Khi Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI), ngân hàng trung ương của đất nước, cấm các ngân hàng của Ấn Độ xử lý các khoản thanh toán liên quan đến tiền điện tử vào tháng 4 năm 2018, các nhà đầu tư đã đưa ra một giải pháp khéo léo. Đó là sử dụng stablecoin (tiền ổn định) để xử lý giao dịch. Các loại stablecoin này được thiết kế để đại diện cho các đơn vị tiền tệ fiat, thường là đô la Mỹ. Các nhà đầu tư có thể gửi tiền vào đó và mua Bitcoin.
Với sự hồi sinh của giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử, đồng rupee Ấn Độ hiện đang khẳng định vị trí của mình.
Làm thế nào các stablecoin đã giải quyết được vấn đề
Stablecoin đã giải quyết một phần quan trọng của vấn đề giao dịch tiền điện tử.
Lệnh cấm của RBI đã đẩy ngành công nghiệp này từ các giao dịch do sàn quản lý sang giao dịch ngang hàng. Các sàn giao dịch không thể chấp nhận đồng rupee nữa và chúng phải được chuyển trực tiếp giữa các đối tác. Tuy nhiên, việc chuyển đồng rupee cho các đối tác thông qua NEFT hoặc RTGS tốn nhiều thời gian và giá tiền điện tử thường sẽ thay đổi trước khi tiền đến, khuyến khích một trong các bên gia hạn giao dịch.
Ngành công nghiệp phản ứng bằng cách sử dụng các stablecoin. USDT nổi lên như một đồng tiền ổn định phổ biến nhất, gắn liền với đô la Mỹ, bởi nó là đồng stablecoin chiếm hơn 80% thị trường với độ thanh khoản cao hơn cả Bitcoin.
Một số đồng tiền ổn định, như USDC, được phát hành bởi các công ty được quản lý ở Mỹ. Nischal Shetty, Giám đốc điều hành sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Ấn Độ WazirX cho biết: “Họ được kiểm toán và do đó có mức độ an toàn hợp lý rằng họ có đồng tiền cứng hỗ trợ cho stablecoin”.
Ở Ấn Độ, việc sử dụng stablecoin đã tăng vọt sau lệnh cấm thanh toán của RBI vì các sàn giao dịch không thể chấp nhận đồng rupee. Arjun Vijay, đồng sáng lập Giottus, một sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Chennai, cho biết: “Đối với các khách hàng ngang hàng của chúng tôi, các stablecoin cung cấp giải pháp giữ tiền mặt trong sàn giao dịch mà không cần phải rút về tài khoản ngân hàng”.
Tuy nhiên, độ tin cậy của các đồng tiền ổn định như USDT luôn là chủ đề gây tranh cãi. Một bài báo vào tháng 3 năm 2019 của Forbes đã lưu ý rằng một số dự trữ của Tether nằm trong các khoản vay thay vì dự trữ thuần túy, khiến nó trở thành ngân hàng dự trữ phân đoạn không được kiểm soát.
Giống như Ấn Độ, các trader Trung Quốc cũng đang làm điều tương tự để né tránh lệnh cấm crypto của nước này.
Sự trở lại của đồng Rupee
Sau khi Tòa án Tối cao hủy bỏ lệnh cấm thanh toán của RBI vào tháng 3 năm 2020, thanh toán bằng đồng rupee đã trở lại. “Thị trường tiền điện tử Ấn Độ là 200-300 triệu đô la mỗi ngày vào năm 2017. Sau lệnh cấm của RBI, con số đó đã giảm xuống còn khoảng 5 triệu đô la, phần lớn (khoảng 90%) là stablecoin. Sau phán quyết của Tòa án, khối lượng stablecoin vẫn ở mức khoảng 5 triệu đô la, nhưng hiện nay rupee-crypto đóng góp một số tiền gần như tương đương”, Neeraj Khandelwal, đồng sáng lập CoinDCX, một sàn giao dịch tiền điện tử Ấn Độ cho biết.
Việc chuyển đổi đồng rupee đang diễn ra cùng với việc chính thức hóa một thị trường chủ yếu ngầm trước đây.
Quyết định hủy lệnh cấm thanh toán do RBI ban hành của Tòa án Tối cao Ấn Độ đã đưa thị trường vượt trội hơn và khiến nó dễ tiếp cận hơn. Mùa xuân đã trở về trên quê hương đức Phật.
- Các hacker đã nhắm đến Twitter của thủ tướng Ấn Độ nhằm kêu gọi giả quyên góp bằng Ethereum
- Khối lượng giao dịch Bitcoin P2P tại Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục sau khi chính phủ gỡ bỏ lệnh cấm crypto
Vi Tiểu Bảo
Theo AZCoin News