Quan điểm thị trường là yếu tố quan trọng khi phân tích xu hướng của một tài sản. Bằng chứng là biểu đồ 1 giờ của Bitcoin vào lúc này có thể hoàn toàn làm mất tinh thần các nhà đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên, biểu đồ 1 ngày hoặc 12 giờ có vẻ không quá tệ vì BTC vẫn đang tích lũy lãi vốn cho năm 2021. Do đó, điều cần thiết là chúng ta phải phân tích Bitcoin và đợt bán tháo gần đây của nó theo quan điểm cơ bản, đồng thời tìm hiểu xem liệu giá có đang hướng tới một giai đoạn giảm dài hạn hay chỉ là khó khăn nhất thời cản trở quá trình tăng giá?
Số liệu Bitcoin đảo ngược báo hiệu tin vui
Trong vài tháng qua, có rất nhiều nhà phân tích thảo luận về một số chỉ số on-chain đôi khi có vẻ tăng giá quá mức và cho thấy điều chỉnh sắp xảy ra. Hiện tại, theo dữ liệu, một số chỉ báo nhất định đã khởi động lại và những dấu hiệu này có thể cho phép tâm lý hoảng loạn lắng xuống.
Thua lỗ thực (vàng) và giá BTC (xám) | Nguồn: Glassnode
Trước khi phân tích các chỉ số đảo ngược, điều quan trọng là phải thừa nhận sức hấp dẫn của sự kiện đầu hàng lần này. Ngày 19/5 đã ghi nhận các khoản lỗ thực lớn nhất đối với Bitcoin trên quy mô hàng ngày là 4,5 tỷ đô la. Nó lớn hơn rất nhiều so với những khoản lỗ đã chứng kiến từ tháng 1 đến tháng 2/2018 và tháng 3/2020. Tuy nhiên, chỉ 9-9,5% giá trị là lỗ chưa thực hiện, một con số tương đối nhỏ.
Vào tháng 3/2020, 44% là lỗ chưa thực hiện, trong khi đạt đến 114% vào năm 2018. (Các khoản lỗ chưa thực hiện xác định tỷ lệ có lẽ vẫn hoảng loạn bán trên thị trường).
Lãi/Lỗ ròng chưa thực hiện của Bitcoin | Nguồn: Glassnode
Bên cạnh đó, một điểm tích cực quan trọng phát sinh từ Lãi/lỗ ròng chưa thực hiện (NUPL) là kiểm tra lại mức hỗ trợ 0,5. Theo biểu đồ ở trên, hỗ trợ cụ thể này đã bắt đầu nhiều chu kỳ tăng giá trong năm 2013 và 2017; hiện tại, nó đang đạt mức 0,5 lần đầu tiên vào năm 2021.
Ngoài ra, các miner không liên quan gì đến đợt bán tháo lần này. Vào các chu kỳ giảm giá lớn trong quá khứ, miner đã góp phần bán tháo mạnh mẽ. Tuy nhiên, lần này, những người nắm giữ ngắn hạn chiếm phần nhiều hơn gây ra các đợt điều chỉnh kéo dài. Holder Bitcoin trong khoảng thời gian từ 1 tháng đến 6 tháng có thể theo đuổi giá bán lẻ trong suốt chu kỳ và một khi giá sụp đổ, bán hoảng loạn đảm bảo mức lỗ thực cao hơn đối với BTC đã mua trong khoảng từ 50.000 đến 60.000 đô la.
Thanh khoản cao hơn cho các giao dịch đòn bẩy cũng dẫn đến short queeze, kéo BTC xuống 30.000 đô la trong một thời gian ngắn.
Tỷ lệ tài trợ hoán đổi vĩnh viễn BTC | Nguồn: Skew
Ngay bây giờ, funding rates trên các sàn giao dịch cũng đang hạ nhiệt, với áp lực bán giảm xuống trên thị trường. Điều tồi tệ nhất có thể đã qua ngay bây giờ và với các chỉ số cơ bản tương đối lạc quan, thị trường vẫn đi đúng hướng cho một năm 2021 mạnh mẽ.
Còn lại gì cho năm 2021?
Bài viết đã xác định và phân tích những thay đổi về số liệu on-chain Bitcoin diễn ra sau sự cố. Trong phần này, chúng ta sẽ hiểu những yếu tố trên ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc thị trường hiện tại và điều gì đang chờ đợi Bitcoin vào năm 2021.
Vùng cầu (xanh) và vùng cung (đỏ) trên biểu đồ BTC | Nguồn: Tradingview
Điều quan trọng cần lưu ý là Bitcoin đã tăng tích cực vào năm 2021, kéo dài hơn 4 tháng, từ đầu tháng 1 cho đến khi thị trường bán tháo vào tháng 5. Khoảng thời gian hạ nhiệt là điều cần thiết đối với những đợt tăng giá như vậy, nếu không, cấu trúc sẽ chỉ tìm kiếm một mức giảm sâu hơn từ đỉnh xuống.
Đến với các biểu đồ quan trọng của chu kỳ tăng, có hai phạm vi cụ thể mà hầu hết các tổ chức thích giao dịch: Vùng cầu và vùng cung.
Vùng cầu đại diện cho phạm vi trong khoảng thời gian điều chỉnh, cho phép tăng mạnh trong một vài nến giá. Tương tự, vùng cung là phạm vi có thể chứng kiến điều chỉnh mạnh sau một đợt tăng giá. Cả hai khu vực này đại diện cho các vùng mua – bán chính và hiện đang hiển thị trên biểu đồ của BTC.
Theo quan sát, vùng cầu đã được kiểm tra lại trong quá trình điều chỉnh giá, sau đó BTC tăng ngay lập tức. Một trong những lý do chính khiến vùng cầu tạo điều kiện phục hồi nhanh chóng là do các tổ chức giao dịch phần lớn từ các phạm vi này. Ở đây, điều quan trọng cần lưu ý tổ chức không chạy theo giá thị trường, chỉ các trader bán lẻ mới như vậy.
Các nhà đầu tư được công nhận sẽ chờ đợi điều chỉnh trước khi thực hiện các lệnh của họ và đó chính xác là những gì có thể đã xảy ra trong đợt bán tháo. Do đó, luôn có tâm lý hoảng loạn lớn hơn từ phía những người nắm giữ ngắn hạn, như được giải thích bởi một trong những yếu tố đã đề cập ở trên.
Thực tế, xu hướng hiện tại là giảm và khả năng phục hồi sẽ không đơn giản. Chúng ta có thể không thấy các mức ATH trong một vài tuần nữa. Trong khi các tổ chức đảo ngược xu hướng, nó vẫn phụ thuộc vào trader bán lẻ để di chuyển động lực về phía trước. Với tất cả các yếu tố ngay bây giờ, có thể giá sẽ hợp nhất trong một thời gian, trước khi phá vỡ ngưỡng 40.000-45.000 đô la.
Bitcoin sẽ có một đợt điều chỉnh khác sau khi vùng cung được kiểm tra.
Kiểm tra phạm vi thấp hơn 50.000 đô la, Bitcoin sẽ ổn định trở lại, trước khi đạt đến mức cao mới (chủ yếu là 70.000-80.000 đô la) vào gần đầu quý 4. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng xu hướng tăng giá vẫn còn nguyên vẹn trừ khi BTC giảm xuống dưới vùng cầu. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta phải hoàn toàn nhìn theo một hướng khác.
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
- Cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc kêu gọi giám sát chặt chẽ giao dịch Bitcoin
- Phí bảo hiểm Grayscale Bitcoin tăng trở lại khi giá BTC giảm xuống dưới 35.000 đô la, điều đó có nghĩa là gì?
- Bitcoin không lấy lại được MA 200 ngày, báo hiệu thị trường gấu
Minh Anh
Theo AZCoin News