Trong tuần này, có 3 loại tiền mật mã là Bitcoin Gold, Verge, và Monacoin đã bị đánh bại bởi cuộc tấn công ảo chưa từng thấy. Đây được gọi là một cuộc tấn công 51%, cho phép các hacker đánh cắp lên tới 20 triệu đô hầu hết từ sổ cái Bitcoin Gold.
Theo Motherboard cho biết, các chuyên gia trong ngành đặc biệt không hề lo lắng về điều này. Những cuộc tấn công như vậy rất ít khi xảy ra (năm 2016 có 2 vụ) và nó cũng chỉ ảnh hưởng tới phần nhỏ đồng coin.
Tuy nhiên, chẳng có sự trùng hợp nào mà số mới của chương trình “Thung lũng Silicon” trên kênh HBO ngày chủ nhật vừa qua lại bỏ ngoài lề những nét đặc sắc đã đạt được gần đây của tiền mã hóa để chỉ mặt cuộc tấn công 51% này. Một vài ngày sau, đã có những vụ hack thực xảy ra.
Thực chất, cuộc tấn công 51% xảy ra khi có ai đó tiếp quản đa phần máy điện toán của một mạng lưới blockchain. Theo đó, sự kiểm soát này cho phép cá nhân hoặc tập thể đứng sau cuộc tấn công bắt đầu kế toán riêng cho từng loại tiền mã hóa cụ thể. Với lợi thế là nắm giữ cổ phần lớn trong mạng lưới, người này có thể mua thứ gì đó bằng tiền mật mã của họ trên đời thực (hoặc là đổi sang tiền mặt), trên sổ cái chính thức, sau đó gửi sang sổ cái riêng của mình. Họ không bao giờ dùng tất cả số tiền mã hóa của mình nhưng vẫn thu về những lợi nhuận béo bở từ giao dịch, đặc biệt còn có thể nhân đôi số tiền cho bất cứ đồng coin mà họ tiếp quản. Trong thời gian kiểm soát mạng lưới, kẻ mà đã tiến hành cuộc tấn công 51% sẽ lấy đi tất cả đồng coin mới khai thác xuất hiện trên mạng lưới.
Cho đến nay, kẻ tội phạm mạng ấy vẫn chưa được tìm ra. Và cũng chẳng thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ các cơ quan điều tra tiến hành vào cuộc.
Trong tương lai, những blockchain tiền mã hóa nhỏ hơn sẽ có thể có khả năng tự bảo vệ chúng bằng cách tăng số lượng máy điện toán mà yêu cầu mua hoặc bán tiền tệ. Mặc dù điều đó cũng rất khó giúp cho blockchain vượt qua được những cuộc tấn công 51%, nhưng các hacker sẽ phải cần thêm nhiều máy chủ và khả năng tính toán siêu hơn nữa mới có thể chiếm lĩnh được phần lớn mạng lưới như vậy.
Chính vì vậy, mặc dù rất khó để có thể gán lỗi cho cuộc tấn công 51% này nhưng không phải ngẫu nhiên mà “Thung lũng Silicon” lại đồng đề cập đến. Theo tâm lý của một hacker, đây sẽ là một chương trình truyền cảm hứng thúc giục chúng tung ra một số mã nhanh và kiếm tiền nhanh chóng.