Sau khi tự duy trì trên mức 32.500 đô la với xu hướng đi ngang ổn định trong hầu hết tháng 7, Bitcoin bất ngờ giảm xuống dưới hỗ trợ này vào ngày 14/7. Động thái sụt giảm nhanh chóng hướng tới ngưỡng quan trọng 30.000 đô la đã làm tăng cảnh báo đối với phe bò và phe gấu khi thị trường lớn hơn chứng kiến sự chuyển đổi từ yếu cơ sang chắc tay.
Một số liệu đáng báo động khác là số lượt đề cập đến Bitcoin trên các phương tiện truyền thông xã hội tiền điện tử giảm, với mức trung bình động trong 7 ngày xuống mức thấp nhất trong nửa năm. Giữa những lo ngại như vậy, một ánh sáng yếu ớt le lói trong bóng tối là sự trở lại của cá voi và miner. CEO ByteTree James Bennett gần đây đã nhấn mạnh những dự đoán về tương lai của BTC.
Khi mở cửa tuần này, giá Bitcoin ổn định trên 33.000 đô la do miner giảm lượng bán và tăng tích lũy. Tuy nhiên, Bennett đã vẽ một bức tranh khác và cảnh báo hàng loạt các chỉ số hướng đến việc giảm hoạt động trên mạng. Anh ám chỉ rằng Bitcoin vẫn đang bị mắc kẹt trong khu vực trung lập và những người chơi chính không còn mặn mà như trước đây.
Nhà phân tích cũng chỉ ra rằng số lượng giao dịch Bitcoin hàng tuần giảm mạnh kể từ tháng 4. Thị trường suy thoái hiện tại và giao dịch sụt giảm tiếp tục dẫn đến tổng giá trị được giao dịch trên mạng Bitcoin thấp hơn. Tại thời điểm viết bài, tổng giá trị được giao dịch (tích lũy trong 1 tuần) là 23,9 tỷ đô la, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020.
Tổng giá trị giao dịch Bitcoin tích lũy trong 1 tuần (tím) và giá BTC (xanh) | Nguồn: Byte Tree
Nhà phân tích nhấn mạnh thêm rằng do suy giảm hoạt động on-chain, khó có khả năng Bitcoin sẽ sớm di chuyển về phía bắc. Anh nói:
“Không có khả năng giá Bitcoin tăng lên và thậm chí có thể chứng kiến động thái giảm”.
Tình trạng bất động của thị trường cũng được thể hiện qua khối lượng giao dịch với nguồn cung trên các sàn, cho thấy hoạt động của BTC thấp, đặc biệt là trên thị trường giao ngay. Tính đến ngày 14/7, nguồn cung trên các sàn là 2,52 triệu – thấp nhất kể từ tháng 1 năm nay.
Khối lượng giao dịch (tím) và nguồn cung trên sàn (đỏ) | Nguồn: Santiment
Hơn nữa, tốc độ Bitcoin đạt mức thấp nhất mọi thời đại là 195% vào ngày 11/7. Tuy nhiên, mức tăng tương tự đã đưa chỉ số này lên 215% tại thời điểm viết bài. Mức giảm lớn vào ngày 11/7 từ đỉnh của ngày 23/5 là 593%. Về điều này, Bennett nói:
“Trong nửa cuối năm ngoái, từ tháng 7 đến tháng 12, tốc độ tăng và giá sau đó cũng tăng. Khi tốc độ giảm trong năm, giá cũng theo sau”.
Tốc độ thị trường Bitcoin | Nguồn: Byte Tree
Nhà phân tích cũng chỉ ra một xu hướng khác “chưa từng thấy trước đây” đối với Bitcoin. Theo biểu đồ trung bình động 7 ngày của lưu lượng giá trị cao, chỉ báo giảm xuống dưới đường 150k Bitcoin trong nhóm giá trị cao.
Ở đây, đáng chú ý là mỗi khi chỉ báo giảm xuống dưới phạm vi đó, giá của Bitcoin lại cho thấy sự suy yếu, như đã thấy vào cuối năm 2018 và 2019. Hơn nữa, lưu lượng giá trị cao cũng là động lực chính của thị trường tăng giá cuối cùng.
Lưu lượng giá trị cao | Nguồn: ByteTree
Mọi người đang hiểu nhầm về các động thái điều chỉnh của Bitcoin
Tích lũy trên thị trường Bitcoin là một chủ đề thường xuyên được thảo luận trong cộng đồng tiền điện tử. Với mô hình tái tích lũy trước đây đang mở rộng, BTC đã chuyển từ tay yếu sang tay mạnh. Hay nói cách khác, những người tham gia ngắn hạn đang trao đổi coin mới của họ cho những người nắm giữ dài hạn.
Điều đó cùng với sự trở lại của các miner và chỉ số on-chain chỉ ra 29% hash power hoạt động trở lại đánh dấu một diễn biến thú vị trong không gian. Hơn nữa, sự thay đổi gần đây trong hành vi của nhà đầu tư cũng được phản ánh qua các chỉ số khác như Liveliness Bitcoin giảm xuống mức cuối tháng 4. Liveliness là tỷ lệ số ngày coin bị phá hủy (CDD) với tổng tích lũy của tất cả ngày mà coin từng được tích lũy bởi mạng.
Liveliness Bitcoin | Nguồn: Glassnode
Số liệu được đề cập cung cấp cái nhìn vĩ mô về hoạt động on-chain tổng thể và quá trình sử dụng liên quan đến tuổi thọ của mạng. Vì có tính đến coin days destroyed (CDD), CDD toàn cầu và quá trình sử dụng, nó cung cấp những hiểu biết thú vị về thị trường lớn hơn. Mức độ hoạt động của Bitcoin giảm trên biểu đồ đường trung bình động 7 ngày cho thấy thị trường không hoạt động nhiều hơn và mô hình tích lũy hoặc HODLing tăng lên.
Thông qua một chủ đề trên Twitter gần đây, Ecoinometrics cũng đã phát hiện ra xu hướng này và mối tương quan với halving Bitcoin cũng như tâm lý cá voi lớn hơn. Theo dữ liệu của họ, Bitcoin được “reset” trong hành vi của nhà đầu tư xung quanh mốc 30.000 đô la và hiện có khả năng châm ngòi cho xu hướng tăng trên các biểu đồ.
Hiện tại, vào ngày thứ 428 sau halving Bitcoin lần thứ ba, tiền điện tử hàng đầu vẫn đang dao động trong vùng 32.000 đô la. Hơn nữa, xem xét dữ liệu on-chain cho thấy:
“Bitcoin đang phục hồi sau đợt điều chỉnh lớn đưa giá từ 64.000 đô la xuống 30.000 đô la. Con đường duy nhất cho BTC/USD là tăng nếu hodler tiếp tục tích lũy”.
Ecoinometrics cũng đã xem xét ai mua các coin này kể từ khi bắt đầu đợt tăng giá mới nhất vào tháng 10/2020 và cho biết có thay đổi lớn so với năm ngoái. Lúc đầu, các nhà đầu tư nhỏ hơn hay còn gọi là “cá nhỏ” tích lũy khi Bitcoin vượt qua mức cao nhất mọi thời đại trước đó là 20.000 đô la và tăng lên mức đỉnh mới là 64.500 đô la.
Ngược lại, các nhà đầu tư lớn hơn bắt đầu bán ở mức 20.000 đô la, mặc dù số lượng không đủ để kết thúc chu kỳ tăng giá. Mặt khác, ca voi đã gia tăng áp lực bán khi Bitcoin đạt 30.000 đô la lần đầu tiên. Đây là điều dẫn đến điểm bùng phát sau các mức cao nhất của tháng 5.
Xu hướng hodling | Nguồn: Ecoinometrics
“Rõ ràng 30.000 đô la là mức quan trọng đã ngăn chặn xu hướng tích lũy coin của cá voi. Khi bạn quan sát hành động giá trong khoảng thời gian này, bạn có thể thấy rằng BTC đang phát triển rất nhanh, nhanh đến mức quỹ đạo tăng trưởng bắt đầu bắt kịp với quỹ đạo trung bình log”.
Lý do gây ra áp lực bán chưa từng có có thể liên quan đến tâm lý cá voi và thực tế là Bitcoin tăng “quá nhiều, quá sớm”. Điều này được coi là thị trường không bền vững trong bối cảnh nhiều FUD. Theo dữ liệu, hiện tại mức 30.000 đô la gần như đã được lấy lại và cả các nhà đầu tư lớn nhỏ đều quay lại cuộc chơi.
“Nếu cách hiểu đó là chính xác thì những gì chúng ta đã có với lần điều chỉnh này là một quá trình reset. Nếu xu hướng tích lũy tiếp tục, chỉ có một hướng duy nhất mà Bitcoin có thể đi là tăng lên”.
Nói một cách đơn giản, hầu hết đã hiểu sai về động thái điều chỉnh. Chúng là một quá trình tái thiết lập cho Bitcoin.
Chỉ số on-chain: cá coi, cá nhỏ và BTC/USD | Nguồn: Ecoinometrics
Lập luận phản bác này như thổi một luồng gió mát vào thị trường BTC trong bối cảnh giá gần đây giảm, hợp nhất và nhiều quan điểm bi quan. Trên biểu đồ trung bình động 7 ngày, ASOL tăng đột biến vào ngày 12/7, cho thấy sự chuyển động của các coin cũ. Cả ASOL và MSOL đều đang giữ trên mức cuối tháng 6 và đánh dấu sự thống trị của các coin cũ trên thị trường.
Chỉ báo ASOL (hồng) và MSOL (xanh) | Nguồn: Glassnode
Trong khi dự đoán các biến động giá lớn tại thời điểm này sẽ là quá lạc quan, nhiều người trong cộng đồng tiếp tục hy vọng về hành động ổn định, hướng về phía bắc sau một đợt điều chỉnh nhỏ. Các chỉ số nói trên sẽ không làm mất đi những kỳ vọng này.
- Phân tích on-chain: Mô hình Stock-to-Flow và SSR cho thấy Bitcoin đang bị định giá thấp
- Bitcoin đã giảm xuống “vùng hỗ trợ cuối cùng”, bò cần bảo vệ $30k để tránh kích hoạt bán tháo
- PayPal tăng gấp 5 lần giới hạn mua tiền điện tử hàng tuần cho công dân Hoa Kỳ
Đình Đình
Theo AZCoin News