Bất chấp đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng tài chính, ít nhất 10 quốc gia đã đưa ra thông báo liên quan đến quy định về tiền điện tử. Các nước đó bao gồm Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Đức, Ấn Độ, Philippines, Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Các quy định ảnh hưởng trực tiếp đến sàn giao dịch tiền điện tử, doanh nghiệp và cá nhân
Thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng với số ca dương tính corona ngày càng leo thang, gây ra bất ổn kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Mỹ, đầu tàu kinh tế thế giới. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã tuyên bố suy thoái kinh tế toàn cầu, lưu ý rằng ít nhất 80 quốc gia đã yêu cầu hỗ trợ. Tuy nhiên, điều này lại gián tiếp thúc đẩy các quốc gia nhanh chân hơn nữa về tất cả các quy định pháp luật, trong đó có cả quy định về tiền điện tử, mục đích sống còn là cứu vãn nền kinh tế bằng mọi giá.
Trong tuần qua, hai quốc gia đã chấp thuận sàn giao dịch tiền điện tử mới. Nhật Bản đã chấp thuận sàn thứ 23 trong khi Malaysia chấp thuận một sàn giao dịch tiền điện tử ngay cả khi nước này đang phong tỏa toàn quốc.
Cơ quan tiền tệ Singapore đã cấp giấy phép miễn tạm thời cho việc xin giấy phép cho một số công ty tiền điện tử theo Đạo luật dịch vụ thanh toán mới. Các công ty được hưởng lợi từ giai đoạn ân hạn 6 tháng này là Binance, Coinbase, Gemini, Bitstamp, Luno, Upbit và Wirex.
Tại Tây Ban Nha, cơ quan thuế đã bắt đầu gửi thông báo tới 66.000 chủ sở hữu tiền điện tử. Con số này thể hiện sự gia tăng lớn từ 14.700 thư thuế mà cơ quan này đã gửi cho chủ sở hữu tiền điện tử vào năm ngoái. Các bức thư sẽ được gửi đến cuối tháng sáu.
Quy định về tiền điện tử đang tiến triển trên toàn thế giới
Tại Đức, Cơ quan giám sát tài chính liên bang (BaFin) đã công bố các hướng dẫn bằng tiếng Anh vào ngày 30 tháng 3 về cách các công ty có thể đăng ký ủy quyền để cung cấp dịch vụ lưu ký tiền điện tử. Quy định mới về tiền điện tử của Đức đã có hiệu lực vào đầu tháng Một và các công ty có thời hạn đến ngày 31 tháng 3 để gửi ý định thành lập một doanh nghiệp lưu ký (custody) tiền điện tử. Hạn chót là ngày 30 tháng 11 để nộp đơn đăng ký hoàn chỉnh.
Ấn Độ cũng đang làm việc về quy định tiền điện tử mặc dù thực tế là có một dự thảo luật nhằm tìm cách cấm một cách phân loại tất cả các loại tiền điện tử trừ các loại do nhà nước ban hành. Chính phủ đang thảo luận về vấn đề này với ngân hàng trung ương. Hơn nữa, một quan chức nhà nước đã thảo luận về việc tổ chức các sự kiện giáo dục với những nhà sáng lập Crypto Bulls, người tổ chức các buổi giới thiệu tiền điện tử diễn ra tại 15 thành phố lớn của Ấn Độ.
Một số quốc gia đã cảnh báo về các chương trình đầu tư tiền điện tử. Tại Philippines, Ủy ban Chứng khoán và sàn Giao dịch đã đưa ra một số cảnh báo, trong đó có một cảnh báo về scam Bitcoin Revolution. Hoa Kỳ cũng đã tham gia vào một số trường hợp liên quan đến tiền điện tử. Ví dụ, SEC Hoa Kỳ gần đây đã buộc tội hai cá nhân vì cáo buộc lừa đảo hàng trăm nhà đầu tư bằng một loại tiền điện tử được hỗ trợ bằng nước kiềm, họ cũng đang khởi kiện Telegram.
Một quốc gia khác thích đưa ra cảnh báo về tiền điện tử là Trung Quốc. Hiệp hội Tài chính Internet Quốc gia (NIFA), một tổ chức tự điều hành dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), đã công bố một thông báo vào thứ Năm về các rủi ro liên quan đến tiền điện tử. Hiệp hội đặc biệt cảnh báo về khối lượng giả tại các sàn giao dịch tiền điện tử. Trong khi đó, PBOC báo cáo đã hoàn thành sự phát triển cơ bản của đồng tiền kỹ thuật số (CBDC) và hiện đang sắp khởi chạy.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Hàn Quốc cũng đã bắt đầu một chương trình thí điểm cho loại tiền kỹ thuật số quốc gia. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã công bố khởi động chương trình thí điểm này vào thứ Hai, ngày 6 tháng Tư. Hệ thống này sẽ được thiết lập và thử nghiệm trong suốt cả năm. Thông báo này tuân theo sự chấp thuận của dự luật của chính phủ Hàn Quốc để điều chỉnh tiền điện tử.
- Suy thoái kinh tế thế giới sắp sảy ra, Bitcoin có còn là tài sản trú ẩn an toàn nữa không?
- Đại Khủng hoảng kinh tế 2020 (A Greater Depression)
Trương Lỗ
Theo News.Bitcoin