Trong những tuần gần đây, số lượng địa chỉ Bitcoin nắm giữ hơn 1.000 BTC (thường được gọi là “cá voi”) đã nhanh chóng tăng lên khoảng 2.088. Xu hướng này bắt đầu ngay sau khi giá giảm xuống còn 3.600 đô la vào tháng 3.
Dữ liệu được chú ý vì lịch sử cho thấy các nhà đầu tư lớn tăng cường tích lũy thường là dấu hiệu của một chu kỳ tăng mới.
Trong suốt 6 năm qua, Bitcoin đã chứng kiến các giai đoạn tương quan giữa tích lũy cá voi và giá BTC. Bất cứ khi nào số lượng địa chỉ nắm giữ lượng BTC đáng kể giảm xuống, giá BTC sẽ giảm.
Dữ liệu on-chain tích cực tạo ra sự lạc quan cho Bitcoin
Cá voi có xu hướng theo dõi các khu vực có tính thanh khoản cao nhất, vì họ giao dịch với lượng lớn Bitcoin. Do đó, cá voi tin rằng khi BTC đã đạt đến đỉnh, họ nên nhanh chóng bán, khiến số lượng các địa chỉ lớn nắm giữ BTC giảm xuống.
Ví dụ, vào đầu năm 2018, sau khi giá đạt 20.000 đô la, số lượng địa chỉ Bitcoin có 1.000 BTC (11 triệu đô la) đã giảm xuống mức chưa từng thấy kể từ năm 2014.
Ngoài ra, theo một số liệu on-chain khác, các nhà đầu tư nói chung đang tích lũy nhiều Bitcoin hơn trước. Glassnode nhận thấy số lượng địa chỉ chưa bao giờ chi tiêu BTC nhưng đã hoạt động trong 7 năm qua tăng đáng kể từ năm 2018.
There are over 500,000 #Bitcoin “accumulation addresses” holding a total of 2.6M $BTC (~14%)
Accumulation addresses:
– have 2+ incoming txs
– never spent BTC
– were active in the past 7 years (accounting for lost coins)
– exchanges & miners are excludedhttps://t.co/Q57xouw6eH pic.twitter.com/lWZngWfj8p— glassnode (@glassnode) August 25, 2020
“Có hơn 500.000 địa chỉ tích lũy Bitcoin nắm giữ tổng cộng 2,6 triệu BTC (~14%). Địa chỉ tích lũy: có hơn 2 giao dịch đến, chưa bao giờ chi tiêu BTC, đã hoạt động trong 7 năm qua (được tính là coin bị mất), sàn giao dịch và miner bị loại trừ”.
Mặc dù cả hai điểm dữ liệu đều được thừa nhận là chỉ báo tăng giá, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là chúng đã tăng liên tục trong 10 năm qua.
Rất khó xác định liệu dữ liệu này có báo hiệu tốt cho chu kỳ giá ngắn hạn của BTC hay không. Tuy nhiên, nó cho thấy xu hướng tăng trưởng dài hạn lành mạnh.
Các yếu tố cơ bản bổ sung sức mạnh cho dữ liệu on-chain
Ngoài dữ liệu phản ánh giai đoạn tích lũy Bitcoin, nhiều yếu tố cơ bản cũng báo hiệu sự ổn định.
Hash rate của mạng blockchain Bitcoin liên tục đạt được mức cao kỷ lục bất chấp halving vào ngày 11/5. Điều này chứng tỏ giá BTC đủ cao để các miner duy trì lợi nhuận.
Hoạt động giao dịch trên các sàn hàng đầu và thị trường tương lai được quản lý như CME vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, dự trữ BTC trên các sàn giao dịch đã giảm đáng kể so với chu kỳ tăng trước đó.
Xu hướng hoạt động giao dịch cao và dự trữ BTC thấp gợi ý nhà đầu tư có xu hướng mua BTC trên các sàn hơn là bán. Rafael Schultze-Kraft, giám đốc kỹ thuật của Glassnode, cho biết:
Exchange balances YTD change:$BTC: -9.6%$ETH: +10.4%
(data @glassnode)#Bitcoin #Ethereum pic.twitter.com/FSiEx8LsTj
— Rafael Schultze-Kraft (@n3ocortex) August 25, 2020
“Số dư hàng năm trên sàn giao dịch thay đổi: BTC: -9.6%, ETH: +10.4%”
Hầu hết các nhà đầu tư bán lẻ sử dụng sàn giao ngay, trong khi các tổ chức sử dụng phương tiện đầu tư được quản lý và một số cá voi sử dụng OTC. Nhưng nhìn chung, dữ liệu cho thấy cả bán lẻ và cá voi dường như đang tích lũy Bitcoin.
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
- Bitcoin đặt mục tiêu 288K đô la khi vận tốc tiền tệ của Hoa Kỳ sụp đổ trong quý 2
- Chỉ số HODL Bitcoin chạm mức cao nhất 3 năm – Một tín hiệu tăng giá khác
- Các chu kỳ lịch sử cho thấy Bitcoin sẽ đạt ATH mới vào tháng 1 năm 2021
Thùy Trang
Theo Cointelegraph