạn phải có tài liệu KYC, bạn phải kiểm tra KYC. Nếu ngân hàng X đang sử dụng công nghệ của Ripple, bạn vẫn phải kiểm tra KYC, bạn vẫn đang kiểm tra AML (chống rửa tiền), bạn vẫn phải tuân thủ OFAC, v.v..
Khi chúng tôi nói chuyện với các nhà quản lý, chúng tôi giải thích cách thức Ripple đang làm là không phá vỡ khuôn khổ quy định của họ, và họ cảm thấy thoải mái “oh, tôi hiểu ồi. Ok chúng tôi nhận ra rồi. Nếu đó là một sản phẩm chất lượng tốt hơn lại rẻ hơn, thì tôi rất vui”.
Cointelegraph: Cảm ơn ông rất nhiều. Chúng tôi đánh giá cao điều này.
Nguồn: Cointelegraph
Xem thêm: