Tiền mã hóa đã được sáng tạo một cách đầy bí ẩn và phần lớn thời gian tồn tại của nó cho đến nay đã được bao bọc trong cùng một bí ẩn được tạo ra bởi người sáng tạo ẩn danh của nó.
Những khởi đầu như vậy chắc chắn sẽ là mồi nhử cho các thuyết âm mưu và những anh hùng bàn phím của Internet đã không làm chúng tôi thất vọng về vấn đề đó.
Có lẽ có quá nhiều âm mưu về tiền mã hóa để giới báo chí có thể trình bày vỏn vẹn trong một bài báo; nhưng chúng tôi có một vài thứ đặc biệt.
Trước khi bạn tiếp cận với những điều dưới đây, hãy lưu ý rằng những câu chuyện này chưa phản ánh đúng sự thật. Thông thường, các thuyết âm mưu sẽ làm phân tán vấn đề thực sự từ trong chính cốt lõi của nó.
Thuyết âm mưu Bilderberg
Đây là một trong những phần gay cấn nhất, nhưng nó có thể được tóm tắt như sau: Tập đoàn Bilderberg thực sự là những người đứng sau Blockstream và Lightning Network, chịu trách nhiệm làm tê liệt BTC để họ có thể kiểm soát nó thông qua các phương pháp riêng của họ.
Nếu bạn loại bỏ khía cạnh Bilderberg khỏi câu chuyện này thì những gì bạn có là một lời phàn nàn khá hợp lý. Tùy thuộc vào cách bạn xem xét nó, bạn có thể dễ dàng phàn nàn rằng việc xử lý Bitcoin của Blockstream là kém hiệu quả; và câu hỏi lớn vẫn được đặt ra là khả năng của Lightning Network có thực sự được phân cấp?
Ngay cả trong các thành viên cộng đồng năm 2016 cũng đã bày tỏ những lo ngại này, với các thông báo của Nodecounterreleasing như sau:
“Những nhà phát triển Bitcoin được thuê bởi Blockstream (cho phần mềm ‘Core’ của Bitcoin) đang thực thi một giới hạn về số lượng thông tin có thể được giao dịch bằng Bitcoin. Điều này đang hạn chế số lượng chỉ xấp xỉ 3 giao dịch mỗi giây. Blockstream đang đồng thời phát triển một ‘giải pháp’ cho vấn đề này, được gọi là Lightning Network. ‘Giải pháp’ này sẽ được đặt phía trên cùng của mạng Bitcoin bị tê liệt để cho phép nó mở rộng quy mô. Blockstream sẽ kiếm tiền từ Lightning Network theo hình thức thu phí để sử dụng dịch vụ của họ”.
Vậy các Bilderberg bắt đầu từ đâu?
Vâng, vào năm 2016, sau đó là chủ tịch của AXA, Henri de Castries, đã đầu tư 55 triệu USD vào dự án Blockstream. Tuy nhiên, Henri cũng là chủ tịch của một tập đoàn khác – Bilderberg.
Một nguồn khác của quỹ Blockstream là Digital Currency Group, được lãnh đạo bởi Glenn Hutchins – Hutchins cũng nằm trong ban giám đốc của Cục Dự trữ Liên bang.
Vì vậy, nếu chúng ta theo dấu vết nguồn vốn đầu tư thì có thể dễ dàng rút ra mối liên hệ giữa các tầng lớp tài chính chủ đạo và Bitcoin.
Các tổ chức tài chính đã dần dần bắt đầu thâm nhập vào thị trường mã hóa trong những năm gần đây và nhược điểm là họ mang theo phương pháp riêng của chính họ. Những lợi ích và đầu tư chung như vậy là một điều phổ biến trong thế giới kinh doanh hàng ngày – nhưng thế giới mã hóa được cho là nguồn mở, mang tính cộng đồng và phân cấp.
Nếu một nhóm nhỏ đơn độc – Bilderberg, hay chỉ đơn thuần là cá voi – có thể quyết định xu hướng của Bitcoin thì điều gì nói lên những lý tưởng của các whitepaper ban đầu?
Sự can thiệp của công ty vào công nghệ blockchain và tiền mã hóa là mối lo ngại ngày càng tăng khiến chúng ta lo lắng, cho dù Bilderberg có liên quan hay không.
NSA và SHA-256
Ý tưởng rằng NSA là tổ chức đứng sau việc tạo ra Bitcoin là một trong số những thuyết âm mưu đã được đồn đại trong nhiều năm. Đề xuất cốt lõi là NSA đã phát minh ra Bitcoin và đã sử dụng nó như một cách để quan sát và theo dõi dân số trong nhiều năm – với những người dùng mã hóa đảm nhiệm vai trò là vật thí nghiệm trong một thử nghiệm về kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện.
Lý thuyết này dựa trên thực tế là thuật toán băm SHA-256 được sử dụng bởi Bitcoin ban đầu được phát minh bởi NSA và được xuất bản trong một nghiên cứu của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) vào đầu những năm 2000.
Chắc chắn rằng NSA đã tham gia vào việc tạo ra thuật toán băm, nhưng điều đó không có gì ngạc nhiên – Trình duyệt Tor được tạo ra bởi quân đội Mỹ, và các công ty như IBM và Microsoft đã cộng tác với các cơ quan chính phủ về các dự án công nghệ trong nhiều năm. Việc IBM đối phó với các nhóm chính phủ (cả trong và ngoài nước) đều quay trở lại Chiến tranh thế giới thứ 2.
Mặc dù không có nhiều khó khăn để tưởng tượng chính phủ đang xâm phạm trên các quyền tự do cơ bản của con người, nhưng cũng cần nhớ rằng các chính phủ muốn mật mã tốt để tồn tại lâu hơn. Và giả sử NSA có thể để lại một lối thoát trong Bitcoin, sẽ mất bao lâu trước khi nó được phát hiện bởi các hacker, những kẻ đào phá Bitcoin hàng ngày?
Một yếu tố khác cần xem xét là mã Bitcoin có sẵn trực tuyến miễn phí ở dạng nguồn mở và đã được nghiên cứu trong gần một thập kỷ nay.
Ngoài ra, trong năm 2016 NSA tiết lộ họ đã chuyển đổi các phương pháp mã hóa của họ để tăng cường khả năng chống lại các hành động của hacker sử dụng các phương pháp tính toán lượng tử. Điều này được đi kèm với một thông báo rằng họ không còn coi SHA-256 là an toàn.
Satoshi Nakamoto hoặc CIA
Trong một video được phát hành bởi một nhóm các nhà vận động chống mật mã, người ta cho rằng cái tên Satoshi Nakamoto thực sự là bản dịch tiếng Nhật của CIA. Ý tưởng cho rằng Bitcoin đã là một dự án CIA và họ quyết định chơi một trò đùa với chúng tôi bằng cách thả các gợi ý để đoán tên.
Sự thật về bản dịch trên không phải là quá xa: Satoshi là một tên tiếng Nhật có nghĩa là khôn ngoan, rõ ràng, quan sát. Trong khi Nakamoto là tên họ từ quần đảo Ryukyu ở miền nam Nhật Bản, có nghĩa là nguồn gốc trung tâm, hoặc là từ ở giữa.
Liệu điều này tạo thành bằng chứng trong mắt bạn hay không hoàn toàn tùy thuộc vào bản thân bạn, nhưng bạn nên biết rằng một số Satoshi Nakamotos đã được tìm thấy ở cả Mỹ và Nhật Bản; kể cả một Satoshiwho tuyên bố ông là nhà phát minh bí ẩn của Bitcoin. Tuy nhiên, ông đã sớm bại lộ và ông chỉ là một thợ máy tiện.
Dù quan điểm của bạn về những âm mưu xung quanh tiền mật mã có thế nào đi nữa, bạn sẽ khó có thể phủ nhận rằng họ khá thu hút người đọc. Nhiều thuyết âm mưu khác sẽ được sinh ra mỗi ngày và dường như cả vòng đời phát triển của tiền mật mã có thể mãi mãi được bao trùm trong cùng một bí ẩn, đặc trưng cho sự ra đời của tiền mã hóa cũng như người phát minh ra nó.
Theo Tapchibitcoin.vn/hacked