Trong thời gian dài nhất tới nay, Ripple đã bị chỉ trích vì tính tập trung hóa. Điều này cũng dẫn đến việc nhiều người đặt câu hỏi cho giá trị của nó với tư cách là một đồng tiền kỹ thuật số. Vấn đề với các đồng tiền kỹ thuật số tập trung hóa là như thế này: có một sự kiểm soát nhất định khiến cho mục đích của nó như một đồng tiền kỹ thuật số trở nên mất đi.
Tất cả những lo ngại xoay quanh Ripple đều hợp lí. Là một đồng tiền kỹ thuật số tập trung hóa, nó có khả năng đóng băng và đảo ngược giao dịch. Tuy vậy, nó không liên quan nhiều đến cách các nút (nodes) của nó hoạt động mà liên quan nhiều về số lượng coin mà một người nắm giữ. Vì công ty dịch vụ thanh toán cho phép sử dụng blockchain đã nắm giữ phần lớn XRP, bất kỳ ai mua Ripple đều sẽ mua một phần cổ phần của công ty.
Gần đây, Ripple đã đưa ra một “giá” cho hai sàn giao dịch được ưa chuộng nhất của Hoa Kỳ: Coinbase và Gemini. Tuy nhiên, cả hai sàn giao dịch đề từ chối miếng mồi kinh tế này và đồng thời từ chối liệt kê XRP trên sàn của họ.
Theo lời những người quam tâm tới sự việc này, Ripple đã hỏi sàn giao dịch tiền kỹ thuật số Gemini rằng nếu trả 1 triệu USD có đảm bảo cho nó có một suất trên sàn giao dịch hay không. Ngoài ra, Ripple cũng đề xuất các chiến lược mạo hiểm như trả tiền hoàn lại và bao trọn các chi phí liên quan để sàn giao dịch này liệt kê nó. Tuy nhiên, lời thỉnh cầu đã bị để ngoài tai hoàn toàn.
Trong trường hợp của Coinbase, Ripple đã nói nó sẽ sẵn sàng trả 100 triệu đô la XRP để bắt đầu cho phép người dùng trao đổi loại tài sàn này. Không đưa ra bất kỳ đề xuất bằng văn bản nào, Ripple đã nói với Coinbase rằng họ có thể trả lại khoản vay bằng XRP hay USD tùy ý. Nếu như sàn giao dịch đồng ý chọn loại tiền thứ hai để trả, thì việc này có thể có lợi nếu giá trị của các thẻ này tăng lên sau khi được liệt kê.
Lý do tại sao các chứng khoán không được ủng hộ nhiều trên các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số là vì để xử lí chúng là một cơn ác mộng, nhất là về khoản luật lệ, và nếu Ripple được xem như một loại chứng khoán, việc giao dịch nó có thể sẽ phải tuân thủ theo các quy định hà khắc trong Hoa Kỳ, khiến nó giống một cổ phiếu hơn là tiền kỹ thuật số. Với việc Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ đã gần như mở cuộc chiến với tiền kỹ thuật số, đặc biệt là những loại chứng khoán, thì chuyện những sàn giao dịch hành động như thế này chỉ là một bước đi an toàn cho chính họ.
Lawson Baker nói rằng, “XRP là một loại chứng khoán. Ripple Co là công ty phát hành. Brad Garlinghouse, Chris Larsen, và nhiều giám đốc điều hành khác của Ripple Co đều phải tuân theo các luật chống gian lận dưới thẩm quyền của Ủy ban [Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ]”
Cho biết thêm, ông nói các nhà đồng sáng lập của Ripple đã cố tình quảng cáo cho tiền kỹ thuật số XRP. Ông tiết lộ, họ không làm điều đó vì “lòng tốt trong tâm hồn” mà vì họ sở hữu hơn 60% cổ phần trong loại tiền kỹ thuật số này.
Không chỉ vậy, nhà báo Nate Popper làm việc ở tờ New York Times đã khiến Brad Garlinghouse, giám đốc điều hành của Ripple, nổi giận bằng cách cho rằng (và đi kèm với bằng chứng xác thực rõ ràng) Ripple không được dùng bởi các ngân hàng. Popper chống lưng cho cam đoan của mình bằng cách tuyên bố rằng các ngân hàng không sử dụng XRP – một lời tuyên bố rất nghiêm trọng nếu chính xác, vì Ripple tin rằng các ngân hàng đang áp dụng đồng tiền của mình như một sự thay đổi lớn từ hệ thống chuyển tiền truyền thống được gọi là SWIFT.
Dù XRP không phải là loại tiền kỹ thuật số duy nhất được xem như một loại chứng khoán, nhưng việc nó bị từ chối từ Coinbase và Gemini đã làm dấy lên các câu hỏi về những nguyên tắc đằng sau nó. Nếu bất kỳ loại tiền kỹ thuật số nào có một lượng tiền lớn như vậy chống lưng thì chúng cũng sẽ làm điều tương tự. Tuy nhiên, Ripple là loại duy nhất trong số đó có vài triệu đô la để chi theo ý của nó và đưa ra những lời đề nghị như trên.
Nguồn: Tapchibitcoin/investing.com
Xem thêm:
- Đồng Ripple có thể được coi là chứng khoán
- Đồng Ripple có thể được coi là chứng khoán
- CFTC: Ethereum (ETH) và Ripple (XRP) là chứng khoán không hợp lệ