Bitcoin đã giảm (pullback) trở lại sau khi đạt được mức cao mới vào năm 2020 là 12,486 đô la trên Coinbase. Trong 48 giờ qua, BTC thua lỗ khoảng 5%, dẫn đến các khoản lỗ lớn hơn trên thị trường altcoin.
Có 3 lý do chính khiến Bitcoin bị từ chối tại 12,400 đô la: mức kháng cự lớn, tỷ lệ tài trợ cao và diễn biến tăng giá quá nóng. Nhưng các trader tin rằng đó là một đợt pullback lành mạnh có thể củng cố động lực của BTC.
Điều chỉnh 1,000 đô la có lành mạnh không?
Như đã thấy trong các chu kỳ trước đây, tài sản kỹ thuật số hàng đầu thường tăng nhanh sau đó điều chỉnh mạnh.
Ví dụ: từ tháng 1 đến tháng 2/2020, Bitcoin tăng từ 7,400 lên tới 10,500 đô la. Trong tháng tiếp theo, giá đã giảm xuống mức trước tháng 1.
BTC cũng chứng kiến biến động tăng đột biến, có thể do thị trường tương lai. Cụ thể, khi có một đợt tăng hoặc giảm tương đối mạnh, hàng loạt các vị trí sẽ bị thanh lý, dẫn đến chuyển động giá lớn.
Pullback nhỏ trong 48 giờ qua tạo điều kiện để tỷ lệ tài trợ quay về trung lập, có nghĩa là thị trường tương lai không còn quá tải với các hợp đồng long và những vị thế thế chấp quá nhiều đã bị loại bỏ.
Giai đoạn củng cố tiềm năng cho Bitcoin | Nguồn: Michael van de Poppe
Theo một số trader, đợt giảm lần này là lành mạnh, có thể tạm thời tạo ra thời kỳ ổn định hoặc hợp nhất. Trader Michael van de Poppe toàn thời gian khẳng định sẽ không ngạc nhiên nếu BTC giao dịch đi ngang trong khoảng từ 12,200 đến 11,200 đô la.
Tương tự, nhà phân tích on-chain Nik Yaremchuk cho biết BTC đang có dấu hiệu của fractal (mô hình đã xảy ra nay lặp lại) hình thành vào tháng 5/2019. Vào thời điểm đó, Bitcoin chứng kiến 2 đợt điều chỉnh nhỏ, ghi nhận vài tuần hợp nhất, rồi tăng lên mức cao mới.
Bitcoin thường có fractal lịch sử bởi vì thị trường thích di chuyển theo chu kỳ, cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Another fractal: We have a similar base as in May 2019. Feels like it is 1: 1, cus in both cases we have triangle and wedge inside the Ascending Broadening Wedge.
It doesn’t look as perfect and bullish as it did before, but after we get $11.3k-$11.4k it’ll be a new rally.#BTC pic.twitter.com/UTbr3JZzKq
— Nik 🐉 (@truenomic) August 19, 2020
“Một fractal khác: Chúng tôi có cơ sở tương tự tháng 5/2019. Cảm thấy hoàn toàn giống nhau. Bởi vì trong cả 2 trường hợp, có tam giác và nêm bên trong nêm mở rộng tăng dần. Nó trông không hoàn hảo và lạc quan như trước đây, nhưng sau khi quay lại 11,300 – 11,400 đô la, sẽ có một đợt tăng mới”.
Giá của BTC có xu hướng củng cố sau khi tăng mạnh, đặc biệt là trước khi bước vào phạm vi kháng cự quan trọng giữa 12,000 và 14,000 đô la.
Áp lực bán tiếp tục giảm
Kể từ tháng 6, một diễn biến nhất quán trong suốt xu hướng tăng giá hiện tại là áp lực bán giảm trên thị trường Bitcoin. Các nhà phân tích on-chain tại Glassnode giải thích rằng dự trữ Bitcoin thấp hơn nhiều so với mức cao nhất trước đó vào tháng 7/2019.
The decline of #BTC exchange balances signals reduced selling pressure.
Currently 2.6M BTC are being held on exchanges.
Significantly lower than the last time $BTC hit a local top a year ago (2.8M), and lower than before the sell-off in March (2.9M).https://t.co/JyYA4oPmDX pic.twitter.com/ab4wkJSnmD
— glassnode (@glassnode) August 19, 2020
“Số dư BTC trên các sàn giao dịch giảm báo hiệu áp lực bán thấp hơn. Hiện tại, có 2.6 triệu BTC đang được giữ trên các sàn giao dịch, thấp hơn đáng kể so với lần cuối cùng chạm đỉnh cục bộ 1 năm trước (2.8 triệu) và thấp hơn so với trước đợt bán tháo vào tháng 3 (2.9 triệu)”.
Sự kết hợp của thị trường tương lai trung lập, fractal lịch sử cho thấy hành động giá tương tự và số dư trên sàn giao dịch giảm hỗ trợ trường hợp tăng giá trung hạn của Bitcoin.
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
- Bitcoin có thể giảm dưới $10K một lần nữa hay không?
- Bitcoin breakout $12K thất bại, dự kiến giảm thấp hơn
- Bullrun Bitcoin đang chậm lại, dự kiến sắp pullback
Thùy Trang
Theo Cointelegraph