Trang chủ Tạp chí Bài 30: Cách mạng Satoshi – “Ở đây. Nhà nước không...

Bài 30: [SERIES] Cách mạng Satoshi – “Ở đây. Nhà nước không tồn tại!”

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 3: Sự phân quyền
Chương 7: Động lực chính trị của Sự phân quyền
Tác giả: Wendy McElroy

Chương 7, Phần 2: Ở đây. Nhà nước không tồn tại!

Sự cải tiến cốt lõi của cryptocurrency đó chính là sự phân quyền – việc khuếch tán các chức năng hoặc quyền lực trên toàn bộ một mạng lưới mở rộng. Sự phân quyền của crypto là thứ mà đã “giật mạnh” việc kiểm soát tài chính ra khỏi các cơ quan trung ương (như ngân hàng trung ương) và trao cho các cá nhân.

Thế nhưng có một số người tranh cãi rằng sự phân quyền không hề tồn tại trong thế giới crypto. Luận điểm này bắt nguồn từ sự căng thẳng giữa sứ mệnh đầu tiên của Bitcoin và hàng trăm loại cryptocurrency, hàng trăm cộng đồng xuất hiện. Một mặt, các loại tiền tệ như Bitcoin không có cơ quan điều phối, không có quản lý trung tâm, và không có thời điểm nào để họ thất bại cả. Mặc khác, nhiều phương tiện của crypto như là các doanh nghiệp được điều hành bởi một số ít trong một địa điểm cụ thể, và họ tuân theo các mệnh lệnh của chính phủ. Tóm lại, dù loại công nghệ này có tính phân quyền nhưng nhiều biểu hiện của nó thì lại không phải vậy. Một luận điểm nữa được thêm vào cho sự hiểu lầm này: một số “vai diễn” nổi bật nhất đó chính là các sàn giao dịch tập trung, như Coinbase, không giống như các định chế tài chính thông thường trong các thủ tục báo cáo và các nhu cầu khác của họ. Đây chính là loại định chế mà crypto được thiết kế để tránh xa.

Đâu là crypto thực sự? – có phải nó mang tính phân quyền không? Nó là một hình thức mới của tiền pháp định và ngân hàng theo mô hình tập trung chăng? Hay là một thể lai?

Câu trả lời là CÓ. Các cryptocurrency đang chia ra thành hai “phe phái” lớn và chúng có sự đối lập về mặt chính trị. Mọi thứ đang phân quyền theo hình thức trong đó “mom-and-pop” shops (các cửa hàng bán lẻ nhỏ) dành cho crypto đang trở nên ít đi; sự tham gia của các doanh nghiệp và chính phủ ngày càng trở nên phổ biến. Ranh giới phân chia giữa hai phe phái này đó là liệu sự tập trung nằm dưới sự ủy trị của chính phủ hay thuộc lớp thị trường tự do. Vế đầu tiên mang tính ép buộc và cái chết của crypto được coi như một công cụ cho sự tự do. Vế thứ hai mang tính tự nguyện, và nó hoàn toàn thuận tiện hoặc hiệu quả. Mô hình tập trung thị trường tự do có thể là một lựa chọn tồi tệ – tôi nghĩ vậy – nhưng dù sao nó vẫn là một lựa chọn. Điểm khác biệt này ngày càng trở nên quan trọng khi mà chính phủ đang ra sức áp đặt sự kiểm soát của mình lên crypto và coi thị trường tự do như một kẻ thù của các phép tắc thông thường và người dùng điển hình.

Chủ nghĩa cá nhân cực đoan và xã hội dân sự

Hai khái niệm này thường được diễn tả là hai thái cực đối lập nhau: chủ nghĩa cá nhân cực đoan, và xã hội dân sự. Các cá nhân cực đoan được cho là không sẵn sàng hợp tác, trong khi đó xã hội thì lại là một “vòng xoáy” của sự hợp tác. Thực thế thì hai khái niệm này phụ thuộc vào nhau.

Chủ nghĩa cá nhân là quyền của mọi người để được nói “có” hoặc “không” với tất cả các quyết định mang tính ôn hòa – những quyết định về cuộc sống của họ; đó là quyền tự quyết. “Xã hội dân sự” là một cộng đồng của những cá nhân tham gia vào một cách tự nguyện để có được những lợi ích đặc biệt mà xã hội đó đưa ra. Xã hội dân sự là một cộng đồng tự nhiên, nó tiến hóa khi mọi người trao đổi, tiêu thụ, hình thành nên các mối quan hệ cá nhân, và không thì nó có thể được lợi từ sự hiện diện của những thứ khác. Nó thường tương phản với cơ cấu chính trị – các cơ cấu này được áp đặt lên xã hội dân sự dưới hình thức những quy định và các cấp bậc quyền lực. Nói một cách ngắn gọn thì đó là Chính phủ. Các cơ cấu này tước đi quyền “tự nguyện” và áp đặt ý chí của kẻ nắm quyền lên kẻ không có quyền. Họ từ từ lấy đi những lợi ích xã hội khỏi các cá nhân.

Chìa khóa cho việc duy trì được những lợi ích đó không đơn giản chỉ là tự nguyện mà còn là sự phân quyền. Phân quyền xảy ra khi quyền lực phân tán từ một cơ quan trung ương xuống cấp địa phương. Cấp địa phương có thể trao quyền lực cho cá nhân, tất cả các quyền lợi đều xuất phát từ đó. Mỗi con người, chỉ cần là người thôi, đều có quyền lực pháp lý thích hợp đối với thân thể của họ. Mỗi quyền lợi tồn tại — ví dụ như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng — chỉ thuộc về cá nhân. Nó thậm chí không có ý nghĩa đối với một ủy ban hoặc một cơ quan được bầu cử để có quyền tự do tôn giáo. Điều đó có nghĩa là gì? Họ sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu về việc liệu Chúa trời có tồn tại không ư? Liệu số ít những người đã bỏ phiếu “Có” cần phải trở thành người theo thuyết vô thần sau khi ủy ban bị hoãn lại không?

Tính phân quyền trong quyền lực có nghĩa là mọi người quyết định những vấn đề mang tính hòa bình cho bản thân họ, dựa trên tín ngưỡng và sự quan tâm được nhận thức rõ ràng của họ.

Sự tài giỏi của Satoshi Nakamoto nằm ở việc “thêu dệt” lại “tấm vải” của tự do tài chính bằng cách đưa ra một phương tiện phân quyền để các cá nhân có thể tự kiểm soát tài sản, sản phẩm từ lao động của họ. Họ có thể kiểm soát được cuộc sống của mình. Họ có sự lựa chọn giữa việc nộp tài sản của mình cho ngân hàng tập trung hoặc né tránh nó.

Phúc lợi tài chính nhanh chóng bị gạt bỏ hoặc đôi khi là bị coi thường khi mà mọi người “đang vội vã để kiếm tiền” hoặc đặt tiền lên trên cả đạo đức. Nhưng sự thật lại không phải vậy. Tài sản kiếm được là sự độc lập, quyền tự tôn, khả năng nuôi dưỡng gia đình, và là phương tiện qua đó mọi người phát triển bản thân qua sự nỗ lực. Sự trao đổi tự do của cải, bao gồm giao dịch và từ thiện, tổ chức xã hội dân sự với nhau. Bitcoin không hoàn hảo, nhưng nó là một nỗ lực vô cùng ấn tượng và thành công để phân quyền hóa quyền lực tài chính đến cấp độ cá nhân.

Những người cầm quyền đang nhắm đến một điều duy nhất: sự tập trung mang tính ép buộc của cryptocurrency – tất nhiên là dưới những “ngón tay” của họ rồi. Họ muốn có các sàn giao dịch tập trung, crypto do chính phủ cấp, quản lý bởi các ngân hàng trung ương, các thủ tục theo quy định, luật về thuế và truy tố những người chống đối. Liệu họ có thành công hay không phụ thuộc vào tinh thần của chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ như thế nào đối với crypto; mạnh mẽ như thế nào đối với người dùng cá nhân?

Một cái gật đầu đồng ý đối với Henry David Thoreau – Người yêu thích sự cô độc

Một cá nhân làm thế nào để đối mặt với chính phủ mang tính xâm phạm về mặt đạo đức? Giải pháp khá là đơn giản: “đá” chính phủ ra khỏi cuộc đời bạn. Đó là việc mà Thoreau đã làm.

Bài luận văn chính trị nổi tiếng nhất của Thoreau có tên là Civil Disobedience (Bất tuân Dân sự). Nó là lời đáp trả của ông về sự kiện tống giam những người từ chối trả thuế năm 1846, Thoreau coi sự việc này là một sự xâm phạm đến tín ngưỡng của ông. Đây không phải vì Thoreau cảm thấy cay đắng bởi quãng thời gian bị tống giam ngắn ngủi của mình. Đến gần cuối đời, ông được hỏi rằng “Ông đã làm hòa với Chúa chưa?”, và Thoreau đã trả lời rằng “Tôi chưa bao giờ bất đồng với Ngài ấy cả”. Đối với Thoreau, việc phải trả cho những khoản thuế bị phản đối là một việc làm xâm phạm đến tín ngưỡng của ông ấy, nó cũng tương tự như tranh cãi với Chúa trời vậy.

Bất tuân Dân sự kết thúc trong sự ổn thỏa. Sau khi Thoreau được thả, con cháu của ông nơi quê nhà đã thúc đẩy ông tham gia vào công cuộc “đi săn quả việt quất”. Đi kiếm quả việt quất là thú vui tiêu khiển của Thoreau, và kỹ năng định vị những bụi cây nặng trĩu quả của ông luôn khiến lũ trẻ ngưỡng mộ. Ông đã chấm dứt chuỗi ngày ngục tù của mình bằng những câu từ “[Tôi] đã tham gia vào một bữa tiệc việt quất, nơi những con người kiên nhẫn đặt mình dưới sự chỉ đạo của tôi; và trong tiếng rưỡi đồng hồ… giữa một cánh đồng việt quất, trên những ngọn đồi cao nhất của chúng tôi, cách chừng 2 dặm, và rồi sau đó Nhà nước hoàn toàn biến mất trong tầm mắt của chúng tôi”.

Nhà nước không hề được nhìn thấy ở đâu cả. Đây chính là di sản của Thoreau và Satoshi dành cho những người mong muốn hiểu được nó: Sẽ không có Nhà nước nếu bạn sẵn sàng loại bỏ nó. Thoreau, trong niềm vui khi chạy nhảy với lũ trẻ, đã biết được rằng sự tống giam của mình không có thật. Còn việc đi kiếm việt quất mới là sự thật. Ông đã coi niềm vui trong cuộc sống hàng ngày như “công việc của cuộc sống”.

Cryptocurrency thuộc chủ nghĩa vô chính phủ bởi vì nó cho phép người dùng không nhìn thấy Chính phủ, nếu họ muốn như vậy. Mặc dù sự đi trước nghe có vẻ như một lời tuyên bố cực đoan không được chấp nhận, nhiều người đọc bài viết này đã có một sự cam kết chặt chẽ với chủ nghĩa vô chính phủ.

Chủ nghĩa vô chính phủ trong đời sống hàng ngày

Một cách đơn giản để hiểu được các đặc tính của chủ nghĩa vô chính phủ đó là qua những nguyên tắc dựa trên đó hầu hết mọi người điều khiển cuộc sống hàng ngày của mình. Họ sống mà không nhận ra rằng Nhà nước không có mặt trong cuộc sống của họ.

Khi một người đàn ông thức dậy vào buổi sáng, không phải luật pháp khiến ông ấy nuôi nấng con cái thay vì khiến chúng chết đói. Không có bộ máy quan liêu nào khiến ông phải hôn người vợ của mình thay vì đánh đập vợ. Khi ông ấy đi chung xe với những người bạn của mình, không phải sự xuất hiện của cảnh sát là điều ngăn cản ông đánh cắp ví tiền của họ; việc trộm cắp không hề xuất hiện trong ý nghĩ của ông. Khi ông đi lại trong ngày, không có quy định nào yêu cầu ông phải trả tiền cho cốc cà phê mà ông ấy đã gọi cả. Khi người đàn ông đó đi trên phố, ông không có đấm hay cưỡng hiếp người lạ. Khi ông ấy lái xe, không phải vì nỗi sợ đối với Nhà nước ngăn cản ông đổi hướng lái sang vỉa hè để cán lên những đứa trẻ.

Có hai thứ ngăn cản ông những việc trên. Trước tiên, đó là trách nhiệm cá nhân, sự gắn kết tự nhiên của con người, và lương tri đạo đức. Nguyên nhân thứ hai đó là sự hiện diện của xã hội dân sự, nó đưa ra những sự thúc đẩy hàng ngày để con người hành động đúng đắn. Chính xã hội dân sự mà từ đó con người có được những thói quen đến từ phần thưởng của sự đoàn kết, hợp tác. Tóm lại, hầu hết mọi người đã vốn phải đương đầu với nhau khi họ sống trong tình trạng vô chính phủ.

Kết luận

Cryptocurrency không phải một loại phương tiện lý tưởng. Nó là một công cụ đang “tiến hóa” và là loại tiền tệ tốt nhất cho sự tự do.

Bất cứ khi nào có người dùng crypto theo một cách phân quyền và riêng tư, họ đang nói lên những lời như Thoreau đã từng nói: Ở đây, Nhà nước không tồn tại. Ở đây, duy nhất chỉ có chủ nghĩa cá nhân.

Xem thêm: Bài 29: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Tầm quan trọng của sự phân quyền: “Hãy trả lại quyền lợi cho các cá nhân!”

Bài 31: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Bạn là một phần của Cuộc cách mạng hay một phần của Cuộc chiến tranh?

Dịch giả: Diệu Anh

Theo Tapchibitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Giá Coin hôm nay 23/12: Bitcoin trượt về dưới $94.000, altcoin đỏ lửa, Phố...

Bitcoin tiếp tục trượt về quanh $94.000, khép lại tuần qua trong sắc đỏ sau đợt phục hồi vào ngày cuối tuần. Chứng khoán Mỹ Hợp...

XRP có nguy cơ giảm xuống 1 đô la tương tự năm 2018

Sau một đợt tăng trưởng đột biến gần 500% trong những tuần qua, giá XRP có vẻ như đang tiếp cận mức trần cục...
4-altcoin-bitcoin-dieu-chinh

4 altcoin tiềm năng vượt mặt thị trường khi Bitcoin điều chỉnh

Bitcoin đã giảm khoảng 8% trong tuần qua, nhưng một dấu hiệu tích cực là phe bò đã mua vào mạnh mẽ ở các...

Trump bổ nhiệm cựu cầu thủ bóng đá Bo Hines làm người đứng đầu...

Vào Chủ nhật trên Truth Social, Donald Trump đã bổ nhiệm hai nhân vật mới làm cố vấn về các vấn đề kinh tế. Đáng...

Liệu Ethereum có cần “Michael Saylor” của riêng mình?

Nhà giáo dục và người ủng hộ Ethereum, Anthony Sassano đã đưa ra lập luận rằng một người nào đó sẽ thay mặt cho...

Stablecoin RLUSD của Ripple Labs là gì?

RLUSD là một loại stablecoin được phát triển bởi Ripple Labs, tổ chức đứng sau XRP. Với mục tiêu tạo ra một loại tiền...

Tâm lý xã hội về Bitcoin chạm đáy trong năm, báo hiệu giá sắp...

Tâm lý xã hội về Bitcoin đã chạm mức thấp nhất vào năm 2024, báo hiệu khả năng giá sắp phục hồi trên ngưỡng...
stablecoin

SpaceX của Elon Musk sử dụng stablecoin để phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Theo nhà đầu tư mạo hiểm Chamath Palihapitiya đến từ Silicon Valley cho biết trong podcast All-In vào thứ 6, SpaceX đang sử dụng...

UAE hiện nắm giữ 40 ​​tỷ đô la Bitcoin

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện sở hữu 40 tỷ đô la Bitcoin sau nhiều năm đầu tư để xây...

4 sự kiện kinh tế quan trọng có thể định hình giá trị của...

Khi năm 2024 đang dần khép lại, cộng đồng đam mê Bitcoin không khỏi xôn xao suy đoán về tương lai của đồng tiền...
Wall Street Pepe presale xuất sắc huy động vượt 33,5 triệu USD

Dogecoin và Pepe phục hồi mạnh mẽ, Wall Street Pepe presale xuất sắc huy...

Sau cú sụt giảm mạnh khiến toàn bộ thị trường điêu đứng, Bitcoin đã ngay lập tức phục hồi ấn tượng, tăng 3,9% và...

Tin vắn Crypto 22/12: Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng giá...

Từ nhận định Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn parabol của chu kỳ thị trường hiện tại đến Spacecoin XYZ đã phóng...
doge-giam-gia

Dogecoin lao dốc 30% từ đỉnh, đối mặt nguy cơ tụt dưới mốc $0,20

Giá Dogecoin (DOGE) giảm hơn 30% so với mức cao nhất năm là $0,48 vào đầu tháng này. Sự sụt giảm được liên kết...

Nhiều Bitcoin “ngủ đông” đang dần hồi sinh và được chuyển đến ví mới

Trong suốt bốn ngày qua, giá Bitcoin liên tục thoái lui khỏi mức đỉnh kỷ lục 108.000 USD, chứng kiến giá trị giảm hơn...

Doanh số NFT tăng 32% trong tuần đạt 304 triệu đô la

Tuần trước, doanh số bán NFT dựa trên Ethereum đã ghi nhận mức tăng mạnh, đẩy tổng khối lượng giao dịch NFT kỹ thuật...

Altcoin tăng 20.000% và 9 token khác đang dẫn đầu về hoạt động cá...

Dữ liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Santiment đã chỉ ra một altcoin đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn...