Tương lai Bitcoin: Là Tiền tệ hay Bước đệm cho những điều vĩ đại hơn
Phần 2 (Luật Gresham)
Bài trước chúng ta đã giới thiệu sơ lược về Bitcoin và những nguyên nhân khiến cho nó không thể trở thành tiền tệ. Hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu hơn về lí do quan trọng chi phối Bitcoin, đó chính là Luật Gresham.
Luật Gresham
Những tác động mà chúng ta đã nhắc ở bài trước (hành vi của người tiêu dùng liên quan đến tiền tệ lạm phát so với tiền tệ giảm phát) chỉ đơn giản là phiên bản hiện đại của một định luật hành vi tác động trong kinh tế đã được thiết lập trước đây, và đã được dùng để quan sát xuyên suốt lịch sử loài người, đến mức mà nó đã được đặt tên: Luật Gresham. Cụ thể, Luật Gresham quy định:
“Tất cả mọi thứ đều bình đẳng, tiền xấu luôn luôn đánh bật tiền tốt”
Điều này có nghĩa là, giả định hai loại hàng hóa đếu có thể được sử dụng làm tiền và có giá trị ngang nhau, loại tiền mà mọi người có “cảm giác” là giá trị hơn sẽ dần biến mất khỏi lưu thông hàng ngày, vì ai ai cũng sẽ dùng loại tiền “xấu” và giữ cho mình tiền “tốt”. Vốn dĩ điều này đề cập đến các đồng tiền có hàm lượng kim loại quý trong thực tế so với những đồng tiền không có (những đồng tiền có hàm lượng vàng / bạc thường được tích trữ vì giá trị nội tại của chúng, trong khi những đồng tiền ít giá trị hơn được sử dụng bởi giá trị danh nghĩa.), nhưng thực chất tác động này từ trước đến nay vẫn như nhau.
Áp dụng vào tiền kỹ thuật số, tiền “tốt” ở đây là những đồng được dự kiến sẽ tăng giá trị (Bitcoin) trong khi tiền “xấu” ở đây là những loại mà chúng ta biết sẽ giảm giá trị dần (fiat). Như vậy, theo Luật Gresham, chúng ta sẽ dự kiến rằng người tiêu dùng sẽ tiêu những đồng tiền fiat, và tích trữ Bitcoin của họ. Và – không ngạc nhiên mấy – chính xác là điều chúng ta đang thấy trong thử nghiệm Bitcoin.
Chắc chắn, nếu Bitcoin muốn trở thành tiền tệ, thì chúng ta ít nhất đã phải thấy tác động này dần hình thành. Nhưng chúng ta đã không thấy. Cho tới ngày nay, sau hơn 10 năm, dù Bitcoin đã đi từ con số không cho tới 200 tỉ đô la trên tổng vốn hóa thị trường, việc sử dụng bất kỳ loại tiền kỹ thuật số nào làm phương tiện trao đổi gần như là không tồn tại. Đây là bằng chứng chứng minh rằng Satoshi đã sai. Ngay cả khi người ta cảm thấy hợp lý với ý tưởng “Bitcoin trở thành tiền tệ” vào năm 2009, thì với lưu lượng sử dụng thực tế thời đại bây giờ, những thông tin này vẫn chính xác hơn so với năm cũ, và nếu Satoshi có nói với chúng ta bất cứ gì, nhưng bằng chứng thực nghiệm lại nói khác, thì bất kì ai thông minh cũng nên tin vào bằng chứng thực tế. Nếu không, Bitcoin sẽ trở thành một hệ tư tưởng dựa trên đức tin, và đức tin là một thứ mà bất kì ai có đầu óc kinh tế và suy nghĩ thấu đáo cũng không nên nghe theo hoàn toàn.
Phần 1: Tương lai Bitcoin: Là Tiền tệ hay Bước đệm cho những điều vĩ đại hơn – Phần 1 (Giới thiệu)
Nguồn: Tapchibitcoin.vn/seekingalpha