Trang chủ Tạp chí Bài 34: Cách mạng Satoshi – Crypto và sự bất khả...

Bài 34: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Crypto và sự bất khả thi trong kiến thức về việc lập kế hoạch

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 3: Sự phân quyền
Chương 8, Phần 4: Crypto và sự bất khả thi trong kiến thức về việc lập kế hoạch
Tác giả: Wendy McElroy

Bitcoin… được hiểu rõ hơn qua lăng kính khái niệm của Catallaxy: những người tham gia vào Bitcoin tự hình thành một hệ sinh thái tiền tệ và tài chính phân quyền, họ chọn Bitcoin như một phương tiện trao đổi và lưu trữ giá trị. Bitcoin là… một luận chứng không thể chối cãi về trật tự tự phát trong hành động.

—Francis Pouliot

Cryptocurrency là một ví dụ hoàn hảo của catallaxy và của một biện pháp dành cho thái cực đối lập của nó: kế hoạch tập trung (Central planning). Tất nhiên là các bên đối lập này luôn “có chiến tranh” với nhau.

Khái niệm “catallaxy” cũng tương tự như “trật tự tự phát” (spontaneous order) nhưng khái niệm “trật tự tự phát” có thể được áp dụng rộng rãi cho hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Catallaxy áp dụng cụ thể cho cách thức trật tự kinh tế xuất hiện trong một hệ thống thông qua các hành động không được sắp xếp và đa dạng của các cá nhân đang theo đuổi lợi ích riêng của họ. Nhà lý luận xã hội Friedrich Hayek định nghĩa nó là “trật tự mang lại bởi sự điều chỉnh lẫn nhau của nhiều nền kinh tế riêng lẻ trong một thị trường”.

Thuật ngữ mơ hồ này đã nắm bắt được một động lực cần thiết cho việc tạo ra nền văn minh: đó chính là sự hợp tác. Nếu con người phải vượt lên trên mức độ của nhân vật Robinson Crusoe hay là man rợ, thì họ phải tương tác để có lợi thế chung. Xét về mặt lịch sử, “hợp tác” thường được sắp đặt bởi một chính quyền trung ương – một chính phủ, một tộc trưởng, một tôn giáo – để phủ nhận tiếng nói của cá nhân. Một lý do khiến mọi người đồng ý im lặng là vì họ tôn thờ quyền lực, điều này khiến họ sẵn sàng hoặc không cần biết họ đang tự phá hoại chủ nghĩa cá nhân của mình.

cach-mang-satoshi-bai-34

Vậy mà con người vẫn luôn xảy ra xung đột với nhau. Hầu hết những hy vọng luôn đổ dồn vào loại người sẽ đứng ở ranh giới giữa một lynch mob (nhóm người tự tiện bắt người và treo cổ mà không cần luật pháp vì nghĩ người đó có tội) và một người đàn ông da đen mà nhóm người đó đang săn lùng. Luôn có một khao khát được làm anh hùng và trở nên đặc biệt, ngay cả khi nó được thể hiện bằng cách đứng trong một đám đông, trong đó tất cả mọi người hét lên, “Tôi là độc nhất!” Điều này không phải luôn luôn bị coi là đạo đức giả. Nó thường là một phản ứng dù đối lập nhưng cũng mang tính trung thực với hai dẫn chứng tương phản: tôn thờ quyền lực; và nhu cầu để cảm nhận được thực tại khi là một cá nhân.

Những thế kỷ vừa qua đã cho chúng ta một mô hình mới về cách hợp tác để tạo ra nền văn minh – một mô hình khác với việc kiểm soát từ trên cấp cao. Nền văn minh mọc lên từ chính những người dân thường. Nó phát sinh thông qua sự hợp tác không ăn khớp và tự nguyện của các cá nhân và nhóm. Nó xuất phát từ catallaxy, đôi khi được gọi là “catallactics.” Khái niệm này là một bước đột phá về trí tuệ được săn lùng từ rất lâu đời, cho phép những người ủng hộ thị trường tự do giải thích được sự tiến hóa của xã hội mà không đến một cơ quan trung ương.

Trong tác phẩm của mình, Ludwig von Mises cho rằng nguồn gốc của khái niệm này bắt nguồn từ nhà kinh tế Richard Whately ở thế kỷ 19, ông viết: “Adam Smith, đã viết cuốn tiểu thuyết Wealth of Nations (Tạm dịch: Nguồn gốc của cải của các quốc gia); nhưng điều này chỉ cung cấp một cái tên cho vấn đề nghiên cứu, chứ không phải cho chính khoa học. Cái tên mà tôi nên đề cập vì mang tính diễn tả phù hợp nhất, và ít bị phản đối nhất, đó là của catallactics, hoặc ‘Science of Exchanges’ (Khoa học của việc trao đổi)”. Whately đã tìm kiếm những gì mà Mises gọi là “hành vi học” – khoa học về hành động của con người – nhưng ông đã tập trung vào kinh tế học.

Đồng tiền mã hóa số là ví dụ hấp dẫn nhất về trật tự tự phát kinh tế đã xảy ra trong nhiều thập kỷ. Nó có thể không giống như “nền kinh tế thường dân” bởi vì công nghệ của nó rất tinh vi, nhưng nó đã “thường dân” nhất có thể rồi. Tuy nhiên, với bản chất là một vấn đề thực tế, thị trường tự do crypto đã vấp phải một trở ngại. Người dùng vẫn tin vào phiên bản trickle-down của tổ chức (các vấn đề kinh tế tài chính “chảy xuống” những người có lợi tức trung bình và thấp), và họ có xu hướng đầu hàng sự độc lập của họ cho các sàn giao dịch tập trung có chức năng như các ngân hàng trung ương. Giống như các ngân hàng, các sàn giao dịch duy trì việc kiểm soát tiền gửi, đó là quyền sở hữu trên thực tế, và họ báo cáo tất cả các giao dịch cho chính phủ. Tất nhiên là mọi người được tự do lựa chọn cho mình, nhưng quyền lực tập trung chắc chắn sẽ vi phạm nguyên tắc về tự do lựa chọn bằng cách cấm bất cứ thứ gì cạnh tranh với họ về quyền lực hay tiền bạc.

Do đó, cuộc đấu tranh tư tưởng trong thế giới tiền mã hóa chính là cuộc chiến giữa mô hình tập trung và phân quyền. Chính phủ cần mô hình tập trung để kiểm soát nền kinh tế; các cá nhân cần mô hình phân quyền để đạt được sự độc lập về tài chính. Có thể không có sự thỏa hiệp giữa hai mô hình này vì chúng luôn mâu thuẫn với nhau. Nhưng, với bản chất là một vấn đề của thực tế tàn bạo, cả hai hoạt động bên cạnh nhau trong hầu hết các xã hội bởi vì chúng đều thỏa mãn một sự thôi thúc để cạnh tranh giữa con người với nhau: mong muốn quyền lực và mong muốn được tự do. Hiển nhiên là nhà chức trách được lợi rất nhiều, và động cơ của họ rất rõ ràng. Nhưng họ không thể thắng nếu không đủ tỷ lệ dân số đồng ý để đi theo họ.

Cả chính phủ và thị trường tự do đều cung cấp các mô hình mang tính mâu thuẫn cho trật tự xã hội và nền văn minh.

Không có ai đấu tranh cho thị trường tự do mãnh liệt hơn Hayek. Ông đã kiên trì tranh luận để chống lại cái mà ông gọi là “chủ nghĩa duy lý” – niềm tin rằng trật tự xã hội nên được xây dựng bởi một cơ quan trung ương. Ông đã tranh luận rằng nó không chỉ không nên mà nó còn không thể được xây dựng như vậy. Tất cả những gì có thể nảy lên là những mệnh lệnh của chính phủ, đây đều trái ngược với trật tự xã hội. Định nghĩa của Hayek từ Hiến pháp của Tự do: “Mệnh lệnh có liên quan đến xã hội, có nghĩa là hành động cá nhân được chỉ đạo bởi những tính toán cẩn thận, rằng mọi người không chỉ sử dụng kiến thức của họ một cách hiệu quả mà còn có thể thấy trước được một cấp độ cao hơn của sự tự tin trong việc hợp tác mà họ có thể mong đợi từ người khác”.

Các lập luận của Hayek khác với những lời phê bình thông thường dành cho tiền mã hóa của các bên thứ ba được tin cậy vì ông không nhấn mạnh vào sự tham nhũng của hệ thống. Ông tập trung vào tính bất tiện của nó. Sách trắng của Satoshi Nakamoto cũng có đề cập đến đến những sai sót thực tế của hệ thống ngân hàng trung ương, nhưng Hayek cũng có điểm khác với Satoshi. Satoshi đưa ra những phê bình chính xác về những thực tiễn; Hayek đưa ra những phê bình cơ bản về sự bất lực vốn có của hệ thống trong việc cung cấp những gì họ tuyên bố. Một cách khác để khẳng định điều này: đó là theo cách có thể hình dung được, các lỗi mà Satoshi chỉ ra có thể được sửa chữa bởi vì chúng là thực tiễn. Các lỗi do Hayek chỉ ra không thể thể khắc phục được bởi vì chúng hình thành nền tảng tư tưởng của kế hoạch tập trung.

Tập trung và Phi tập trung

Ông biết rõ những hậu quả của kế hoạch tập trung, thứ mà ông gọi là chủ nghĩa kết cấu duy lý (rational constructivism). Hayek đã chứng kiến sự tàn phá của chủ nghĩa tự do cổ điển bị gây ra bởi hai cuộc chiến tranh thế giới, nhưng đặc biệt là trong Thế chiến thứ nhất, nó đã phá vỡ khuôn mẫu của thị trường tự do. Chính phủ thời chiến đã áp dụng kiểm soát theo mô hình tập trung vào khu vực tư nhân để đảm bảo cho “dòng chảy” của vũ khí và các hàng hóa “cần thiết” khác. Chính phủ thổi phồng các nguồn tiền của họ lên để trả tiền để mở rộng quy mô xây dựng lực lượng quân đội hùng hậu. Và chiến tranh đã bóp nghẹt dòng chảy của tự do thương mại mà tự do cổ điển được coi là điều kiện tiên quyết cho hòa bình, thịnh vượng và tự do. Nói ngắn gọn, Hayek đã chứng kiến chế độ trung ương tập quyền của thế kỷ 20 thay thế chủ nghĩa tự do cổ điển của thế kỷ 19. Kế hoạch tập trung là cơ chế mà qua đó tự do đã bị phá hủy.

Để đáp lại, Hayek đã phát triển một hệ thống lý thuyết xã hội phức tạp để giải thích cách thức mà các thể chế xã hội phát triển theo cách tự nhiên từ dưới lên, điều đó có nghĩa là chúng có thể phát triển thêm một lần nữa. Ông đã duy trì rằng các thể chế tự nhiên của xã hội là kết quả mang tính tập hợp và không được định hướng trước của hành động con người. Ngay cả những hiện tượng xã hội phức tạp như tôn giáo, ngôn ngữ hay tiền bạc là những hậu quả không được dự định trước của việc tương tác cá nhân. Ví dụ, không có cơ quan trung ương nào quyết định phát minh ra tiếng nói của con người, huống chi là phát minh ra một ngôn ngữ cụ thể như Tiếng Anh. Hành động độc lập chỉ để đạt được nhu cầu của mình, các cá nhân bắt đầu tạo ra những tiếng nói để hỗ trợ trong việc nhận được những gì họ muốn từ người khác, cho dù mục tiêu là kinh tế hay mang tính cá nhân. Tiếng nói xuất phát từ hành động của con người chứ không phải từ phát minh của con người và nó đã tiến hóa một cách tự nhiên để trở thành ngôn ngữ. Sự tiến hóa có thể không được tiến hành với hiệu quả khoa học, nhưng nó đủ hiệu quả để tăng tốc cùng với sự phát triển của nền văn minh.

Tuy nhiên, các nhà xây dựng đã tuyên bố rằng một xã hội không có kế hoạch là một xã hội hỗn loạn. Với đầy đủ kiến thức và cách tiếp cận khoa học, một xã hội hoàn toàn hiệu quả có thể được xây dựng. Không thặng dư, không khan hiếm, không lãng phí. Thị trường chứng khoán sẽ không sụp đổ, và tiền tệ sẽ không dao động. Xã hội có thể được xây dựng sao cho các thành viên của nó đi ngang hàng với các mục tiêu xã hội mong muốn tương tự, cũng giống như việc họ tiến tới chiến thắng trong các cuộc chiến tranh.

Hayek đã thẳng thắn khẳng định rằng những sự tìm kiếm của người kiến tạo kiến thức là không thể đạt được. Không thể lập kế hoạch để tạo động lực cho ngày mai dựa vào ngày hôm qua được; dự đoán có thể là khả thi nhưng tri thức thì không. Điều đó là không thể bởi vì con người và hoàn cảnh luôn luôn thất thường. Ngay cả một vấn đề nhỏ,như giá của bánh mì ngày hôm qua sẽ không đưa ra nhận thức về giá cả vào ngày mai hay mức giá mà một người sẽ sẵn sàng trả. Giá bánh mì có thể tăng vọt do thiếu hụt, hoặc có thể do mỗi người đánh giá bánh mì theo cách khác nhau. Sử dụng ngày hôm qua để thiết lập ngày mai là một việc làm đi ngược lại với nguyên lý cơ bản của hành động con người: nguyên tắc của sự thay đổi không thể tránh khỏi. Về cơ bản, con người khác với các vật thể được kiểm tra bởi các ngành khoa học cứng (hard sciences). Một nhà khoa học có thể học mọi thứ anh ta cần biết về hành vi của một đối tượng, và thông tin có thể không thay đổi theo thời gian. Nhưng con người hành động trên các yếu tố tâm lý và động lực ẩn, thường là từ chính họ. Xã hội không bao gồm các đối tượng có thể được phân loại một cách kỹ càng và cũng không tuân theo quy luật của khoa học. Xã hội bao gồm những cá nhân không thể đoán trước được, những con người phản ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh.

Trong “Hành động của con người”, Mises nhận xét: “Hành động của con người hình thành nên sự thay đổi. Có hành động của con người thì sẽ không có sự ổn định, chỉ có sự biến đổi không ngừng mà thôi… Giá cả của thị trường là những sự kiện lịch sử thể hiện cho một trạng thái của tình hình tài chính có ưu thế trong trong một tiến trình lịch sử không thể đảo ngược… Trong trí tưởng tượng và trạng thái không thể nhận thức được của sự bền vững và ổn định, không có thay đổi nào có thể đo lường trước được. Trong thế giới thực của sự thay đổi mang tính vĩnh viễn, không tồn tại các điểm cố định…”

Kết luận

Xuyên suốt công việc của Hayek và Mises, hai khái niệm liên quan chặt chẽ đến nhau xuất hiện lặp đi lặp lại: cá nhân luận và trật tự tự phát. Hai khái niệm này là một phần thiết yếu nằm trong “xương sống tư tưởng” tạo nên cấu trúc của tiền mã hóa. Chúng cũng giải thích lý do tại sao sự bùng nổ của tự do được đem lại bởi tiền mã hóa lại quá bất ngờ. Nó xuất phát từ các cá nhân và sự tự do trong hành động.

Tiền mã hóa cũng tương tự như lý thuyết lone-gunman (lý thuyết về “tay súng đơn độc”). Lịch sử tình cờ vấp phải một con đường khá ổn định, mặc dù nó không nhất thiết phải là một con đường tốt. Sau đó, một tay súng đơn độc bỗng dưng ở đâu xuất hiện và bắn Archduke Franz Ferdinand của nước Áo, hoặc một số nhân vật nổi bật khác. Trong trường hợp của Franz, vụ ám sát này đã châm ngòi cho Thế chiến II. Lịch sử đã thay đổi mãi mãi.

Thế giới tài chính theo mô hình tập trung đã vấp ngã trên một con đường cho đến khi tiền mã hóa nhảy ra khỏi bóng tối và ám sát hệ thống ngân hàng. Lịch sử kinh tế do đó đã thay đổi mãi mãi và nó không thể được hoàn tác. Tuy nhiên, để hiểu được sức mạnh và tiềm năng của tiền mã hóa, một nhận thức rõ ràng về trật tự tự phát là điều cần thiết. Mô hình thị trường tự do và các thể chế mà nó đòi hỏi phụ thuộc vào nó.

Bài 33: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Mô hình tập trung của Crypto và sự tầm thường của cái ác

Bài 35: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Sự bùng nổ choáng ngợp của Trật tự tự phát

Dịch giả: Diệu Anh

Theo Tapchibitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Kaiko: Memecoin thống trị đòn bẩy altcoin

Trong bối cảnh memecoin trở thành cơn sốt khắp cá mạng blockchain, Pepecoin (PEPE) và Dogwifhat (WIF) đã thống trị việc sử dụng đòn...
QUBE được thiết lập để X14 lần trong quý 2

[QC] Solana (SOL) và Shiba Inu (SHIB) chìm trong sắc đỏ trong bối cảnh...

 Thị trường không thể lúc nào cũng xanh nhưng đợt suy thoái mới nhất khiến các nhà đầu tư hơi lo lắng – những...

Dòng Bitcoin vào sàn giao dịch giảm xuống các mức thấp trong 10 năm...

Dữ liệu mới nhất cho thấy dòng Bitcoin vào sàn giao dịch đang ở mức thấp chưa từng thấy trong gần một thập kỷ. Số...

Giá Avalanche (AVAX) có nguy cơ giảm 12% về 32 USD

Giá Avalanche (AVAX) có thể phải đối mặt với sự sụt giảm trong những ngày tới do không nhận được nhiều hỗ trợ từ...
bitcoin

Chủ tịch SEC Gary Gensler: Các nhà đầu tư thiếu thông tin cần thiết...

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) Gary Gensler cho biết các nhà đầu tư không nhận được những...
link

Chainlink (LINK) đang hướng đến ATH trong mùa altcoin được dự đoán

Chainlink Network đã phát triển thành một nền tảng cross-chain lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trị giá hơn 10...

TVL của mạng TON vượt mốc 200 triệu USD

Trong một diễn biến đáng hoan nghênh, mạng TON đã chứng kiến tổng giá trị bị khóa (TVL) vượt quá 200 triệu USD tính...

Các sản phẩm tiền điện tử chứng kiến tổng dòng ra 1 tỷ USD...

Các sản phẩm tiền điện tử đã chứng kiến dòng ra trong tuần thứ tư liên tiếp với khoản lỗ 251 triệu USD trong...

[QC] Mua Bắt Đáy: Top 7 Token ICO Tiềm Năng Tăng Giá Mạnh Khi...

Tiền điện tử vẫn đang trong xu thế giảm giá trong những tuần qua, dẫn đầu là Bitcoin đã giảm xuống dưới 57.000...

Các nhà phân tích cho biết sự biến động của quyền chọn Ether vẫn...

Các nhà phân tích cho biết, sự không chắc chắn xung quanh giá tương lai của ether đang khiến các quyền chọn của tài...

Bitcoin Cash chuẩn bị nâng cấp giới hạn kích thước block, cam kết mở...

Bitcoin Cash, hard fork Bitcoin tập trung vào khả năng sử dụng, đang chuẩn bị thực hiện nâng cấp trên toàn mạng dự kiến...

Tin vắn Crypto 07/05: Bitcoin có khả năng đạt $ 150.000 trong năm nay...

Từ nhận định Bitcoin có thể chạm mốc $ 150.000 trong năm 2024 đến Kenya chỉ định Marathon Digital của Hoa Kỳ để tư...

Token AI dẫn đầu sự phục hồi thị trường crypto khi Nvidia đạt mức...

Token của các dự án crypto liên quan tới trí tuệ nhân tạo (AI) đã dẫn đầu sự phục hồi của thị trường crypto...

Đảng Dân Chủ đối lập của Hàn Quốc thúc đẩy lời hứa phê duyệt...

Đảng Dân chủ đối lập của Hàn Quốc đang có kế hoạch yêu cầu các cơ quan quản lý tài chính xem xét các...

[QC] Đồng meme coin siêu tiềm năng – Presale của Sealana đã huy động...

 Sealana, một meme coin “nóng hổi” trên nền tảng Solana, vừa chính thức được ra mắt thị trường và đã huy động được hơn...

Sự sụt giảm 22% của Litecoin thu hút cá voi – Những điều tốt...

Giá Litecoin đã gặp khó khăn vào tháng trước khi mất một phần đáng kể vốn hóa thị trường. Hiệu suất kém đã đẩy LTC...